Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

SÁNG THẾ CHƯƠNG MỘT - Ý NGHĨA SÁU NGÀY SÁNG TẠO

      “Sáu ngày sáng tạo” chính là nội dung mặc khải phổ quát. Nói ngược lại mặc khải phổ quát được biểu tượng là : “sáu ngày sáng tạo”. Bản chất của các loài thọ tạo trong  phạm trù mạc khải phổ quát là hữu hạn. Vậy biểu tượng “sáu ngày sáng tạo” hay con “số sáu” cũng mang cùng ý nghĩa đó.Trong St 1:2-30 Thiên-Chúa mô tả sự sáng tạo vũ-trụ theo như cách của Ngài; Ngài không hề mô tả sự sáng 


2.      Ý nghĩa hàm chứa trong “sáu ngày sáng tạo” :  
Sách Sáng-thế chương một, từ câu 02 cho đến câu 30 (St 1:2-30) Thiên-Chúa công bố về việc sáng tạo vũ trụ. Thời gian sáng tạo được lời Chúa trình bày chỉ trong “sáu ngày”, chúng ta thường gọi đó là : “sáu ngày sáng tạo” !
Trong St 1:2-30 Thiên-Chúa mô tả sự sáng tạo vũ-trụ theo như cách của Ngài; Ngài không hề mô tả sự sáng tạo vũ-trụ theo như cách mà loài người đã và đang khám phá[1]. Do đó : “sáu ngày sáng tạo” xét theo khía cạnh khoa-học thực-nghiệm, không thể được hiểu hoàn toàn theo nghĩa đen của mặt chữ một cách vô-tư. Nghĩa là, kinh thánh viết sao hiểu vậy. Chúng ta xem xét theo các nguyên tắc sau :
ü  Thứ nhất, Thiên-Chúa là Đấng siêu-việt, Ngài không phải lệ thuộc vào bất cứ điều kiện nào để sáng tạo; chẳng hạn như : phải đợi tới “sáu ngày” mới hoàn tất việc sáng tạo “trời đất” ! Điều này đi ngược lại với nguyên tắc bất di bất dịch của một Thiên-Chúa toàn năng, siêu việt : “ 18 Chúa phán một lời là băng giải tuyết tan, thổi gió lên nước liền tuôn chảy (Tv (Thi) 147:18)” . Lưu ý : St 1:7,9,11,15,24,30.
ü  Thứ hai, xét theo thứ tự trong sáu ngày sáng tạo thì không thể hiểu hoàn toàn theo nghĩa mặt chữ, nghĩa là : có trái đất, nước, rồi các thực -vật, kế đến mới có mặt-trời và mặt-trăng. Vì các thực-vật không thể sống mà không có ánh sáng !
Thế nhưng, đó lại là cách trình bày của kinh-thánh !  Nói cách khác đây là một hình thức diễn tả mang tính biểu tượng còn được gọi khác đi là : “Ngôn ngữ của kinh-thánh”. Vậy đã là “ngôn ngữ kinh-thánh” thì chắc chắn một điều : Cách trình bày đó phải mang một ý nghĩa nào đó, khác hơn, là, ý nghĩa của mặt chữ.
Thực vậy, qua lối trình bày nêu trên, lời Thiên Chúa trong kinh-thánh muốn hướng người học lời Thiên-Chúa chân chính đến một giáo huấn quan trọng cần thiết cho sự sống đời đời hơn là trình bày hoàn toàn theo nghĩa đen về sự sáng tạo.
ü  Thứ ba, căn bản ở nguyên tắc làm đầu (I Co 11:3) : Thiên Chúa đã trao mọi vật Ngài sáng tạo được trình bày ở chương một vào trong tay “Adam (con người) ” để họ quản trị. Muốn quản trị được mọi loài thì không gì khác hơn là phải khám phá[2] về sự sáng tạo vũ trụ từ những sự vật đơn giản đến những sự phức tạp để thấu hiểu và sau đó quản trị chúng theo như đường lối Thiên-chúa thiết định. Theo như “ngôn ngữ của kinh-thánh”, việc kinh-thánh tường thuật : Adam đặt tên cho các thú vật “mà Chúa nặn từ đất…” đã nói lên điều này (St 1:28. 2:19). Cũng vậy, hình ảnh : “Thiên-Chúa nặn…” rồi dẫn đến cho Adam để ông đặt tên cho chúng. Đây cũng là một trong những biểu tượng mà qua đó, Thiên-Chúa muốn gửi đến cho loài người một thông điệp : Hãy quản trị những gì Ngài đã sáng tạo ! Hãy khám phá cách mà Ngài đã làm ra chúng ! Và như vậy, về khía cạnh “vật-lý” hoàn toàn thuộc thẩm quyền riêng Thiên-Chúa đã trao cho Adam “loài người”. Tất nhiên sự khám phá hay quản trị cũng đồng nghĩa và tất cả phải thực hiện theo tinh thần của Thiên Chúa dạy. Với tính chất lãnh đạo được Thiên Chúa trao cho như thế ! Ngài sẽ không trực tiếp can dự vào, ngay cả khi họ từ chối sự hiện diện của Thiên-Chúa, ngoài ơn “mặc nhiên” (Mt 5:45. Rm 5:8) ban cho sau khi Adam vi phạm.

Vì vậy “sáu ngày sáng tạo” hay nội dung của St 1:2-30 (từ câu 02 đến câu 30) chính là ngôn ngữ của kinh-thánh, chính là biểu tượng mang các giáo huấn được trình bày qua những hình ảnh thực tế của sự sáng tạo.

Kết luận : “Sáu ngày sáng tạo” chính là nội dung mặc khải phổ quát. Nói ngược lại mặc khải phổ quát được biểu tượng là : “sáu ngày sáng tạo”. Bản chất của các loài thọ tạo trong  phạm trù mạc khải phổ quát là hữu hạn. Vậy biểu tượng “sáu ngày sáng tạo” hay con “số sáu” cũng mang cùng ý nghĩa đó.

Tóm tắt:
“sáu ngày sáng tạo” =   M/k phổ quát. (mạc khải phổ quát bao gồm các tạo vật hiện hữu trong vũ trụ đứng đầu là loài người cùng với các thành quả của họ như : Triết học - Các ngành khoa học - Tôn giáo do loài người sáng lập và các biểu tượng chỉ về mạc khải phổ quát như : Bóng tối - Mặt trời, - Mặt trăng - Cây “cho biết điều thiện-ác” - Ba con số sáu : 666 v.v …. )





[1] Khoa Học Thực-Nghiệm
[2] Nguyễn Lê Ân Điển. Sáng Thế Ký Dưới Lăng Kính Khoa Học. Nguồn Internet.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét