Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

SÁNG THẾ CHƯƠNG MỘT- SÁU NGÀY SÁNG TẠO VÀ NGÀY THỨ BẢY

Ý nghĩa biểu tượng
“sáu ngày sáng tạo” đối với ngày thứ bảy

"Hình ảnh của “ sáu ngày sáng tạo” và “ngày thứ bảy” còn là biểu tượng quan trọng về hai cây : “cây cho biết điều thiện và điều ác” và cây “trường sinh”. Cây cho biết “điều thiện và điều ác” chính là tri thức của loài người tích lũy được trong hành trình khám phá mặc khải phổ quát (Rm 1:18-20) được biểu tượng là “sáu ngày sáng tạo”. Con số “bảy” là biểu tượng của sự trọn vẹn chỉ thuộc về Thiên-Chúa. Nó còn được biểu tượng bằng cây “trường sinh” hay là giáo huấn của Thiên-Chúa, hoặc mặc-khải đặc-biệt"
Thiên-Chúa là đấng siêu việt. Do đó, Ngài không phải lệ thuộc vào bất cứ yếu tố nào ngoài Ngài để sáng tạo. Nhưng riêng về quyền lãnh đạo các tạo vật hữu hình, Thiên Chúa lại dành cho con người quản trị. Vậy : “giờ, ngày, tháng, năm” khi được kinh thánh đề cập đến thì hẳn nhiên phải mang một ý nghĩa nhất định nào đó.

Ngày “thứ bảy” kinh thánh mô tả Thiên Chúa nghỉ ngơi vì Ngài đã làm xong công việc. Thực chất, Thiên-Chúa, tự bản chất Ngài là siêu việt, nên đâu có nhọc nhằn vất vả mà phải nghỉ ngơi. Như chúng ta tìm hiểu về các cách diễn tả của kinh-thánh thì đây chính là cách diễn tả “như nhân”. Điểm chính mà Thiên-Chúa muốn chúng ta biết,  đó là con số biểu tượng của sự sáng tạo : “sáu ngày sáng tạo”. Có hai con số : “con số sáu” được dùng để chỉ về mạc-khải phổ-quát và con số thứ hai là con “số bảy” được dùng để chỉ sự trọn vẹn thuộc về Thiên-Chúa. Khám phá về mặc-khải phổ- quát chính là khám phá ý nghĩa, nội dung của “sáu ngày sáng tạo”, nó thuộc về thẩm quyền con người và dành cho con người để họ hưởng dùng. Sự hoàn hảo vượt không gian, thời gian được biểu tượng là “số bảy” thuộc về thẩm quyền Thiên-chúa, nội dung của nó thuộc về Thiên Chúa. Loài người không thể tự khám phá được con số này, trừ phi Thiên-Chúa mặc khải cho (Phục 29:28; mặc khải đặc biệt).
Hình ảnh của “ sáu ngày sáng tạo” và “ngày thứ bảy” còn là biểu tượng quan trọng về hai cây : “cây cho biết điều thiện và điều ác” và cây “trường sinh”. Cây cho biết “điều thiện và điều ác” chính là tri thức của loài người tích lũy được trong hành trình khám phá mặc khải phổ quát (Rm 1:18-20) được biểu tượng là “sáu ngày sáng tạo”. Con số “bảy” là biểu tượng của sự trọn vẹn chỉ thuộc về Thiên-Chúa. Nó còn được biểu tượng bằng cây “trường sinh” hay là giáo huấn của Thiên-Chúa, hoặc mặc-khải đặc-biệt.
Tóm tắt:
“sáu ngày sáng tạo” =  Biểu tượng những gì thuộc về loài người. (mặc khải phổ quát, Cây cho biết điều thiện-ác, Tri thức loài người, Tôn giáo loài người v.v…. )
“ngày thứ bảy” = Biểu tượng diễn tả những gì thuộc về Thiên-Chúa (sự hoàn hảo, Cây sự sống, M/k đặc biệt, Giáo huấn của Thiên-Chúa v. v…. )

“Sáu ngày sáng tạo” là biểu tượng mặc khải phổ quát,biểu tượng của sự giới hạn. Các tạo vật được dựng nên trong “sáu ngày sáng tạo” bản chất đều giới hạn (buổi chiều,buổi sáng).
“Ngày thứ bảy” (không có buổi chiều và buổi sáng) biểu tượng sự vô hạn, chỉ về Thiên Chúa, –Đấng sáng tạo.

Ngày Sa-bát đã được kinh-thánh viết trong sách Sáng-thế ký. Vậy ý nghĩa của việc ấy thế nào ???
Thiên-Chúa muốn con người nghỉ ngơi mọi việc làm tinh thần cũng như thể xác, với mục đích để con người toàn diện đó thuộc về Ngài, và làm công việc thờ phượng Ngài; nói cách khác, đó là một ngày mà loài người sau Adam rất cần trở nên như trẻ thơ như ở trong vòng tay của cha mẹ, không còn toan tính bất cứ gì liên quan đến lợi ích riêng tư mà trái lại phó thác đời sống mọi mặt trong sự quan phòng của Thiên Chúa là Cha; một ngày hoàn toàn không có điều chi đi ngược lại thánh ý Chúa, để được Báp-tem vào trong Chúa, để được yên nghỉ hoàn toàn trong Chúa.  Tinh thần của ngày thứ bảy đó cần phải được làm mẫu mực cho sáu ngày còn lại nhờ sức của Thiên-Chúa, mà không thể hiểu đó là ngày mà Chúa muốn loài người nghỉ ngơi giống như sự nghỉ ngơi thuần túy sau khi lao động chân tay hoặc trí óc. Kinh lạy Cha, (kinh cầu nguyện chung) Chúa Giê-su dạy trong chương 6 câu 9 (Mat 6:9) không dạy cho chúng ta yên nghỉ (phó thác, giữ các điều răn, bap-tem) trong Ngài hay sao ?
Chúng ta thừa biết : Việc thờ phượng Thiên-Chúa không phải chỉ gói gọn trong ngày Sa-bát ! Trái lại, sự thờ phượng Thiên-Chúa là trọn cả đời sống mỗi ngày của chúng ta trong đường lối Chúa. Bởi vì chúng ta chính là đền thờ sống động và sự thờ phượng Thiên-Chúa phải được bày tỏ qua đền thờ sống động ấy với lối sống thánh hằng ngày (I Phê-rô, Phi-e-rơ 1:15-16).
Vậy việc Thiên-Chúa quy định thờ phượng Ngài trong ngày Sa-bát lại khiến ngày này mang một ý nghĩa khác quan trọng hơn, đó là : khi đến với Chúa trong ngày Sa-bát, chính là : thái độ chúng ta, công nhận sự hoàn hảo thuộc về Thiên-Chúa; đồng thời qua đó, nhận biết : con số “sáu” là biểu tượng cho sự giới hạn của loài thọ tạo. Cụ thể, là : chính thân phận con người.

Trong sách Sáng-thế, mà không phải từ khi sáng thế !!! Thiên-Chúa chỉ định : chỉ một ngày thứ bảy (Sa-bat) biệt riêng làm ngày nghỉ ngơi cho con người toàn diện, bởi lý do : Ngài biết trước Adam sẽ vi phạm không ăn năn và hậu quả : loài người chưa được vào sự sống đời đời. Như vậy, Thiên-Chúa chỉ ấn định một ngày thứ bảy, và cũng chỉ một “ngày này” Ngài dùng làm hình bóng cho loài người nhận biết về sự yên nghỉ trọn vẹn trong “trời mới đất mới” khi mà loài người không còn có sự chọn lựa nào khác hơn là chính sự “yên nghỉ” nơi Thiên-Chúa, và chỉ còn có Ngài mà thôi (Mt 5:17-18. Colose 2:16-17. Isai 66:22-23. Kh 11:19). Sách Khải huyền mô tả về tình trạng tâm hồn những ai được xét vào sự sống đời đời (Lu 20:35-36) như sau :1 Rồi thiên thần chỉ cho tôi thấy một con sông có nước trường sinh, sáng chói như pha lê, chảy ra từ ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên. 2 Ở giữa quảng trường của thành, giữa hai nhánh sông, có cây Sự Sống sinh trái mười hai lần, mỗi tháng một lần; lá cây dùng làm thuốc chữa lành các dân ngoại.3 Sẽ không còn lời nguyền rủa nào nữa. Ngai của Thiên Chúa và của Con Chiên sẽ đặt trong thành, và các tôi tớ Người sẽ thờ phượng Người. 4 Họ sẽ được nhìn thấy tôn nhan Người, và thánh danh Người ghi trên trán họ. 5 Sẽ không còn đêm tối nữa, họ sẽ không cần đèn đuốc hay ánh sáng mặt trời, vì Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ chiếu sáng trên họ, và họ sẽ hiển trị đến muôn thuở muôn đời.(Kh 22:1-5) ngày Sa-bát (thứ bảy) làm hình bóng trong trời này, đất này nói riêng, cũng như các điều răn khác sẽ chấm dứt không còn giá trị đối với những ai được xét vào sự sống đời đời, tức là những người đắc thắng, những người không còn tội lỗi, những người được nên thánh giống như Đấng họ tôn thờ vẫn luôn là Đấng Thánh.  Đây phải chăng là ngày Sa-bát vĩnh hằng không còn lệ thuộc vào thời gian, không gian mà con người hôm nay còn phải thực hành theo quy ước ??? (Mt 5:17-19. Gie 3:14-18) (Adam khi chưa vi phạm cũng đã từng có những ngày Sa-bát như vậy).

Bài này dài nên được chia làm hai phần

Kính trong Chúa Giê-su

    Lê văn Bình


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét