Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

ĐẠO THẬT

NHỮNG TIÊU CHUẨN CỦA ĐẠO THẬT


Rất nhiều người, thường nhầm lẫn, xem đạo bởi Thiên Chúa hằng sống giống như đạo do loài người sáng lập; hoặc tệ hơn, như một chủ thuyết, một hệ thống tư tưởng, một ý thức hệ nào đó bởi loài người phát kiến và đang củng cố bằng mọi phương pháp, phương tiện. Chúng ta sẽ xem xét một vài điểm căn bản nhất để nhận biết về đạo bởi trời và đó cũng là nền tảng cho biết về một Thiên Chúa là Đấng có thật là Thiên Chúa thật.
A.    Những khác biệt chính yếu
Các tôn sư, minh sư loài người là những vị có được trí tuệ để nhận biết những nguyên nhân gây ra sai trái bất công trong xã hội loài người và họ đã phát hiện ra những chân lý khả dĩ có thể giúp làm thay đổi thực trạng đang diễn ra trong xã hội khiến cho cuộc sống con người tinh thần cũng như vật chất thay đổi khác hơn. Các giáo thuyết, tư tưởng bởi họ đã nảy sinh nhiều tôn giáo còn gọi là đạo và các ý thức hệ hiện đang điều động về tinh thần con người cũng như các hoạt động trong xã hội hữu hình. Nhưng tất cả các tôn sư, minh sư đó đều là loài thọ tạo bất toàn và sự chết đã không buông tha cho họ. Trái lại một trong các điểm căn bản để phân biệt đạo thật bởi Thiên Chúa với đạo, với các giáo thuyết, với ý thức hệ do loài người phát kiến sáng lập; đó là : Một Thiên Chúa hằng sống.
Vì là Thiên Chúa hằng sống cho nên Ngài có mục đích trên và cho mọi tạo vật; cũng như Ngài sẽ điều động để hoàn thành các mục đích đó. Sự điều động đó được gọi là Đạo Đức Chúa Trời. Thần của Ngài sẽ hoạt động trong đạo và trong tâm hồn những ai lãnh nhận đạo mà không phải là giáo thuyết suông. “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Gioan 14:23) hoặc bằng một cách khác hình tượng hơn để diễn tả sự hiện diện sống động của  Thiên Chúa : 1 Rồi thiên thần chỉ cho tôi thấy một con sông có nước trường sinh, sáng chói như pha lê, chảy ra từ ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên” (Kh 22:1).
Sự sống động của Thiên Chúa hằng sống đã là điển căn bản chính yếu để phân biệt những gì thuộc giới hạn loài người và Thiên Chúa. Sau đây, chúng ta sẽ xem xét chi tiết hơn về những tiêu chuẩn khiến cho có sự khác biệt giữa đạo bởi Thiên Chúa thật và đạo bởi loài người hữu hạn.

Một tôn giáo thật, một đạo thật phải hội đủ các điển chân lý sau :

1.      Đạo thật phải phát xuất bởi Thiên Chúa hằng sống – Tự hữu – vô hạn và  là Chúa Thật

Thật vậy, một tôn giáo hay đạo bởi Thiên Chúa mặc nhiên phải khác biệt với tất cả các tôn giáo khác và sự khác biệt này phải chính là chân lý : Thiên Chúa phải là Đấng hằng sống – Tự hữu – Đấng vô hạn – và là Chúa Thật.
Không một tạo vật nào hiện hữu trong vũ trụ này tự nhiên mà có; đồng thời quan sát sự vận hành nói chung của chúng trong một tổng thể các tạo vật phức tạp nhưng lại luôn có một trật tự; điều này đang phản ảnh về một đấng sáng tạo ra chúng, thường được nhiều người xưng là Thiên-Chúa –  Thượng-đế – Tạo hóa – Ông trời v.v…. Với các tạo vật và cách chúng vận hành như thế, ắt hẳn : Ngài phải hằng sống !
Thánh Phê-rô (Phi-e-rơ) viết trong thứ hai về một Thiên Chúa hằng sống như sau : “3 Trước tiên, anh em hãy biết điều này : trong những ngày sau hết, sẽ xuất hiện những kẻ nhạo báng chê cười, sống theo những đam mê riêng của họ. 4 Họ nói : “Đâu rồi lời Người hứa sẽ quang lâm ? Vì từ ngày các bậc cha ông an nghỉ, mọi sự vẫn y nguyên như khi trời đất mới được tạo thành.” 5 Thật vậy, họ không muốn biết rằng từ lâu đã có trời và đất, và đất từ nước mà ra và nhờ nước mà đứng vững do lời của Thiên Chúa. 6 Cũng vì các nguyên cớ ấy, thế gian thời đó đã tiêu vong trong cơn hồng thuỷ.7 Còn trời và đất hiện nay, cũng chính lời ấy giữ lại, dành cho lửa trong ngày phán xét, ngày những kẻ vô luân phải diệt vong” (II Phi 3:3-7).
Ngoài ra, về một Thiên Chúa hằng sống. Lịch sử loài người đã có một dân tộc mà Thiên Chúa thường xuyên ngỏ lời với họ. Trong lịch sử của dân tộc này, Ngài đã nói với họ qua trung gian các ngôn sứ; một trong những lần ngỏ lời với họ đó là hành trình ra khỏi Ai-cập cách đây khoảng trên 3000 năm, Thiên Chúa hằng sống đã nói với họ qua ông Môi-se là ngôn sứ nội dung như sau  : “9 Nhưng anh (em) hãy ý tứ và cẩn thận giữ mình đừng quên những điều mắt anh (em) đã thấy, và suốt đời, đừng để cho những điều ấy ra khỏi lòng anh (em) ; trái lại, anh (em) hãy dạy cho con cháu anh (em) biết. 10 Ngày mà anh (em) đứng trước mặt ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), tại núi Khô-rếp, ĐỨC CHÚA đã phán bảo tôi : “Hãy tập hợp dân lại cho Ta ; Ta sẽ cho chúng nghe những lời của Ta, để chúng học cho biết kính sợ Ta mọi ngày chúng sống trên mặt đất, và để chúng dạy cho con cái chúng.” 11 Anh em đã lại gần và đứng dưới chân núi ; núi bốc lửa cao đến tận trời, trong bóng tối mây đen mù mịt. 12 ĐỨC CHÚA phán với anh em từ trong đám lửa : anh em nghe thấy tiếng nói nhưng không thấy hình bóng nào, chỉ có tiếng thôi. 13 Người đã thông báo cho anh em giao ước của Người, giao ước mà Người truyền cho anh em đem ra thực hành, đó là mười lời Người viết trên hai bia đá. 14 Phần tôi, thời đó, ĐỨC CHÚA truyền cho tôi dạy anh em các thánh chỉ và quyết định, để anh em đem ra thực hành trong miền đất mà anh em sắp sang chiếm hữu” (Đệ nhị luật, Phục 5:9-14).
Vài trích đoạn khác nữa trong kinh thánh cũng đã công bố về bản chất hằng sống của Ngài như sau : 14 Đức Chúa Trời phán rằng: Ta là Đấng tự hữu hằng hữu (Xh 3:14), hoặc : 39 Bây giờ, hãy xem ta là Đức Chúa Trời, Ngoài ta chẳng có Đức Chúa Trời nào khác. Ta khiến cho chết và cho sống lại, Làm cho bị thương và chữa cho lành, Chẳng có ai giải cứu khỏi tay ta được. 40 Vì ta giơ tay chỉ trời mà thề rằng: Ta quả thật hằng sống đời đời” (Phục, Đệ nhị luật 32:39-40). Hai ngàn năm cách đây chính Thiên Chúa Ngôi hai đã nhập thể (Gioan 1:14) làm người để bày tỏ cho loài người nhận biết về một Thiên Chúa hằng sống khi Ngài tuyên bố : “45 ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi’ (Gioan 12:45).
Qua các nội dung trên người đọc nhận thấy chỉ có một Đấng hằng luôn sống động đời đời – tự hữu – Chúa Thật mới có khả năng thực hiện kế hoạch của Ngài. Các điểm đặc biệt đó khiến cho đạo của Thiên Chúa vô hạn khác biệt hẳn với đạo bởi loài người, cũng như các tư tưởng, chủ thuyết của họ; trong các khác biệt đó là : Một Thiên Chúa hằng sống.

2.      Đạo thật phải phát xuất bởi Đấng sáng tạo mọi loài

Thiên Chúa phải là đấng sáng tạo mọi loài. Ở điểm này sách Hebrew công bố : 3 Nhờ đức tin, chúng ta hiểu rằng vũ trụ đã được hình thành bởi lời của Thiên Chúa ; vì thế, những cái hữu hình là do những cái vô hình mà có” (Hebrew 11:3).
Hoặc : “1 Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1:1). Từ hư không, mọi tạo vật đã có khởi đầu bởi lời phán của Đấng sáng tạo. Tất nhiên phải là Đấng hằng sống sáng tạo. Khác nữa một trích đoạn lời Ngài phán trong Khải huyền như sau : 11 “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, Ngài xứng đáng lãnh nhận vinh quang, danh dự và uy quyền, vì Ngài đã dựng nên muôn vật, và do ý Ngài muốn, mọi loài liền có và được dựng nên”(Kh 4:11).
Thiên-Chúa là Đấng sáng tạo, điểm này khiến cho đạo của Ngài khác biệt với tất cả các tôn giáo, các tư tưởng, chủ thuyết của loài người.

3.      Đạo thật phải có lời chân lý phát xuất bởi Đấng sở hữu

Chỉ có Thiên Chúa là Đấng sở hữu chân lý, bởi Ngài toàn tri, toàn năng, Đấng sáng tạo. Loài người chỉ đi tìm chân lý và đối tượng để tìm kiếm khởi đầu bằng các quan sát các tạo vật nhưng các tạo vật lại bởi Thiên Chúa sáng tạo ! Xin đoạn các trích đoạn sau :
Tv, Thi 119:43  43 Xin đừng cất khỏi miệng con lời chân lý, vì quyết định của Ngài, con vẫn cậy trông.
II Co 6:7   7 bằng lời chân lý, bằng sức mạnh của Thiên Chúa. Chúng tôi lấy sự công chính làm vũ khí tấn công và tự vệ,
Eph 1:13  13 Trong Đức Ki-tô, cả anh em nữa anh em đã được nghe lời chân lý là Tin Mừng cứu độ anh em; vẫn trong Đức Ki-tô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa.
Colose 1:5  5 lòng tin và lòng mến đó phát xuất từ niềm trông cậy dành cho anh em trên trời, niềm trông cậy anh em đã được nghe loan báo khi lời chân lý là Tin Mừng
II Ti 2:15  15 Hãy cố gắng ra trước mặt Thiên Chúa như một người đã được thử luyện, một người thợ không có gì phải xấu hổ, một người thẳng thắn dạy lời chân lý.
Giacôbe 1:18  18 Người đã tự ý dùng Lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người.
Các minh sư, các triết gia, các vị sáng lập ra các tôn giáo hoặc các minh triết đều là loài thọ tạo; họ không hề sở hữu chân lý. Chúng ta biết Đức Phật - Ngài quan sát hiện tượng : Sanh-lão-bệnh-tử; tất cả đều đau khổ cả và Ngài đi tìm nguyên nhân – Ngài chỉ là người đi tìm chân lý; cho nên, Ngài dạy cho hậu thế : muốn như Ngài hãy theo như Ngài. Trái lại Thiên Chúa – Ngài là Đấng sở hữu chân lý bởi Ngài toàn tri. Đấng sở hữu chân lý là đặc điểm để phân biệt đạo thật !

4.      Đạo thật phải phát xuất bởi Đấng có khả năng cứu độ

Chỉ có Thiên Chúa – Ngài là Đấng cứu và độ cho loài người mọi thời đại sau khi Adam bỏ cách sống Thiên Chúa dạy. Trong lịch sử loài người, đặc biệt trong một dân tộc Ngài chọn để thực hiện kế hoạch cứu-độ tất cả các lời tiên tri đã dần đang ứng nghiệm. Một sự kiện vĩ đại làm ứng nghiệm những lời tiên tri loan báo sự cứu chuộc loài người ra khỏi sự chết mà nguyên nhân gây ra bởi lối sống nghịch lại với lối sống Thiên Chúa dạy; sự kiện vĩ đại đó là Thiên Chúa ngôi hai đã nhập thể lam người để lam chứng cho loài người biết về Thiên Chúa Cha là chủ mọi loài và chính Ngài với thân phận con-người đã dâng sự sống mình để chuộc tội mọi người. Những ai tin vào giá chuộc đó người ấy được tái sanh qua phép “Bap-tem” được độ tức là ban ơn cho họ chiến thắng những yếu hèn gây ra vi phạm dẫn đến sự chết và sau cùng họ sẽ được sự sống đời đời làm gia nghiệp. Một đạo thật hay một tôn giáo thật phải phát xuất bởi Đấng có khả năng cứu và độ để sau cùng làm cho người tin được sống đời đời không còn mọi bất hạnh. Các trích đoạn sau nói lên những gì chúng ta vừa trình bày :
Tv,Thi 7:11   11 Khiên mộc che chở tôi là Thiên Chúa,
Đấng
cứu độ những ai có lòng ngay thẳng.
Tv,Thi 18:47   47 ĐỨC CHÚA vạn vạn tuế !
Chúc tụng Người là núi đá cho tôi trú ẩn.
Tôn vinh Thiên Chúa là Đấng
cứu độ tôi,
Lu 1:77   77 bảo cho dân Chúa biết : Người sẽ cứu độ là tha cho họ hết mọi tội khiên.
Gioan 3:17   17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.
Kh 19:1   1 Sau đó, tôi nghe như có tiếng hô lớn của đoàn người đông đảo ở trên trời vang lên :
“Ha-lê-lui-a !
Thiên Chúa ta thờ là Đấng
cứu độ,
Đấng vinh hiển uy quyền !
Colose 1:12-14  12 Anh em hãy vui mừng cảm tạ Chúa Cha, đã làm cho anh em trở nên xứng đáng chung hưởng phần gia nghiệp của dân thánh trong cõi đầy ánh sáng.
13 Người đã giải thoát chúng ta khỏi quyền lực tối tăm, và đưa vào vương quốc Thánh Tử chí ái ; 14 trong Thánh Tử, ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi.

5.      Đạo thật phải bao gồm : Ý định - lời hứa và phải bởi Thiên Chúa hắng sống

Ý định và lời hứa của loài người trong các giáo thuyết, chủ thuyết này khác khó có thể thực hiện được; nếu không muốn nói là không thể thực hiện được vì sự giới hạn của họ là thọ tạo.
Ý định và lời hứa của Thiên Chúa thì khác bởi Ngài hằng sống. Những gì Ngài đã hứa và mục đích Ngài đã công bố đều đang thực hiện trong lịch sử loài người hôm qua, hôm nay, và đang diễn ra trong tương lai để hoàn thành lời hứa cũng như ý định mà Ngài đã công bố (I-sai-a 65:1-25).
Riêng cho loài người bởi chính họ là tác phẩm của Thiên Chúa và hẳn nhiên Ngài phải có mục đích đối với họ và các giá trị khác đen lại qua đời sống bởi chính ngôi vị được sáng tạo là mỗi người trong nhân loại. Mục đích lạ lùng khác biệt với tất cả các tư tưởng thuộc bản chất thọ tạo là : Thiên Chúa - Ngài ban cho cũng như làm cho loài người được hưởng sự sống đời đời như gia nghiệp không tàn phai; đồng thời, Ngài lại cư ngụ trong tâm hồn của họ và đó là tất cả ý định của Ngài.
·         Ý định của Thiên Chúa dành cho loài người
Như trên, về phía Thiên Chúa – Ngài có mục đích của Ngài trên loài người là : 28 Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ : “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.”(St 1:28). Mục đích cho loài người là quản trị mọi loài thọ tạo khác bởi Ngài sáng tạo theo như cách của Ngài (St 2:17). Đồng thời, nếu như sự quản trị của loài người đúng như thánh chỉ của Ngài (cách Ngài dạy) họ sẽ duy trì mãi tình trạng thánh và đây cũng là tiêu chuẩn để Ngài cư ngụ trong họ việc Ngài cư ngụ trong họ là niềm vui của Ngài (Cn 8:31-36)

Bảng tóm ý định của Thiên Chúa cho loài người
Thiên Chúa,- Đấng sáng tạo duy nhất. (Ne 9:6,8. Gio 17:3)
Adam được sáng tạo giống hình ảnh Thiên-Chúa : Tự do. (Giona 1:14. Galat 5:13. Rm 9:11. St 2:8-14. Kh 21:18)
Thần Chúa cảm động trong lòng, hay Lề-luật được ghi trong lòng Adam (II  Co 3:18. Phi- lip 2:13.  I Te 2:13. I Phê 1:12.
Hình ảnh Thiên-Chúa được vinh hiển nơi đời sống Adam (con người) ở mức độ cao nhất. (Isai 43:7. I Cor 2:7. Kh 21:10-11…
Đời sống Adam (Ki-tô hữu) mỗi ngày chính là sự thờ phượng Thiên-Chúa. ( I Cor 6:19-20)
Adam là đền thờ sống động của Thiên-Chúa. Họ yên nghỉ luôn trong Chúa, nhận được ấn tín Thiên Chúa … Kh 22:4. Eph 4:30. I Gioan 3:24
Thiên-Chúa Cha và Thiên-Chúa con ngự trong tâm hồn sông nước sự sống tuôn chảy đến đời đời (Kh 22:1-5. 5:9-10…. )
Adam (con người)
Nhận biết Thiên Chúa
Được nên Thánh
Quản trị mọi loài
Kết quả đem lại :  Thánh
Sống đời đời trên đất
Hồn sống, Ngôi vị, Thân vị. Được sáng tạo chỉ có một (St 2:7. Malachi 2:15)
Ba phẩm chất : Ý chí trí khôn, tình cảm. Hành động trong tự do. (Rm 1:28-32)
Đời sống Ki-tô hữu luôn chọn lựa theo Thần khí hướng dẫn. (Galati 2:20)
Quản trị cả về thể chất lẫn tinh thần ở chính nơi mỗi Ki-tô hữu; đồng thời nơi mọi loài thọ tạo khác (Nt l\đ)
Nguyên tắc lãnh đạo được tôn trọng và kết quả là rất tốt đẹp theo tiêu chuẩn Thiên-Chúa. (I Cor 11:3)
Thiên-Chúa được vinh hiển đặc biệt nơi loài người và các loài thọ tạo khác. (Isai 60:18-22)
Rất tốt đẹp (St 1:31. Kh 21:18-19)



















·         Ý định của Thiên-Chúa trên loài người là cư ngụ trong tâm hồn thánh bởi Ngài sáng tạo
Trong Eden, Adam được Thiên Chúa sáng tạo trong tình trạng thánh khiết mọi mặt và như thế Thiên Chúa đã cư ngụ trong tâm hồn Adam ngay khi ông nhận biết Ngài (Lu 3:38). Sau khi Adam bỏ cách sống Thiên Chúa truyền dạy, loài người bị liên đới với tình trạng không còn thánh khiết của ông; Thiên Chúa - Ngài lại phải làm cho loài người được nên thánh để Ngài cư ngụ trong họ.  Xin đọc các trích đoạn sau :
“20 Chúng ta biết rằng Con Thiên Chúa đã đến và ban cho chúng ta trí khôn để biết Thiên Chúa thật. Chúng ta ở trong Thiên Chúa thật, ở trong Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô. Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa thật và là sự sống đời đời” (I Gioan 5:20)
3 Rồi tôi nghe từ phía ngai có tiếng hô to : “Đây là nhà tạm Thiên Chúa ở cùng nhân loại, Người sẽ cư ngụ cùng với họ. Họ sẽ là dân của Người, còn chính Người sẽ là Thiên-Chúa-ở-cùng-họ” (Kh 21:3).
Tóm tắt :  Thiên Chúa có mục đích trên loài người là Ngài sẽ cư ngụ trong tâm hồn họ khi họ ở trong tình trạng thánh. Để được như vậy Ngài phải sáng tạo loài người giống như Ngài và lại phải làm cho họ trở nên như Ngài khi họ sai phạm đánh mất hình ảnh giống như Ngài (I-sai-a 61:3. Gioan 3:15-16. Colose 1:16). Điều này chỉ có Đấng hằng sống và toàn năng thực hiện mà thôi. Như vậy, với ý định cư ngụ trong tâm hồn loài người và họ phải trở nên thánh; nhưng tiêu chuẩn này bất năng đối với họ. Vậy thì một tôn giáo hay đạo thật phải hiện hữu một Đấng có năng lực khiến cho loài người nên thánh ! Đấng đó là Ai, nếu chúng ta loại trừ Thiên Chúa ?
·         Lời hứa ban sự sống đời như gia nghiệp không tàn phai
Lời Thiên Chúa công bố về lời hứa ban sự sống đời đời như sau : “2 với niềm hy vọng được sự sống đời đời mà Thiên Chúa, Đấng không hề nói dối đã hứa từ thuở đời đời”(Tito 1:2); hoặc các trích đoạn khác sau đây : “25 Và đây là điều mà chính Đức Ki-tô đã hứa ban cho chúng ta : sự sống đời đời”(I Gioan 2:25). “49 Thật vậy, không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. 50 Và tôi biết : mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi.”(Gioan 12:50).

Tóm tắt : Ban lời hứa và ý định - Lời hứa và ý định cũng là các lời loan báo trước bởi Thiên Chúa; đồng thời Thiên Chúa - Ngài đã và đang hoàn thành lời hứa và ý định đó. Điều này chỉ có nơi một Thiên Chúa hằng sống mà thôi !
Đây là một trong các điểm khác biệt căn bản của Thiên Chúa khiến cho đạo bởi Ngài khác biệt với tất cả các tôn giáo, hay các ý thức hệ do loài người.

6.      Điều kiện nơi loài người để Thiên Chúa cư ngụ và được ban cho sự sống đời đời

Ở phần điều kiện này chúng ta sẽ phân tích qua các thời kỳ sau đây, và qua các thời kỳ đó chúng ta sẽ nhận biết được điều kiện Thiên Chúa muốn có nơi loài người :
·         Eden : Thiên Chúa sáng tạo Adam trong tình trạng thánh – với tình trạng đó Thiên Chúa tương giao với ông mà không có gì phân cách; tuy nhiên ông phải nhận biết Thiên Chúa bằng cách phải đi theo cách sống mà Ngài dạy(St 1:28. 2:15-17). Khi ông chọn lựa và toàn tâm đi theo cách sống Chúa dạy ông sẽ duy trì tình trạng thánh khi được sáng tạo và đây là tiêu chuẩn nơi loài người để Thiên Chúa ở với Adam và cho ông được sống đời đời.
·         Ngoài Aden : khi Adam bỏ cách sống Chúa dạy sự thánh trong ông không còn; điều này khiến cho ông và những người từ ông mà ra đều không thánh.
·         Eden thiêng liêng : Khi Thiên Chúa chưa thiết lập lại tình trạng ban đầu sáng tạo thì những người tin Chúa đều xem như đang ở trong Eden thiêng liêng(Co 1:12-14. Rm 8:20-24). Trong thời kỳ này Thiên Chúa phải làm cho họ nên thánh giống như ban đầu sáng tạo; ít ra, là nên thánh trong tâm hồn (I Phi 1:15-16).

Tóm tắt về điều kiện nơi loài người để Thiên Chúa cư ngụ trong họ : Thiên Chúa đã phải thực hiện tất cả cho loài người; còn họ chỉ việc chọn lựa để tiếp nhận các điều kiện đó bởi Thiên Chúa. Đây cũng là điểm khác biệt với đạo bởi loài người, bởi tư tưởng loài người.

7.      Sự hiện diện sống động của Thiên Chúa hằng sống và cũng là mục đích của Ngài

Khác với đạo loài người hay các ý thức hệ - một khi người tin và làm theo lời dạy của Thiên Chúa; lập tức, có Thiên Chúa hiện diện trong tâm hồn họ.
Một sự hiện diện sống động và thân thiết qua sự tương giao giữa người tin và Thiên Chúa; nói cách khác là giữa ngôi vị với ngôi vị; giữa hồn sống với hồn sống v.v…. Lời Thiên Chúa công bố về điểm này như sau : “24 Ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, đó là nhờ Thần Khí, Thần Khí Người đã ban cho chúng ta” (Gioan 3:24).
Một sự hiện diện thế làm sống động hiện thực những gì Thiên Chúa công bố khi sáng tạo loài người : “27 Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình, Thiên Chúa sáng tạo con người
theo hình ảnh Thiên Chúa, Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1:27).
Thiên-Chúa là Thần linh Ngài muốn loài người là tạo vật đặc biệt vì được sáng tạo giống như Ngài phản ảnh về Ngài qua đời sống của họ. Đặc điểm này nơi loài người chính là sự đóng ấn Thánh linh cách  nói của kinh thánh là lời Thiên Chúa. Xin đọc sau đây :
II Co 1:22 22 Chính Người cũng đã đóng ấn tín trên chúng ta và đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng.
Eph 1:13 13 Trong Đức Ki-tô, cả anh em nữa anh em đã được nghe lời chân lý là Tin Mừng cứu độ anh em; vẫn trong Đức Ki-tô, một khi đã tin, anh em được đóng ấn Thánh Thần, Đấng Thiên Chúa đã hứa.
Kh 7:1-3    1 Sau đó, tôi thấy có bốn thiên thần đứng ở bốn phương của mặt đất, giữ bốn ngọn gió của đất lại, không cho ngọn gió nào thổi trên đất liền, trên biển cả cũng như trên mọi cây cối. 2 Tôi lại thấy một thiên thần khác, mang ấn của Thiên Chúa hằng sống, từ phía mặt trời mọc đi lên. Thiên thần ấy lớn tiếng bảo bốn thiên thần khác, là những vị được quyền phá hại đất liền và biển cả, 3 rằng : “Xin đừng phá hại đất liền, biển cả và cây cối, trước khi chúng tôi đóng ấn trên trán các tôi tớ của Thiên Chúa chúng ta.”
Chỉ có Thiên Chúa hằng sống là Chúa thật mới có thể thực hiện được điều này ! Đặc điểm này cho chúng ta nhận biết về tiêu chuẩn của đạo thật và phát xuất bởi Đấng hằng sống.

B.     Sự hiện diện sống động hay chỉ là sự nhân cách hóa

Từ những phân tách trên đây, nếu không phải là Thiên Chúa hằng sống thì không một loài thọ tạo nào có thể thực hiện được ý định, mục đích, lời hứa có tính cách xuyên suốt của mình trong lịch sử của cả loài người được. Những điểm phân tách nêu trên đã cho chúng ta nhận diện giữa ranh giới của đạo thật bởi trời có sự trường tồn mãi mãi vì Thiên Chúa là đấng hằng sống thiết định và đạo bởi đất do loài người là thọ tạo sáng lập giá trị hữu hạn.
Đạo hoặc các ý thức hệ do loài người sáng lập thường được nhân cách hóa khi người tin và làm theo; vì các tôn sư sáng lập đều đã chết, bụi đất trở về bụi đất. Một khi làm theo lời dạy của tôn sư nào đó, người ta thường bảo rằng tôn sư ấy sống trong tôi. Nhưng thực tế chỉ là sự nhân cách hóa một ý thức hệ, một chủ thuyết, một giáo lý nào đó khi tin tưởng và làm theo. Người tin và làm theo - họ đồng hóa giáo lý, hoặc ý thức hệ, một chủ thuyết nào đó - với người phát kiến ra nó; và xem như người sáng lập đó vẫn đang sống động trong họ. Thực tế ngày nay ở một vài quốc gia vẫn thường lập đi lập lại nhiều lần hình bóng ai đó đã chết; và xem như cá nhân đó vẫn sống trong đường lối, sự nghiệp của họ.
Thiên Chúa hoàn toàn khác biệt ! Bản chất Ngài là hằng sống và mọi loài đều là tạo vật bởi Ngài sáng tạo. Ngài sẽ cư ngụ ngay trong tâm hồn người tin và thực hiện các tiêu chuẩn là chân lý thánh khiết bởi Ngài truyền dạy. Ngài sáng tạo và làm cho loài người được thừa hưởng các tiêu chuẩn cần thiết để Ngài thực hiện mục đích của Ngài là ở với họ và cho họ được sống đời đời; đồng thời mục đích cho loài người là đời sống của họ phản ánh về vinh quang là sự thánh khiết của Ngài nơi một tạo vật được sáng tạo theo hình ảnh Đấng chí thánh chí tôn. Chỉ có một Thiên Chúa hằng sống làm được và Ngài đang thực hiện như thế !

C.     Kết quả của đạo thật đem lại

·         Đức tin chân chính :

Các tiêu chuẩn để nhận biết đạo thật khiến cho người tìm kiếm đạo thật (tìm kiến chân lý) tiếp nhận được đức tin chân chánh phát xuất bởi Đấng hằng sống. Một đức tin sống động trong một niềm hy vọng sống động vào một Đấng sống động. Ngược lại với đức tin tôn giáo phát xuất bởi loài người hay chết.

·         Phép Bap-tem thật – Sự yên nghỉ thật – Phép Bap-tem Thánh linh – Sự chiến thắng :

Một Thiên Chúa sống động có lời hứa rõ ràng và Ngài có đủ năng lực để thực hiện lời hứa. Nói cách khác, một Thiên Chúa có kế hoạch hẳn hoi và Ngài đang thực hiện kế hoạch đó trong lịch sử loài người; chúng ta những người tin không có chọn lựa nào khác hơn là luôn ở trong Ngài, trong đường lối Ngài, vì ngoài Ngài ra không có Chúa nào khác có đủ năng lực làm cho chúng ta đạt đến hạnh phúc trọn vẹn đời đời.

Sự chọn lựa đi theo đường lối, chọn lựa đi theo giáo huấn, chon lựa sống theo cách của Ngài dạy chính là chịu phép bap-tem, chính là được yên nghỉ, chính là được Bap-tem thánh linh, chính là sự chiến thắng v.v….

  •          Các tiêu chuẩn bởi Thiên Chúa để phân biệt đạo vô hạn và đạo hữu hạn :
  •        Người đã lên nghĩa là gì, nếu không phải là Người đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất ? 10 Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn. 11 Và chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông Đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. 12 Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Ki-tô, 13 cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô. 14 Như vậy, chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ, bị sóng đánh trôi giạt theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt khéo dùng mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường. 15 Nhưng, sống theo sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới Đức Ki-tô vì Người là Đầu. 16 Chính Người làm cho các bộ phận ăn khớp với nhau và toàn thân được kết cấu chặt chẽ, nhờ mọi thứ gân mạch nuôi dưỡng và mỗi chi thể hoạt động theo chức năng của mình. Như thế Người làm cho toàn thân lớn lên và được xây dựng trong tình bác ái.
Kính

lê văn Bình

1 nhận xét: