Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

MẦU NHIỆM TRONG TRÌNH THUẬT SÁNG THẾ

Mở đầu
Trong mỗi hệ thống giải kinh luôn đưa ra phương pháp riêng để quan sát, tìm hiểu ý Đức Chúa Trời qua mạc khải, dẫn đến khá nhiều chi tiết cần được xem xét khách quan. Riêng nội dung các chương I,II và III sách Sáng thế; để giải nghĩa, có hệ thống luôn theo mặt chữ, hoặc so sánh đối chiếu cấu trúc liên hệ giữa các ngày sáng tạo, hệ thống khác lại vừa theo nghĩa đen và hình bóng về phục hồi[1].

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

SA-BAT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

Mở đầu:
Để có sự hiểu biết khách quan đúng theo kinh thánh về ý nghĩa Sa-bat, luật pháp về Sa-bat cũng như cách thực hành; trước hết, cần nhận thức được ý nghĩa, mục đích của công trình của Đức Chúa Trời đã trù liệu từ đời đời; đó là ban sự sống vĩnh cửu cho con người; cũng như cách Ngài thực hiện mục đích đó qua từng thời kỳ; có như vậy, mới nhận thức đúng ý nghĩa thật sự về Sa-bat và luật pháp về Sa-bát nơi lịch sử con người mọi thời đại.
Không phải ngay khi sáng tạo đã có luật pháp Sa-bat trên văn bản bởi ý nghĩa của Sa-bát và luật pháp về Sa-bat đã được ghi dấu trong lòng Adam[1]. Lịch sử dân thánh cho thấy, Kinh thánh trên văn bản nói chung và về phương diện ý nghĩa của Sa-bat cũng như luật pháp về Sa-bát nói riêng được mạc khải cho nhân loại rất lâu sau Adam và khi có tuyển dân. Việc tuyển dân nhận được kinh thánh không phải do sự tu luyện khổ chế của Moi-se để tự ngộ đạo; mà bởi duy nhất Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo toàn năng, Ngài có thẩm quyền và mục đích cho nhân loại là tạo vật bởi Ngài dựng nên mạc khải cho để hoàn thành công trình của Ngài.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

LUẬT PHÁP – ĐIỀU RĂN – MẠNG LỆNH

Để thờ phượng đúng thánh chỉ, Gia-ve Đức Chúa Trời - Ngài đã ban luật pháp cho dân sự qua Moi-se (Ma 4:4; I Vua 2:3). Luật pháp xuất phát bởi hai nguyên tắc chính yếu; đó là; kính sợ Gia-ve Đức Chúa Trời và yêu thương đồng loại (Mt 22:37-40). Nói cách khác, hai nguyên tắc này được phản ảnh qua việc ban 10 điều răn. Mười điều răn lại được phản ánh hay được chi tiết hóa bởi khoảng 600 luật lệ khác.

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

“KIỆN TOÀN HAY LÀM CHO TRỌN” LUẬT PHÁP ??? (Phần một)

“Kiện toàn” hay “làm cho trọn”[1] luật pháp là nhóm từ luôn được nhắc đến ít nhiều mỗi khi có sự thảo luận về kinh thánh; ngay cả khi không công khai, nhưng trong tư tưởng luôn có sự dè dặt được đặt ra giữa hai bên thảo luận. Tựu trung vấn đề cốt lõi nằm ở trong hệ thống thường gọi là “thần học”[2] hay cách khác thường gọi là lấy kinh thánh giải nghiã kinh thánh.

Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Ý NGHĨA CỦA PHÉP BAP-TEM (Baptism)?

Sứ đồ Phao-lô viết trong thư thứ nhất gửi cho tín hữu Corinto như sau: “IICo 11:2   2 Vì về anh em, tôi rất sốt sắng như sự sốt sắng của Đức Chúa Trời, bởi tôi đã gả anh em cho một chồng mà thôi, dâng anh em như người trinh nữ tinh sạch cho Đấng Christ.” Thật vậy, một người được nghe về tin mừng cứu độ sau đó dẫn đến đức tin vào đấng sẽ chuộc mình ra khỏi cách sống sai trật; ĐỒNG NGHĨA CÁ NHÂN đó đã phải có sự chọn lựa trong tự do của một ngôi vị để đến với Đức Chúa Giê-su chấp nhận sự tể trị của Ngài trong đời sống mỗi ngày!

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

NỀN TẢNG ĐỨC TIN VÀ CÁCH SỐNG ĐẠO

Một số không ít những Ki-tô hữu (Cơ Đốc Nhân) được hỏi về nền nếp sống đạo; câu trả lời sẽ luôn là, kinh thánh, nền tảng cho mọi hoạt động. Tuy vậy, cũng có những khác biệt bởi trong thực tế người thì xem cả kinh thánh tân cựu ước là căn bản, kẻ chỉ xem tân ước là cốt lõi còn cựu ước chỉ là thêm thắt. Sau đây chúng ta cùng học về nội dung trích đoạn tân ước trong sách Epheso 2:20 xem thánh Phao-lô dạy gì về vấn đề nêu trên.

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

BÁP-TÊM BỞI THÁNH LINH ĐỨC CHÚA TRỜI

CHỈ CÓ MỘT PHÉP BÁP-TÊM MÀ THÔI (Epheso 4:5)
Nhiều người cứ theo sự liệt kê trong kinh thánh về nhiều loại Bap-têm và việc ấy dẫn đến nhiều sai lạc. Có nhiều người cổ võ cho Bap-têm bằng Thánh linh và nhất thiết phải có ân tứ tiếng lạ kèm theo cũng như các yêu cầu khác ngay nơi người mới học biết về Đức Chúa Giê-su là phải dìm mình xuống nước TRƯỚC rồi sau đó mới dạy dỗ tiếp vì theo sự hiểu biết của họ đó là “phép Bap-tem” để tha tội và tái sanh!

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

ĐƯỜNG ĐI – LẼ THẬT – SỰ SỐNG

Cách đây khoảng 2000 năm! Sau khi nghe Đức Chúa Giê-su phán: Ngài sẽ đi để chuẩn bị chỗ ở cho các sứ đồ  (Giăng,Gioan 14:1-4); Tho-ma, một môn đệ Đức Chúa Giê-su, ông đã thốt lên rằng: “5 Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu; làm sao biết đường được?” (Giăng 14:5). Cũng vậy, ngày hôm nay, đặc biệt nơi tấm lòng người ngay lành một câu hỏi tương tự như Tho-ma xưa, vẫn vang vọng khôn nguôi!

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

NHẬN DIỆN TÀ GIÁO

Có mt t chc giáo hi xưng tên là “Hi thánh Đc Chúa Tri” phát xuất từ Nam hàn đôi khi được gọi bằng tên của người quản nhiệm chính là: Christ An-Xang-Hồng. Tổ chức này ging giải kinh thánh, bằng cách sử dụng nhiều câu kinh thánh để giải nghĩa cho kinh thánh.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

HỘI THÁNH

HỘI THÁNH ĐỨC CHÚA TRỜI
(phần 02)

22 Ngài đã bắt muôn vật phục dưới chân Đấng Christ, và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội thánh, 23 Hội thánh là thân thể của Đấng Christ, tức là sự đầy đủ của Đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài. (Eph 1:22-23. Co 1:18)

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

NỀN TẢNG CẦN THIẾT TRONG VIỆC GIẢI NGHĨA KINH THÁNH

“Việc ai đó cố gắng để giải nghĩa lời Đức Chúa Trời sẽ luôn là điều không tưởng, cũng như việc trích ngang các nội dung kinh thánh để hậu thuẫn cho giáo lý hoặc suy tư thần học của tổ chức giáo hội; tất cả, đều mặc nhiên xem mình ngang bằng với Đức Chúa Trời!” (II Phê-rô, Phi-e-rơ 1:20-21).

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

BA NGÔI

ĐỨC CHÚA TRỜI
LÀ BA NGÔI THEO KINH THÁNH

23 Người là Đấng Toàn Năng, ta chẳng sao vươn tới, Người cao cả, vì Người hùng mạnh và công minh. Người quyền năng, vì Người chính trực, nhưng chẳng áp bức ai.
(b/d Công giáo Gióp 37:23)
23 Luận về Đấng Toàn năng, ta không tìm thấy đến ngài được: Ngài vốn rất quyền năng, rất chánh trực và công bình cực điểm, không hề hà hiếp ai. (B/d Truyền thống. Gióp 37:23)

Giáo lý ba ngôi là một trong những giáo lý căn bản, nền tảng của hệ thống thần học các giáo hội Thiên Chúa giáo (Cơ đốc giáo). Giáo lý này được nâng lên hàng tín điều và đòi buộc các tín hữu phải xác tín; đặc biệt nơi giáo hội Công giáo bởi tín điều này là nền tảng cho các tín điều khác[1]. Thêm nữa, việc định tín về Đức Trời là ba ngôi còn chỉ ra rằng: ba ngôi riêng biệt có cùng thần tánh – đồng đẳng không hơn không kém – không ngôi nào trước ngôi nào sau.[2]

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

SA-BAT


28 Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. 29 Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. 30 Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng. (Mt 1:28-30)

MẠC KHẢI VÀ THẦN HỌC (Phần một)

20 Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. 21 Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời. (II Phê-rô, Phi-e-rơ 1:20-21)