Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO - THIÊN CHÚA LÀ BA NGÔI

Giáo Lý Ba Ngôi Dưới Lăng Kính Nguyên Tắc Lãnh Đạo
(Phần một)
Một trong những giáo lý gây nhiều tranh luận nhất trong hệ thống Thiên Chúa giáo là giáo lý về Chúa ba ngôi. Trong bài này chúng ta thử tìm hiểu về giáo lý này theo nguyên tắc lãnh đạo.

 I.      Kinh thánh công bố về Đức Chúa Cha – về Đức Chúa Con – về Đức Chúa Thánh Thần.
Nội dung phần này sẽ nói về đặc tánh của Thiên Chúa dưới hình ảnh “ba Đấng” theo mặt chữ trong kinh thánh. Sự phân tích này chỉ căn cứ theo hiện tượng dựa theo mặt chữ quy ước trong giao tiếp của loài người; loài người bản chất luôn là giới hạn và vậy các ký tự sản phẩm của họ cũng cùng bản chất. Việc kinh thánh dùng các ký tự loài người để trình bày về Thiên Chúa thực chất chỉ là khái quát những hiện tượng còn bản chất của Thiên Chúa không thể đạt đáo nếu chưa hoặc sẽ là vô vọng khi không ở trong Ngài (Gioan 14:21,23). Vấn đề này hy vọng sẽ sáng tỏ hơn khi được đối chiếu với các trích đoạn kinh thánh trong sách Khải huyền là sách công bố về đích điểm của kế hoạch Thiên Chúa (Tito 1:2). Sau đây căn cứ vào những dữ kiện kinh thánh công bố về Thiên Chúa với hình ảnh “ba Đấng” theo ngôn ngữ loài người ở dưới dạng mặt chữ (nghĩa đen).
  •          ĐỨC CHÚA CHA

         Kinh thánh công bố về bản tánh của Ngài theo các trích đoạn sau :
ü  14 Đức Chúa Trời phán rằng : Ta là Đấng tự hữu hằng hữu; rồi Ngài lại rằng : Hãy nói cho dân Y-sơ-ra-ên như vầy : Đấng tự hữu đã sai ta đến cùng các ngươi” (Xh 3:14)
ü  3 Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống.
Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan ?(
Tv 42:3).
           Như vậy, Thiên Chúa Cha Ngài là Đấng tự có và hằng có luôn hiện hữu đời đời.

  •          ĐỨC CHÚA CON : ĐỨC CHÚA GIÊ-SU

         Kinh thánh công bố về Ngài như sau :
ü  18 Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.” (Gioan 1:18).
ü  15 Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, là trưởng tử sinh ra trước mọi loài thọ tạo, 16 vì trong Người, muôn vật được tạo thành trên trời cùng dưới đất, hữu hình với vô hình. Dẫu là hàng dũng lực thần thiêng hay là bậc quyền năng thượng giới, tất cả đều do Thiên Chúa tạo dựng nhờ Người và cho Người. (Colose 1:15-16)
ü  28 Ta ra từ Cha mà đến thế gian; nay ta lìa bỏ thế gian mà về cùng Cha (Gioan 16:28).
ü  5 Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có, 6 Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người (Philip 2:5-7).
ü  3 Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa.(Do thái, He 1:3)
ü  58 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông : trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu !” (Gioan 8:58).
ü  34 Quả vậy, Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho Người vô ngần vô hạn. 35 Chúa Cha yêu thương người Con và đã giao mọi sự trong tay Người. (Gioan 3:34-35)
Tóm tắt và nhận xét về Chúa Giê-su qua các trích đoạn nêu trên : Chúa Giê-su là con một của Thiên Chúa Cha – Ngài ra từ Thiên Chúa Cha, Ngài được sinh ra và hiện hữu trước mọi loài thọ tạo – Ngài là hình ảnh trung thực bản thể Thiên Chúa Cha – Ngài luôn hằng hữu – Mọi tạo vật đều bởi Ngài mà có và Ngài có mục đích cho chúng – Thần khí bởi Đức Chúa Cha ban cho Ngài vô hạn – Mọi tạo vật vô hình và hữu hình đều được Thiên Chúa Cha trao cho Ngài lãnh đạo.
Chúng ta lưu ý, Chúa Giê-su được kinh thánh là lời Chúa Cha công bố, Ngài là Thiên Chúa nhưng lại là Con vì Ngài phát xuất bởi Thiên Chúa Cha; sự phát xuất này không thể hiểu được theo trí khôn của loài thọ tạo. Việc Chúa Giê-su phát xuất từ Thiên Chúa Cha cách thức như thế nào, đúng là một mầu nhiệm không thể suy luận tường tận. Nhưng có nhiều người đã cho rằng chúa Giê-su là từ không hiện hữu nhưng bởi lời phán của Thiên Chúa Cha mà Ngài hiện hữu. Điều này không hòa hợp vì nếu bởi lời phán của Thiên Chúa Cha thì việc hiện hữu của Chúa Giê-su sẽ giống như sự hiện hữu của loài người và các tạo vật khác (He, Dt 11:3). Chúng ta có thể so sánh việc Chúa Giê-su ra từ Chúa Cha với việc sáng tạo loài người : Loài người bởi lời phán của Chúa Giê-su thì từ không liền có (lưu ý loài người từ không hiện hữu mà có bởi lời phán của Chúa); nhưng ngược lại Chúa Giê-su lại phát xuất từ chính Thiên Chúa Cha là đấng luôn có (hằng hữu). Hai sự “phát  xuất” khác nhau Chúa Giê-su từ đấng hằng hữu mà ra còn loài người từ hư không bởi lời phán Chúa mà có. Sự phát xuất mầu nhiện của Chúa Giê-su như vậy cho nên cũng kinh thánh lời Thiên Chúa phán về bản tánh Chúa Gie-su : Ngài là hình ảnh Thiên Chúa Cha trung thực và vì phát xuất bởi đấng hằng hữu nên kinh thánh cũng công bố ngài là hằng hữu. Ngược lại loài người nếu muốn hằng hữu phải thi hành các giáo huấn bởi Chúa; loài người được sáng tạo giống hình ảnh Thiên Chúa nhưng vẫn phải thi hành các giáo huấn để duy trì tình trạng sáng tạo đó. Chúa Giê-su thì hoàn toàn ngược lại, bản chất của Ngài là Thiên Chúa, giống hoàn toàn như Thiên Chúa Cha vì Ngài phát xuất từ chính bản thể Thiên Chúa Cha mà không phải bởi lời phán giống như loài người từ hư không phát xuất bởi lời phán của Chúa.

  •          ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN

Kinh thánh công bố về Ngài như sau :
  ü  26 Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy.(Gioan 15:26).
  ü  24 Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.”(Gioan 4:24).
  ü  17 Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do (II Co 3:17).
Tóm tắt và nhận xét về các trích đoạn kinh thánh công bố về Đức Chúa Thánh thần nêu trên : Đức Chúa Thánh thần là Đấng bảo trợ – Đấng phát xuất từ Đức Chúa Cha – Chúa là Thần khí.
Đức Chúa Thánh thần cũng phát xuất bởi Thiên Chúa Cha như Chúa Giê-su và kinh thánh công bố Ngài là Thần khí; nhưng kinh thánh không công bố Ngài là con Thiên Chúa giống  như Chúa Giê-su; ngược lại kinh thánh công bố Thánh thần hay Thần khí lại chính là Thiên Chúa Cha. Đây là điển đặc biệt rất đặc biệt chúng ta phải lưu ý !!!

II.      Kinh thánh công bố về ngôi vị
Quy ước chung về ngôi vị làm cho những gì kinh thánh công bố theo mặt chữ khiến cho người đọc không thể phủ nhận về một Thiên Chúa nhưng lại là ba ngôi (không nên lầm lẫn về các đại từ nhân xưng trong ngữ học).
Đã là Thiên Chúa mặc nhiên phải đồng đẳng, không hơn không kém, và luôn hằng hữu từ đời đời. Đây là vấn đề không thể bàn luận; tuy nhiên, chúng ta cũng có thể ít nhiều được soi sáng về giáo lý Thiên Chúa là ba ngôi theo nguyên tắc lãnh đạo.

Trước hết, chúng ta xem xét về những yếu tố tạo thành ngôi vị. Quy ước chung là bất kể sinh vật nào có các phẩm chất : ý-chí – Trí-khôn – Tình-cảm đều được xem là ngôi vị, hồn sống, thân vị, mạng sống, một sinh vật được sáng tạo giống hình ảnh Thiên Chúa v.v… ở điểm này kinh thánh công bố về Đức Chúa Cha về Đức Chúa Con về đức Chúa Thánh thần cũng có các phẩm chất như vậy. Chúng ta khảo sát sau đây.
  •          Đức Chúa Cha

          Kinh thánh trình bày về các phẩm chất của Ngài dưới các nội dung sau :
         Ý chí : 34 Nhưng với Người, Ta quyết chẳng đoạn tình dứt nghĩa, quyết không hề bội tín thất             trung. (Tv, Thi 89:34)
         Trí khôn : 9 Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta cũng cao hơn đường lối các                 ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi chừng ấy”(I-sai-a 55:9).
         Tình cảm :16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người             thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Gioan 3:16).
  •          Đức Chúa Con

Kinh thánh trình bày về các phẩm chất của Ngài dưới các nội dung sau :
Ý chí : 36 Người nói : “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn.” (Mac 14:36)
Trí khôn : 15 Bấy giờ những người Pha-ri-sêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giê-su phải lỡ lời mà mắc bẫy.
16 Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hê-rô-đê, đến nói với Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. 17 Vậy xin Thầy cho biết ý kiến : có được phép nộp thuế cho Xê-da hay không ?”
18 Nhưng Đức Giê-su biết họ có ác ý, nên Người nói : “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình ! 19 Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế !” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. 20 Người hỏi họ : “Hình và danh hiệu này là của ai đây ?” 21 Họ đáp : “Của Xê-da.” Bấy giờ, Người bảo họ : “Thế thì của Xê-da, trả về Xê-da ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” 22 Nghe vậy, họ ngạc nhiên và để Người lại đó mà đi” (Mt 22:15-22).
Tình cảm : 33 Thấy cô khóc, và những người Do-thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến. 34 Người hỏi : “Các người để xác anh ấy ở đâu ?” Họ trả lời : “Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem.” 35 Đức Giê-su liền khóc. 36 Người Do-thái mới nói : “Kìa xem ! Ông ta thương anh La-da-rô biết mấy !”(Gioan 11:33-36).
  •          Đức Chúa Thánh thần

Kinh thánh trình bày về các phẩm chất của Ngài dưới các nội dung sau :
Ý chí :7 Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.”(II Timothe 1:7)
Trí khôn : “7 Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung.” (I Co 12:7)
Tình cảm : 30 Anh em chớ làm phiền lòng Thánh Thần của Thiên Chúa, vì chính Người là dấu ấn ghi trên anh em, để chờ ngày cứu chuộc.” (Epheso 4:30).

Có thể kể thêm, loài người cũng được Thiên Chúa sáng tạo giống như Ngài về phương diện ngôi vị; nghĩa là họ cũng có ba phẩm chất như Thiên Chúa mà chúng ta vừa khảo sát qua các trích đoạn kinh thánh công bố trên. Xin được liệt kê các phẩm chất đó trong một trích đoạn tóm tắt sau đây. Xin độc giả cùng phân tích: 28 Vì họ đã không thèm nhận biết Thiên Chúa, nên Người đã để mặc họ theo trí óc lệch lạc mà làm những điều bất xứng, 29 lòng họ đầy bất chính, xấu xa, tham lam, độc ác đủ thứ ; nào là ganh tị, giết người, cãi cọ, mưu mô, thâm hiểm ; nào là nói hành nói xấu, 30 vu oan giá hoạ. Họ thù ghét Thiên Chúa, ngạo ngược, kiêu căng, khoác lác, giỏi làm điều ác, không vâng lời cha mẹ, 31 không có lương tri, không giữ lời hứa, không chút tình cảm, không chút xót thương. 32 Họ thừa biết phán quyết của Thiên Chúa là : hễ ai làm những điều như vậy thì đáng chết. Thế mà không những họ cứ phạm những tội đó, lại còn tán thành những kẻ làm như vậy.(Roma 1:28-32)

III.      Kinh thánh công bố về đặc tánh của ngôi vị
Như trong phần nêu trên về ngôi vị, chúng ta đã được biết các yếu tố cần thiết để được công bố là một ngôi vị; trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ xem xét về đặc tánh của mỗi ngôi vị.
  1.          Riêng biệt - tự do : Đã là một ngôi vị ắt hẳn phải có sự riêng biệt và sự tự do hai đặc tánh này phát xuất bởi ba phẩm chất được sở hữu của ngôi vị đó. Chúa Giê-su cũng đã từng chọn lựa trong sự tự do thuộc về cá nhân khi Ngài cầu nguyện :36 Người nói : “Áp-ba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn” (Mac 14:36). Đây là một trong các yếu tố nền tảng của một ngôi vị, thân vị, hồn sống, con người, sinh vật giống hình ảnh Thiên Chúa v.v… nếu không sinh vật ấy chỉ là robot.
  2.            Duy nhất có một : Điểm đặc biệt kế tiếp nơi mỗi ngôi vị, đó là chỉ được Thiên Chúa sáng tạo có một và chỉ một lần mà thôi :15 Người đã chẳng làm nên một hữu thể duy nhất có xác thịt và thần khí đó sao ?” (Malakhi 2:15).


Xin nói thêm, với hai đặc tánh kể trên khiến cho mỗi sinh mạng đặc biệt là con người đều được Thiên Chúa sáng tạo duy nhất và chỉ một lần sáng tạo; vì vậy mỗi ngôi vị trở nên vô cùng đặc biệt trong vũ trụ và hơn thế nữa khi ngôi vị đó có Thiên Chúa cư ngụ. Điểm đặc biệt nơi mỗi ngôi vị là chỉ có một – và chỉ một lần được sáng tạo, đã khiến một Thiên Chúa toàn năng không có chọn lựa nào khác khi loài người phản bội để hậu quả là phải chết đời đời cho nên Ngài đã phải ban Chúa Giê-su con một để chết thay.
Tóm tắt về ngôi vị. Nhờ có ba phẩm chất : ý-chí –Trí-khôn –Tình-cảm  ba phẩm chất này làm nên ngôi vị và ngôi vị có các đặc tánh : Riêng-biệt, Tự doduy nhất có một bởi một lần được sáng tạo.

IV.      Ba Ngôi Dưới Lăng Kính Của Nguyên Tắc Lãnh Đạo
Thiên Chúa luôn có một trật tự nhất định trong các kế hoạch của Ngài. Khi đọc kinh thánh chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy như vậy. Từ khởi đầu công cuộc sáng tạo cho đến kết thúc công trình đó, một trật tự không thay đổi được hoạch định bởi Thiên Chúa duy nhất hằng hữu từ thuở đời đời.
Trật tự đó cũng cho loài người nhận biết về những gì đã được công bố trong kinh thánh luôn luôn hòa hợp. Trong bài này nguyên tắc lãnh đạo sẽ được dùng để quan sát về giáo lý ba ngôi – một Thiên Chúa nhưng lại là ba ngôi vị. Chúng  ta thử đọc trích đoạn sau : 1 Mặc khải của Đức Giê-su Ki-tô, mặc khải mà Thiên Chúa đã ban cho Người, để Người tỏ cho các tôi tớ Người biết những việc sắp phải xảy đến. Người đã sai thiên thần của Người đến báo cho ông Gio-an là tôi tớ của Người biết mặc khải đó.” (Kh 1:1) Một trật tự được công bố cho người đọc : Thông điệp của Đức Chúa Cha, Ngài ban cho Đức Chúa Giê-su – Đức Chúa Giê-su Công bố cho tông đồ của Ngài là ông Gioan nhưng qua trung gian là các thiên thần của Ngài. Chúng ta sẽ đọc thêm một vài trích đoạn khác nữa để rộng đường suy luận; trước hết là trich đoạn trong sách Khải huyền : “1 Tôi thấy trong tay hữu Đấng ngự trên ngai một cuốn sách viết cả trong lẫn ngoài, niêm bảy ấn. 2 Rồi tôi thấy một thiên thần dũng mãnh lớn tiếng công bố : “Ai xứng đáng mở cuốn sách và tháo ấn niêm phong ?” 3 Nhưng không ai ở trên trời, dưới đất hay trong lòng đất, có thể mở cuốn sách và nhìn vào đó. 4 Tôi khóc nức nở, vì không ai được coi là xứng đáng mở cuốn sách và nhìn vào đó. 5 Một trong các vị Kỳ Mục bảo tôi : “Đừng khóc nữa ! Này đây, Sư Tử xuất thân từ chi tộc Giu-đa, Chồi Non của Đa-vít đã chiến thắng, Người sẽ mở cuốn sách và bảy ấn niêm phong.”  6 Bấy giờ tôi thấy đứng ở giữa ngai và bốn Con Vật, giữa các vị Kỳ Mục, một Con Chiên, trông như thể đã bị giết ; Chiên đó có bảy sừng và bảy mắt, tức là bảy thần khí của Thiên Chúa đã được sai đi khắp mặt đất. 7 Con Chiên đến lãnh cuốn sách từ tay hữu Đấng ngự trên ngai. 8 Khi Con Chiên đã lãnh cuốn sách, thì bốn Con Vật và hai mươi bốn vị Kỳ Mục phủ phục xuống trước mặt Con Chiên, mỗi vị tay cầm đàn, tay nâng chén vàng đầy hương thơm, tức là những lời cầu nguyện của dân thánh. 9 Các vị hát một bài ca mới rằng : “Ngài xứng đáng lãnh nhận cuốn sách và mở ấn niêm phong, vì Ngài đã bị giết và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân” (Kh 5:1-9). Trong trích đoạn trên, cho người đọc biết không một nhân vật nào xứng đáng để mở cuốn sách có niêm phong bảy ấn của Thiên Chúa Cha; mà chỉ một mình Chúa Giê-su xứng đáng, điều này nói lên thẩm quyền của Chúa Giê-su đã nhận được từ Thiên Chúa Cha và Ngài đang thực hiện kế hoạch đó theo sự lãnh đạo của Cha Ngài. Khi mà trời đất đang còn liên quan đến Adam chưa kết thúc thì không ai có thể thay thế vị trí của Chúa Giê-su; trích đoạn kế tiếp sau đây cũng công bố về thẩm quyền đặc biệt không hai này nơi Ngài xin cùng đọc : 20 Nhưng không phải thế ! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu. 21 Vì nếu tại một người mà nhân loại phải chết, thì cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại. 22 Quả thế, như mọi người vì liên đới với A-đam mà phải chết, thì mọi người nhờ liên đới với Đức Ki-tô, cũng được Thiên Chúa cho sống. 23 Nhưng mỗi người theo thứ tự của mình : mở đường là Đức Ki-tô, rồi khi Đức Ki-tô quang lâm thì đến lượt những kẻ thuộc về Người. 24 Sau đó mọi sự đều hoàn tất, khi Người đã tiêu diệt hết mọi quản thần, mọi quyền thần và mọi dũng thần, rồi trao vương quyền lại cho Thiên Chúa là Cha. 25 Thật vậy, Đức Ki-tô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người. 26 Thù địch cuối cùng bị tiêu diệt là sự chết, 27 vì Thiên Chúa đã đặt muôn loài dưới chân Đức Ki-tô. Mà khi nói muôn loài, thì dĩ nhiên không kể Đấng đặt muôn loài dưới chân Đức Ki-tô. 28 Lúc muôn loài đã quy phục Đức Ki-tô, thì chính Người, vì là Con, cũng sẽ quy phục Đấng bắt muôn loài phải quy phục Người ; và như vậy, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (I Corinto 15:20-28). Trong trích đoạn trên đây cả một trật tự được kinh thánh trình bày rõ ràng : Chúa Giê-su sẽ nắm mọi quyền bính trên trời dưới đất (Mt 28:18) và Ngài sẽ hành sử quyền bính ấy cho đến khi hoàn tất mọi sự và trời mới đất mới được khai mở; khi ấy Thiên Chúa Cha có toàn quyền trên mọi loài khi Chúa Giê-su trao vương quyền lại cho Cha Ngài.
Chúng ta thấy gì qua các trích đoạn vừa trình bày ở trên, nếu không phải là một trật tự theo như sách Corinto nhất chương 11 câu số ba trình bày sao ? Xin đọc sau đây : “3 Nhưng tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam là Đức Ki-tô, thủ lãnh của người nữ là người nam, và thủ lãnh của Đức Ki-tô là Thiên Chúa” (I Co 11:3)  Một trật tự mà Thiên Chúa Cha lãnh đạo ở vị trí cao nhất tiếp đến là Chúa Giê-su – Chúa Giê-su, Ngài là hình ảnh thiên Chúa Cha ở mức độ trung thực nhất (Philip 2:6-8) nhưng lại bỏ mình đi để luôn luôn tuân hành đúng theo thánh ý Chúa Cha – tiếp đến là sự tuân hành của các thiên sứ có nhiệm vụ chuyển giao thông điệp bởi Chúa Cha qua Chúa Giê-su xuống cho nhân loại; tất cả những  người được tiếp nhận thông điệp (giáo huấn) của Thiên Chúa Cha đều tự do chọn lựa để tiếp nhận và làm theo hoặc không. Sự tự do chọn lựa để làm theo hoặc không đều phát xuất bởi các phẩm chất của một ngôi vị; chỉ ngoại trừ một mình Thiên Chúa Cha là ngôi vị cao nhất có toàn quyền trên các ngôi vị khác.
Bây giờ chúng ta luận bàn về giáo lý ba ngôi qua nguyên tắc lãnh đạo mà chúng ta đã khảo sát trên đây. Chúa Giê-su phát xuất bởi Thiên Chúa Cha sách Colose viết : Ngài được sanh ra; theo tin mừng Gioan : Việc Chúa Giê-su phát xuất còn được gọi là sanh ra từ cung lòng Thiên Chúa Cha (Gioan 1:18) kinh thánh còn cho biết Chúa Giê-su là hình ảnh trung thực bản thể Thiên Chúa Cha vì Ngài phát xuất bởi một Thiên Chúa hằng sống mà không phải từ hư vô qua lời phán của Thiên Chúa Cha mà Ngài hiện hữu. Sự phát xuất của Chúa Giê-su bởi Thiên Chúa hằng hữu cho nên kinh thánh công bố Ngài cũng hằng hữu và cũng là Thiên Chúa (He 1:8); sách Corinto cũng có cùng nội dung về tánh chất như vậy. Xin đọc thên sau đây : “ 48 Những kẻ thuộc về đất thì giống như kẻ bởi đất mà ra; còn những kẻ thuộc về trời thì giống như Đấng từ trời mà đến”(I Co 15:48). Một cách so sánh sự phát xuất giữa Chúa Giê-su và loài người; một phía, Chúa Giê-su – Ngài từ bản thể hằng hữu phát xuất và giống hoàn toàn cả về bản chất của Đấng hằng hữu; nhưng phía loài người, hoàn toàn không hiện hữu trước khi được sáng tạo chỉ sau khi bởi lời phán của Thiên Chúa họ mới hiện hữu và kinh thánh hình tượng về sự hiện hữu của loài người như sau : 7 ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2:7).
Qua hai cách hiện hữu một của loài người hai là Chúa Giê-su chúng ta nhận thấy có sự khác biệt căn bản quan trọng; sự khác biệt đó cho chúng ta nhận định vị trí của Chúa Giê-su Ngài là Thiên Chúa Con và vị trí của loài người là loài được sáng tạo. Chúa Giê-su là Thiên Chúa Con và là một ngôi vị; đã là ngôi vị mặc nhiên có sự riêng biệt không thể hiểu như nhiều người vẫn hiểu như sau : trên trời, Chúa Giê-su chính là Thiên Chúa Cha khi xuống thế thì là Chúa Con v.v… điều này không đúng theo vị trí giữa Chúa Cha và Chúa Con được trình bày trong Khải huyền chương 21 câu 22-23; ngược lại với nguyên tắc lãnh đạo cũng như tính chất của ngôi vị đã được trình bày trong mục III trên. Thiên-Chúa Cha và Chúa Giê-su là hai ngôi vị có tính chất riêng biệt của ngôi vị theo trích đoạn sách Khải huyền sau đây  : 22 Trong thành, tôi không thấy có Đền Thờ, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và Con Chiên là Đền Thờ của thành. 23 Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa toả rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi.” (Kh 21:22-24). Trích đoạn khải huyền trên là trích đoạn công bố cho nhân loại biết mọi sự liên quan đến Adam đã kết thúc và hai ngôi vị Thiên Chúa Cha và Chúa Con vẫn hiện diện theo thứ tự nhất định mà chúng ta gọi là nguyên tắc lãnh đạo.
Khi còn ở thế gian Chúa Giê-su đã công bố một điều hệ trọng liên quan đến vị trí của Ngài với Thiên Chúa Cha như sau : “31 Vì thế, tôi nói cho các ông hay : mọi tội, kể cả tội nói phạm thượng, cũng sẽ được tha cho loài người, chứ tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha. 32 Ai nói phạm đến Con Người thì được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.” (Mt 12:31). Không những liên quan đến vị trí của Ngài mà còn cho chúng ta nhận biết về “Đức Chúa Thánh thần” ? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các khía cạnh khác mà kinh thánh đề cập ngoài quy ước về “ba ngôi”. Trước hết về cá nhân Chúa Giê-su : “32 Ai nói phạm đến Con Người thì được tha”. Con người ở đây tức là Chúa Giê-su, nội dung trong mệnh đề này lại khẳng định thêm về tính chất độc lập riêng biệt của ngôi vị Chúa Giê-su đồng thời qua đó người đọc lại được soi sáng thêm về vị trí của Thần khí khi Chúa Giê-su công bố : “tội nói phạm đến Thần Khí sẽ chẳng được tha”  hoặc “…nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau”. Tại sao phạm đến Chúa Giê-su thì Ngài tha thứ nhưng ngược lại phạm đến Thần khí (Thánh thần) thì lại không được tha ? Câu hỏi này làm cho chúng ta liên tưởng đến trích đoạn sau đây khi Chúa Giê-su nói về bản tánh Thiên Chúa Cha trong bối cảnh cuộc nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri. Xin cùng đọc : 24 Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.”(Gioan 4:24) hoặc trong II Corinto 3:17 : “17 Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do”. Qua hai trích đoạn vừa đọc rõ ràng Thiên Chúa Cha Ngài là Thần khí hay nói cách khác Thần khí phát xuất bởi bản thể Thiên Chúa Cha cho nên Chúa Giê-su công bố : Phạm đến Thần khí thì không được tha ! Vì phạm đến Thần khí chính là phạm đến Thiên Chúa Cha. Nói cho rõ hơn Thần khí phát xuất bởi Thiên Chúa ChaThần khí ấy đổ xuống cho loài người qua Chúa Giê-su để cáo trách dạy dỗ. Nếu người được Thần khí cáo trách dạy dỗ nhưng vẫn không thay đổi lối sống phù hợp với tin mừng thái độ của cá nhân đó chính là đang chống lại chính Thiên Chúa Cha. Xin đọc thêm trích đoạn nói về việc không có sự tha thứ nếu đã được Thần khí tác động : “26 Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa”( He, Do 10:26). Lẽ thật hay chân lý chính là lời Thiên Chúa Cha (Gioan 7:16) mà lời Thiên Chúa Cha cũng chính là gươm của Thần khí (Eph 6:17) Nhận biết chân lý là nhờ Thần khí tác động; nay nhất định cố ý không làm theo chính là đang phạm đến Chúa Cha.
Giáo lý ba ngôi căn cứ trên mặt chữ kinh thánh công bố và theo quy ước về ngôi vị để nhận biết về Thiên Chúa. Nhưng nếu theo nguyên tắc lãnh đạo và đặc tánh của ngôi vị và lại càng rõ hơn khi đọc Khải huyền trong trích đoạn nói về sự chung cuộc của kế hoạch Thiên Chúa Cha. Cóa lẽ chúng ta cùng đọc lại trích đoạn này sau đây : “22 Trong thành, tôi không thấy có Đền Thờ, vì Đức Chúa, Thiên Chúa Toàn Năng, và Con Chiên là Đền Thờ của thành. 23 Thành chẳng cần mặt trời mặt trăng chiếu sáng, vì đã có vinh quang Thiên Chúa toả rạng, và Con Chiên là ngọn đèn chiếu soi.” (Kh 21:22-23). Thành ở đây chính là hội thánh và Chúa Cha Chúa Con đều cư ngườiụ trong thành ấy. Rõ hơn một chút Chúa Cha, Chúa Con sẽ cư ngụ trong tâm hồn những ai đắc thắng và sông nước sự sống chính là Thần khí tuôn chảy trong tâm hồn mỗi người có Thiên Chúa ngự trị; đồng thời đến đây nguyên tắc lãnh đạo được quy ước bởi kinh thánh lại càng rõ nét hơn khi kinh thánh công bố : 1 Rồi thiên thần chỉ cho tôi thấy một con sông có nước trường sinh, sáng chói như pha lê, chảy ra từ ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên” (Kh 22:1).
Kết thúc kế hoạch của Thiên Chúa Cha chúng ta chỉ thấy kinh thánh công bố hai ngôi vị nhưng luôn theo một trật tự như nguyên tắc lãnh đạo nêu ra (I Co 11:3) là Thiên Chúa Cha và Thiên Chúa Con mà không nhắc đến Ngôi vị thứ ba theo giáo lý ba ngôi và nghĩa đen của kinh thánh quy ước. Chúng ta nhận thấy điều gì ở đây, trong trích đoạn kinh thánh Khải huyền Kh 22:1 nói về kế hoạch của Thiên Chúa Cha hoàn tất nhờ Chúa Giê-su và đặc tánh của ngôi vị ???
Kết thúc phần một. Xin độc giả nhận xét và cho ý kiến.
Kính

Lê văn Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét