Tiếp theo phần hai "sáu ngày sáng tạo".
Phần ba trong bài này này viết về nguyên tắc lãnh đạo được trình bày trong kinh thánh. Trong thư I Corinto 11:3, lời Chúa cho chúng ta biết về sự thiết định nguyên tắc này. Nguyên tắc này chi phối cả khía cạnh thiêng liêng lẫn thuộc thể và có giá trị đời đời từ trước sáng thế, cho đến khi trời mới đất mới được khai mở và Ngài thiết định nó theo các khía cạnh : cá nhân, nhân loại, gia đình và hội thánh.
Sau đây là phần khái quát nguyên tắc lãnh đạo đó theo sự giới hạn trong sách Sáng thế
- Thiên-Chúa trao cho loài người
“quản trị”:
“QUẢN TRỊ” ! Đây là nguyên tắc làm đầu
(lãnh đạo), là sự thiết định “trật tự của Thiên-Chúa”. Hiểu được nguyên tắc làm
đầu,-hiểu được trật tự được thiết định bởi Thiên-Chúa chúng ta sẽ khám phá
nhiều bí mật khác mà Thiên-Chúa đã công bố trong kinh-thánh.
Sau đây là một vài sự kiện điển hình về
nguyên tắc này.
a. Quyền lãnh
đạo qua biểu tượng của sự đặt tên :
Khi sứ-thần truyền tin cho trinh nữ
Ma-ri-a : “30 Sứ
thần liền nói : “Thưa bà Ma-ri-a, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. 31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con
trai, và đặt tên là Giê-su.” (Luca
1:30)
Thiên-Chúa Cha đặt
tên cho Chúa Giê-su, vì chính Ngài làm “đầu” Chúa Giê-su, mà không phải thánh
Giu-se hay Đức Ma-ri-a là người làm đầu (theo
thế thường đã là cha mẹ thì có thẩm
quyền đặt tên).
Một nguyên tắc chung
bởi kinh-thánh, đó là : “Nhưng tôi muốn anh em biết rằng thủ lãnh của người nam là Đức Ki-tô,
thủ lãnh của người nữ là người nam, và thủ lãnh của Đức Ki-tô là Thiên
Chúa”(I Co 11:3). Đây là nguyên tắc làm đầu hay còn gọi là lãnh đạo. Với nguyên
tắc này, Thiên-Chúa cũng cho phép con người áp dụng theo thẩm quyền (St 1:28)
quản trị; nghĩa là được đặt tên cho mọi loài thọ tạo khác hiện diện trong vũ
trụ. Để diễn tả về thẩm quyền hoặc nguyên tắc này ngôn ngữ Kinh-thánh viết như
sau : “19 YA-VÊ là Thiên Chúa
lấy đất nặn ra mọi dã thú, mọi chim trời, và dẫn đến với con người xem con
người gọi chúng là gì…” (St 2:19) (nói cách khác Adam khám phá được bí mật nào
trong cuộc sống, trong thiên-nhiên thì ông có quyền đặt tên). Với nguyên
tắc mà lời Chúa trình bày trong nội dung trích đoạn St 2:19 nêu trên,
Thiên-Chúa luôn tôn trọng nguyên tắc này.
Cũng vậy, với nguyên tắc làm đầu, khi
Thiên-Chúa đáp ứng nhu cầu cá nhân Adam; một trong các nhu cầu, mà loài người
không thể có giải pháp khả thi tự giải quyết, đó là : phải cần một trợ tá tương
xứng.
St 2:18 “18 YA-VÊ là Thiên Chúa
phán : “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương
xứng với nó.”
Adam
phải có bạn “tương xứng” để tương giao, và đó là
một trong những nhu cầu mà Thiên-Chúa đã thiết định nơi Adam. Thiên-Chúa biết
sự giới hạn của ông, (nhu cầu không thể tự đáp ứng) của tạo vật mà Ngài tạo
dựng; cho nên, Ngài đã đáp ứng nhu cầu đó
bằng cách dựng nên một người nữ,-một trợ tá tương xứng cho Adam. Việc đáp
ứng này nói lên quyền làm đầu của Ngài trên Adam. Tương tự như vậy, Ngài đã
không đặt tên cho Eva, nhưng lại dẫn Eva đến cho Adam, để ông tự đặt tên cho
tạo vật tương xứng đó (St 3:20).
Thiên-Chúa luôn luôn tôn trọng nguyên tắc mà Ngài thiết
định.
Cũng vậy, qua nguyên tắc “làm đầu”, Thiên Chúa muốn loài người khám phá, và
quản trị vũ trụ theo như cách của Ngài; để qua đó, con người bày tỏ sự tôn thờ
nhất mực, đúng đắn về Thiên-Chúa của họ (St 1:28. 2:19. Tv (Thi)
8:6-10). (Thực vậy,
ngày hôm nay nhờ vào công nghệ cao, mà nhiều ngành khoa học như : thiên văn
học, vật lý, hóa học, sinh vật học phân tử, di truyền học, và nhân chủng học
v.v…. , loài người đã, đang và sẽ khám phá những gì bí ẩn được kinh-thánh mô tả
trong “sáu ngày” sáng tạo theo khía cạnh sáng tạo thuần túy).
Tóm tắt : Sự Chúa đặt tên, chính là
điều Ngài thực hiện quyền làm đầu trên tạo vật mà Ngài sáng tạo. Và việc loài
người đặt tên cho các tạo vật mà Chúa trao cho quản trị, cũng đã nói lên quyền
hành đó. Một trong những biểu tượng của
quyền làm đầu chính là sự đặt tên.
b. Quyền lãnh đạo (làm đầu) qua việc khám phá nội dung biểu tượng “sáu ngày sáng tạo”:
Thiên-Chúa đã khẳng định chủ quyền sáng
tạo một cách tuyệt đối : “6 Một lời CHÚA phán làm ra các tầng trời, một
hơi Chúa thở tạo thành muôn tinh tú.” ( Tv, Thi 33:6 )
Nhưng trong sách Sáng thế chương một từ
câu 02 đến câu 30 chúng ta nhận thấy kinh thánh lại mô tả thứ tự cách
Thiên-Chúa dựng nên các loài thọ tạo, và việc sáng tạo ấy, phải mất “sáu ngày”.
Vậy kinh-thánh có mâu thuẫn không ?
Kinh-thánh không hề mâu thuẫn, chỉ khi
nào toàn bộ kinh-thánh được đọc kỹ lưỡng, khi ấy, người đọc sẽ nhận thấy mục
đích, ý nghĩa của sự sáng tạo; cũng như ý nghĩa đích thực của “sáu ngày sáng
tạo” mới được biểu lộ rõ ràng.
“Sáu ngày sáng tạo” chính là mục
đích,-chính là biểu tượng mà kinh-thánh muốn nhắm tới; nó mang tính chất giáo
huấn, hơn là nghĩa đen thuần túy của bản văn. Chúng ta nhận thấy nội dung trong
chương một từ ngày thứ nhất sáng tạo cho đến ngày thứ sáu sáng tạo chỉ là những
nguyên tắc tổng quát, vừa phần nào đó nghĩa đen, nhưng nhiều hơn là các hình
ảnh tự nhiên được dùng làm biểu tượng, tất cả đều đan xen lẫn vào nhau. Qua ý
nghĩa của các biểu tượng, chúng ta biết chắn rằng : chi tiết của việc sáng tạo,
Thiên-Chúa đã trao cho loài người quyền hạn khám phá :
Sáng
thế 1:28
28
Thiên Chúa ban phúc
lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ : “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho
đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi
giống vật bò trên mặt đất.”
Thiên-Chúa đã trao cho con người quyền
hạn khám phá để quản trị và hưởng dùng các loài thọ tạo không những trên trái
đất (mà còn cả trong vũ trụ ???). Ngài không mô tả chi tiết sự sáng tạo của mọi
loài thọ tạo trong trời đất. Thế nhưng, những gì được lời Chúa trình bày trong
chương một sách sáng thế từ câu 02 đến câu 30 cũng đã cho con người những
nguyên tắc khoa học lớn mà ngày nay loài người đã, và đang dần khám phá ra
chúng.
Ví dụ 01
:
St
1:2,9
“ 2 Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng
tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước………… 9 Thiên
Chúa phán : “Nước phía dưới trời phải tụ lại một nơi, để chỗ cạn lộ ra.” Liền
có như vậy.”
Khoa học thực nghiệm ngày nay đã khám phá ra ý nghĩa thực sự của lời Chúa
trong trích đoạn St 1:2,9 nêu trên,
đó là : “khi Thiên-Chúa sáng tạo vũ trụ,
(các Thiên hà) và địa cầu là một thành phần trong các thành phần của thiên-hà, thì khi ấy nước đã bao phủ toàn thể địa
cầu,”. Thánh Phê-rô là một người lao-động chân tay, thế mà, Thần Thiên
-Chúa đã soi sáng cho ông hiểu ý nghĩa của câu : “ 9 Thiên Chúa phán : “Nước phía dưới trời phải tụ lại một
nơi, để chỗ cạn lộ ra. Liền có như vậy.” (St 1:9) và Ông đã viết trong thư
thứ hai (II Phê-rô 3:5) như sau : “ 5 Thật
vậy, họ không muốn biết rằng từ lâu đã có trời và đất, và đất từ nước mà ra và
nhờ nước mà đứng vững do lời của Thiên Chúa”. Chúa đã khải thị cho Ông biết
trước cả sự khám phá của khoa học hôm nay khoảng 2000 năm.
Ví dụ 02 :
St
1:11
“11
Thiên
Chúa phán : “Đất phải sinh thảo mộc xanh tươi, cỏ mang hạt giống, và cây trên
mặt đất có trái, ra trái tuỳ theo loại,
trong có hạt giống.” Liền có như vậy. 12
Đất
trổ sinh thảo mộc, cỏ mang hạt giống tuỳ
theo loại, và cây ra trái, trong trái có hạt giống tuỳ theo loại. Thiên
Chúa thấy thế là tốt đẹp. 13
Qua
một buổi chiều và một buổi sáng : đó là ngày thứ ba.”
St
1:20 20
Thiên
Chúa phán : “Nước phải sinh ra đầy dẫy những sinh vật lúc nhúc, và loài chim
phải bay lượn trên mặt đất, dưới vòm trời.” 21
Thiên
Chúa sáng tạo các thuỷ quái khổng lồ, cùng mọi sinh vật vẫy vùng lúc nhúc dưới nước tuỳ theo loại, và mọi giống
chim bay tuỳ theo loại……..“ra trái
tuỳ theo loại” “cỏ mang hạt giống tuỳ theo loại” “giống chim bay tuỳ theo
loại.” “sinh vật vẫy vùng lúc nhúc dưới nước tuỳ theo loại,” … Đây là nguyên tắc về
di truyền học mà Menden[1] đã khám
phá.
Nếu một mai, loài người khám phá nhiều hơn nữa về nguồn
gốc của vũ trụ đang hiện hữu này, thì đó, chính là tiến trình mà Thiên-Chúa sáng tạo ra chúng. Vì Thiên-Chúa đã trao cho loài người quyền hạn ấy : “28 Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với
họ : “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất.
Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.” (Sáng thế
1:28)
Như phần trên chúng ta nói “sáu ngày
sáng tạo” ngoài ý nghĩa mặt chữ trình bày về thời gian sáng tạo nó còn được
Thiên-Chúa dùng làm biểu tượng. Biểu tượng cho loài người biết về sự giới hạn
của chính họ và mọi loài khác nữa.
Tại sao dùng làm biểu tượng ?
Vì Thiên Chúa toàn năng Ngài không phải
lệ thuộc vào bất cứ điều kiện nào khác ngoài sự toàn năng của Ngài. Và kinh
thánh trình bày điều ấy như sau : Kh 4:11 11 “Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con,
Ngài xứng đáng lãnh nhận vinh quang, danh dự và uy quyền, vì Ngài đã dựng nên muôn vật, và do ý Ngài
muốn, mọi loài liền có và được dựng
nên.” Tuy nhiên, như vừa nói ở phần trên : Nếu một mai loài người khám
phá nhiều hơn nữa về nguồn gốc của vũ trụ đang hiện hữu này thì đó chính là
cách mà Thiên-Chúa sáng tạo ra chúng kể cả về thời gian và cách thức sáng tạo, vì đó là : “….. do ý
Ngài muốn, mọi loài liền có và được dựng nên.” Kinh-thánh chỉ nhấn mạnh
mọi vật đều bởi Ngài sáng tạo, còn “….. do ý Ngài muốn…” loài người cần phải khám phá vì đó là quyền hạn Thiên-Chúa đã trao
cho họ (St 1:28). Vậy việc kinh-thánh dùng các hiện tượng cũng như các hình ảnh
của loài thọ tạo do Ngài sáng tạo để làm biểu tượng là điểm chính yếu; vì qua
đó, Ngài muốn bày tỏ cho loài người biết về một Thiên-Chúa luôn tôn trọng những
gì Ngài đã thiết định. Chẳng hạn như : nguyên tắc lãnh đạo (làm đầu),
nguyên-tắc trong giáo-dục học, và bày tỏ về thẩm quyền tuyệt đối của Ngài đối
với sự sống đời đời của loài người (biểu
tượng Chúa sử dụng, tính chất của nó nhắm tới một trong, hai hạng người được mô
tả ở Mt 13:10-11).
Còn tiếp
Kính trong Chúa Giê-su
Lê văn Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét