Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

BÍ TÍCH THÁNH THỂ THEO KINH THÁNH

“BÍ TÍCH THÁNH THỂ” THIÊN CHÚA THIẾT LẬP
 VÀ GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ “BÍ TÍCH THÁNH THỂ

                                                                                                     Biên soạn : Lê Văn Bình

“Qua hình thức lương thực, cách nhận và cách dùng của Chúa Giê-su cũng như lương thực, cách nhận và cách dùng của người tin Chúa, chúng ta nhận ra một điều hệ trọng hình bóng và là ý nghĩa đích điểm của việc ăn uống như sau : Người không tin Chúa sẽ không nhận được giáo huấn là lương thực thánh sạch đem lại sự sống đời đời và họ sẽ phải dung nạp nhiều giáo huấn chỉ bởi loài người vốn đã ô-uế do sự liên đới với Adam. Nhưng ngược lại người tin Chúa sẽ nhận được sự sống đời đời bởi chính giáo huấn là lương thực thánh khiết thường tồn trong hành trình về đất hứa là “trời mới đất mới” sẽ được thiết lập trong tương lai khi Chúa Giê-su trở lại.”


Kinh thánh dành cho hết thảy mọi người, nhưng ngược lại không phải ai cũng có thể đọc và lại lãnh hội được những giáo huấn tinh tuyền mầu nhiệm chứa đựng trong đó; ngoại trừ được chính Thiên Chúa tái sanh ! Thực vậy, chỉ có người được tái sanh thực sự mới có thể hiểu đúng và đủ để an tâm, mạnh mẽ thi hành những gì theo tiêu chuẩn của Thiên Chúa (Colose 3:10. Ehp 4:21-23. Do thái, He 8:9-11. I Gioan 2:22).
Mong rằng quý độc giả, là người đang đọc những dòng này tất cả đều đã được Thiên-Chúa Tái sanh !

Trước hết chúng tôi xin nói về “bí tích thánh thể” được diễn giải qua giáo lý của Giáo hội Công giáo.

A.    Giáo lý Công giáo về “bí tích thánh thể”

Những mục có chữ in nghiêng dưới đây, nội dung được trích trong phần toát yếu giáo lý về bí tích thánh thể của hội thánh Công giáo (bản dịch Việt ngữ của ủy ban Giáo lý Đức tin hội đồng Giám mục Việt năm 2006).
271. Bí tích Thánh Thể là gì?
1322-1323
1409
Bí tích Thánh Thể là chính hy tế Mình và Máu của Chúa Giêsu, mà Người đã thiết lập để lưu tồn hy tế thập giá của Người qua bao thế kỷ cho đến khi Người lại đến. Như thế, Người ủy thác cho Hội thánh việc tưởng nhớ cái Chết và cuộc Phục sinh của Người. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ hợp nhất, dây bác ái, bữa tiệc vượt qua, nơi chúng ta lãnh nhận Ðức Kitô, linh hồn được tràn đầy ân sủng và được bảo đảm cho đời sống vĩnh cửu.

272. Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Thánh thể khi nào?
1323
1337-1340
Người đã thiết lập Bí tích Thánh Thể vào ngày Thứ Năm tuần thánh, "trong đêm bị trao nộp" (1 Cr 11, 23), khi Người ăn bữa tiệc cuối cùng với các Tông đồ của Người.

273. Người đã thiết lập Bí tích Thánh Thể như thế nào?
1337-1340
1365, 1406
Sau khi qui tụ các Tông đồ trong nhà Tiệc ly, Chúa Giêsu cầm lấy bánh trong tay, bẻ ra và trao cho các ông mà nói: "Anh em hãy nhận lấy mà ăn: này là Mình Thầy bị nộp vì anh em". Rồi Người cầm trong tay chén đầy ruợu và nói với họ: "Anh em hãy nhận lấy mà uống: này là chén Máu Thầy, Máu Giao ước mới và vĩnh cửu, đổ ra cho anh em và nhiều người được tha tội. Anh em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy".

274. Bí tích Thánh Thể có ý nghĩa gì trong đời sống của Hội thánh?
1324-1327
1407
Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của toàn bộ đời sống Kitô giáo. Thánh Thể là tột đỉnh hoạt động thánh hóa của Thiên Chúa đối với chúng ta và là tột đỉnh của hoạt động phượng tự chúng ta dâng lên Ngài. Bí tích Thánh Thể chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội thánh, đó chính là Ðức Kitô, Ðấng là Chiên Vượt qua của chúng ta. Việc hiệp thông vào sự sống của Thiên Chúa và sự hợp nhất của dân Thiên Chúa được diễn tả và thực hiện nhờ Bí tích Thánh Thể. Qua việc cử hành Thánh lễ, chúng ta được kết hợp với Phụng vụ trên trời và tham dự trước vào đời sống vĩnh cửu.

275. Bí tích này còn được gọi bằng những tên gọi nào?
1328-1332
Nguồn phong phú vô tận của Bí tích này được diễn tả qua nhiều tên gọi khác nhau, gợi lên những khía cạnh đặc biệt. Những tên gọi thông dụng nhất là: Thánh Thể, Thánh lễ, Bữa tiệc của Chúa, lễ Bẻ Bánh, Cử hành Thánh Thể, Tưởng nhớ cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa, Hy lễ thánh, Phụng vụ thánh và Thần linh, Mầu nhiệm thánh, Bí tích thánh nơi bàn thờ, Hiệp lễ.

276. Ðâu là vị trí của Bí tích Thánh Thể trong Nhiệm cục cứu độ?
1333-1344
Trong Giao ước cũ, Bí tích Thánh Thể đặc biệt được tượng trưng bằng bữa ăn Vượt qua, được Người Hi-pri cử hành hàng năm với bánh không men, để ghi nhớ ngày ra đi vội vã và giải phóng khỏi đất Ai Cập. Chúa Giêsu đã báo trước về Bí tích này trong giáo huấn của Người, và Người đã thiết lập Bí tích này khi cử hành bữa tiệc ly với các Tông đồ, trong khung cảnh bữa tiệc Vượt qua. Trung thành với lệnh truyền của Chúa: "Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy" (1 Cr 11, 24), Hội thánh luôn cử hành Bí tích Thánh Thể, nhất là vào ngày chúa nhật, ngày Phục sinh của Chúa Giêsu.

277. Bí tích Thánh Thể được cử hành thế nào?
1345-1355
1408
Bí tích Thánh Thể được cử hành gồm hai phần chính, hợp thành một hành vi phụng tự duy nhất: Phụng vụ Lời Chúa gồm việc công bố và lắng nghe Lời Chúa, và Phụng vụ Thánh Thể gồm việc tiến dâng bánh rượu, kinh nguyện thánh thể (hay anaphore) và hiệp lễ.

278. Ai là thừa tác viên của Bí tích Thánh Thể?
1348
1411
Thừa tác viên Bí tích Thánh Thể là vị tư tế (Giám mục hay linh mục) đã được truyền chức thành sự; vị này cử hành trong cương vị (in Persona) Ðức Kitô - Thủ lãnh và nhân danh Hội thánh.

279. Các chất liệu chính yếu và cần thiết của Bí tích Thánh Thể là gì?
1412
Các chất liệu đó là bánh mì và rượu nho.

280. Tại sao nói Bí tích Thánh Thể là việc tưởng niệm hy tế của Ðức Kitô?
1362-1367
Bí tích Thánh Thể là việc tưởng niệm theo nghĩa làm cho hiện diện và hiện tại hoá hy tế thập giá mà Ðức Kitô đã dâng lên Chúa Cha, một lần thay cho tất cả, vì nhân loại. Ðặc tính hy tế của Bí tích Thánh Thể được biểu lộ trong chính những lời thiết lập: "Ðây là Mình Thầy, bị nộp vì anh em" và "Chén này là Giao ước mới trong Máu Thầy, sẽ đổ ra vì anh em" (Lc 22,19-20). Hy tế thập giá và hy tế Thánh Thể là một hy tế duy nhất. Hiến vật và người dâng là một, chỉ khác biệt về cách tiến dâng: cách đổ máu trên thập giá, cách không đổ máu trong Bí tích Thánh Thể.

281. Hội thánh tham dự vào hy tế Thánh Thể theo cách nào?
1368-1372
1414
Trong Bí tích Thánh Thể, hy tế của Ðức Kitô cũng trở thành hy tế của các chi thể trong Thân Thể Người. Ðời sống của các tín hữu, lời ca ngợi, hoạt động, cầu nguyện, lao động của họ được kết hợp với Ðức Kitô. Vì là hy tế, Bí tích Thánh Thể cũng được dâng lên thay cho tất cả các tín hữu, người còn sống cũng như kẻ đã qua đời, như của lễ đền tội cho tất cả mọi người, để đón nhận được từ Thiên Chúa những ích lợi thiêng liêng và trần thế. Hơn nữa, Hội thánh trên trời cũng hiện diện trong lễ dâng của Ðức Kitô.

282. Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể như thế nào?
1373-1375
1413
Ðức Giêsu Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể một cách độc nhất vô nhị và không thể so sánh được. Thật vậy, Người hiện diện cách đích thực, thực sự và theo bản thể: với Mình và Máu Người, với linh hồn và thần tính của Người. Trong Bí tích Thánh Thể, Ðức Kitô trọn vẹn, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, hiện diện theo cách Bí tích, nghĩa là dưới hình bánh và hình rượu.

283. Biến đổi bản thể nghĩa là gì?
1376-1377
1413
Biến đổi bản thể nghĩa là sự biến đổi trọn vẹn bản thể bánh thành bản thể Mình Thánh Ðức Kitô, và biến đổi trọn vẹn bản thể rượu thành bản thể Máu Thánh Người. Sự biến đổi này được thực hiện trong Kinh Nguyện Thánh Thể, nhờ tính hữu hiệu của lời Ðức Kitô và tác động của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, những đặc tính khả giác bên ngoài của bánh và rượu, nghĩa là các "hình bánh rượu," vẫn không thay đổi.

284. Việc bẻ bánh có phân chia Ðức Kitô không?
1377
Việc bẻ bánh không phân chia Ðức Kitô. Người hiện diện trọn vẹn và toàn phần trong mỗi hình dạng Thánh Thể, và trong mỗi phần nhỏ của cả hai hình dạng đó.

285. Sự hiện diện của Ðức Kitô trong Bí tích Thánh Thể kéo dài bao lâu?
1377
Sự hiện diện của Ðức Kitô kéo dài bao lâu hình bánh ruợu đã truyền phép còn tồn tại.

286. Phải tôn thờ Bí tích Thánh Thể cách nào?
1378-1381
1418
Ðó là sự tôn thờ "latria", nghĩa là sự tôn thờ chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa, dù trong Thánh lễ, dù ngoài Thánh lễ. Hội thánh bảo quản bánh rượu đã truyền phép một cách cẩn thận tối đa; Hội thánh mang Thánh Thể cho các bệnh nhân, cho những người không có khả năng tham dự Thánh lễ. Hội thánh trưng Thánh Thể cho các tín hữu tôn thờ cách long trọng; mang Thánh Thể đi rước kiệu và mời gọi mọi người thường xuyên kính viếng và thờ lạy Bí tích cực thánh này, được gìn giữ trong Nhà tạm.

287. Tại sao Bí tích Thánh Thể là tiệc Vượt qua?
1382-1384
1391-1396
Bí tích Thánh Thể là tiệc Vượt qua vì khi làm cho cuộc Vượt qua của Người hiện diện một cách Bí tích, Ðức Kitô ban cho chúng ta Mình và Máu Người làm của ăn thức uống. Người kết hợp chúng ta với Người và với nhau trong hy tế của Người.

288. Bàn thờ có ý nghĩa gì?
1383
1410
Bàn thờ là biểu tượng của chính Ðức Kitô, Ðấng đang hiện diện như của lễ hiến tế (bàn thờ - hy tế thập giá) và như lương thực thần thiêng được ban tặng cho chúng ta (bàn thờ - bàn tiệc Thánh Thể).

289. Hội thánh đòi buộc chúng ta phải tham dự Thánh lễ khi nào?
1389
1417
Hội thánh đòi buộc các tín hữu phải tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa nhật và các lễ buộc. Hội thánh cũng khuyên chúng ta tham dự Thánh lễ vào các ngày khác nữa.

290. Khi nào chúng ta phải rước lễ?
1389
Hội thánh khuyên các tín hữu, nếu có đủ điều kiện cần thiết, nên rước lễ mỗi khi tham dự Thánh lễ. Hội thánh buộc chúng ta rước lễ một năm ít là một lần trong mùa Phục sinh.

291. Phải có những điều kiện nào để rước lễ?
1385-1389
Ðể rước lễ, chúng ta phải hoàn toàn thuộc về Hội thánh Công giáo và sống trong tình trạng ân sủng, nghĩa là phải ý thức mình không có tội trọng. Ai ý thức mình đã phạm một tội trọng, phải lãnh nhận Bí tích Thống hối trước khi rước lễ. Cũng cần phải có sự tịnh tâm và cầu nguyện, giữ sự chay tịnh do Hội thánh qui định và có những thái độ bên ngoài xứng đáng (cử chỉ, cách ăn mặc) biểu lộ lòng tôn kính đối với Ðức Kitô.

292. Việc rước lễ đem lại những hiệu quả gì?
1391-1397
1416
Việc rước lễ làm tăng triển sự hiệp thông của chúng ta với Ðức Kitô và với Hội thánh Người, bảo toàn và canh tân đời sống ân sủng đã nhận được khi lãnh Bí tích Rửa tội và Bí tích Thêm sức, giúp tăng triển tình yêu đối với tha nhân. Việc rước lễ làm chúng ta nên mạnh mẽ trong đức ái, xoá bỏ các tội nhẹ và gìn giữ chúng ta, trong tương lai, khỏi các tội trọng.

293. Khi nào có thể trao ban Bí tích Thánh Thể cho các người Kitô hữu không công giáo?
1398-1401
Các thừa tác viên công giáo chỉ được phép trao ban Bí tích Thánh Thể cho những người thuộc các Giáo hội Ðông Phương, dù không hiệp thông trọn vẹn với Hội thánh Công giáo, nếu như chính họ tự ý xin và có đủ các điều kiện cần thiết. Còn đối với những người thuộc các cộng đoàn giáo hội khác, các thừa tác viên công giáo được phép trao ban Bí tích Thánh Thể cho họ, khi có lý do quan trọng, và do chính họ tự ý xin và có đủ các điều kiện cần thiết, và họ cũng phải biểu lộ đức tin công giáo đối với Bí tích Thánh Thể.

294. Tại sao Thánh Thể là "bảo chứng cho vinh quang mai sau"?
1402-1405
Vì Bí tích Thánh Thể đổ tràn trong chúng ta tất cả mọi ân sủng và sự chúc lành của trời cao, nên Bí tích này củng cố chúng ta nên mạnh mẽ trên đường lữ hành trần gian, và làm cho chúng ta thêm lòng khao khát đời sống vĩnh cửu, khi đã liên kết chúng ta với Ðức Kitô, Ðấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, với Hội thánh thiên quốc, với Ðức Trinh Nữ Maria diễm phúc và với tất cả các thánh.
Trong Bí tích Thánh Thể, chúng ta bẻ cùng một tấm bánh là phương dược trường sinh bất tử và của ăn đem lại sự sống muôn đời trong Ðức Kitô" (Thánh Ignatio Antiokia).

Trong phần toát yếu giáo lý về bí tích thánh thể của giáo hội Công giáo nêu trên, chúng tôi xin mạn phép lược trích hai điển căn bản sau :

1.      Linh mục, giám mục trong cương vị Ki-to

278. Ai là thừa tác viên của Bí tích Thánh Thể?
1348
1411
Thừa tác viên Bí tích Thánh Thể là vị tư tế (Giám mục hay linh mục) đã được truyền chức thành sự; vị này cử hành trong cương vị (in Persona) Ðức Kitô - Thủ lãnh và nhân danh Hội thánh.
Theo giáo lý của Giáo hội Công giáo (chữ in nghiêng) trên đây : nếu không có linh mục hay Giám mục là thừa tác viên trong hàng giáo phẩm đã được truyền chức thành sự thì không ai có thể cử hành trong cương vị Đức Kitô – thủ lãnh và nhân danh hội thánh. Nhưng đặc biệt thừa tác viên đó lại ở trong cương vị Chúa Giê-su !

2.      Chúa Giê-su hiện diện cụ thể trong bánh và rượu

282. Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể như thế nào?
1373-1375
1413
Ðức Giêsu Kitô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể một cách độc nhất vô nhị và không thể so sánh được. Thật vậy, Người hiện diện cách đích thực, thực sự và theo bản thể : với Mình và Máu Người, với linh hồn và thần tính của Người. Trong Bí tích Thánh Thể, Ðức Kitô trọn vẹn, vừa là Thiên Chúa vừa là con người, hiện diện theo cách Bí tích, nghĩa là dưới hình bánh và hình rượu.
283. Biến đổi bản thể nghĩa là gì?
1376-1377
1413
Biến đổi bản thể nghĩa là sự biến đổi trọn vẹn bản thể bánh thành bản thể Mình Thánh Ðức Kitô, và biến đổi trọn vẹn bản thể rượu thành bản thể Máu Thánh Người. Sự biến đổi này được thực hiện trong Kinh Nguyện Thánh Thể, nhờ tính hữu hiệu của lời Ðức Kitô và tác động của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên, những đặc tính khả giác bên ngoài của bánh và rượu, nghĩa là các "hình bánh rượu," vẫn không thay đổi.

Theo như giáo lý trên thì Chúa Giê-su sẽ hiện diện cụ thể trong bánh và rượu bởi sự biến đổi trọn vẹn bản thể bánh và rượu khi kinh nguyện thánh thể được đọc lên, tất nhiên người đọc phải là các thừa tác viên. Như vậy, khi không có linh mục hoặc giám mục là các thừa tác viên giáo dân sẽ không thể nhận được “mình và máu Chúa Gie-su” qua bí tích thánh thể. Kết quả : không được hiệp thông với Chúa Giê-su với hội thánh và v.v… như giáo lý Giáo hội dạy. (Xem lại số 292, 294 ở phần A Giáo lý Công giáo về “bí tích thánh thể”).
Trên đây, phần A là giáo lý của giáo hội Công giáo dạy, chúng tôi đã tóm tắt trong tiểu mục một và hai nhỏ. Phần B dưới đây chúng tôi sẽ trình bày về bí tích thánh thể bởi chính Chúa dạy trong kinh thánh. Người đọc có thể nhận định sự tương đồng, tương dị qua hai cách một của Giáo hội Công giáo và của Lời Chúa dạy để sau cùng là sự chọn lựa sao cho tốt nhất đúng ý Chúa dạy và làm theo (Gioan 4:23-24).

B.     Bí tích Thánh thể” theo lời Chúa dạy trong Kinh thánh

Bí tích thánh thể bởi Thiên-Chúa thiết lập qua Đức Chúa Giê-su, được trình bày trong kinh thánh là một sự kiện không phải mới có cách đây (2014) khoảng hơn hai ngàn năm; mà trái lại, khởi đầu cho sự kiện đó là hình thức “ẩm thực” trong Eden. Một hình thức “ăn uống” thanh sạch dành cho người thanh sạch (thánh) làm hình bóng để tượng trưng cho những người sẽ được cứu chuộc. Qua hình thức ăn uống này, Thiên Chúa sẽ dẫn dắt người tin vào một hành trình “ăn uống” trải dài xuyên suốt từ khi có loài người cho đến khi kết thúc để bước sang hình thức mới : “ăn uống” đồ ăn có giá trị đời đời là chính thịt và huyết Chúa Giê-su. Điểm đến sau cùng của hành trình “ẩm thực”  là qua công trình Chúa Giê-su nhập thể cứu chuộc và đó là “bí tích thánh thể” được thiết lập cho loài người đang trên đường lữ hành về nhà Chúa (Rm 8:20-24).
Đây là một đề tài quan trọng, đồng thời lại phức tạp khó khăn; tất nhiên người đọc phải dụng tâm tư, nói cách khác phải có tấm lòng trong sáng như trẻ thơ để Thần Thiên Chúa hướng dẫn hầu thấu hiểu mà không hoàn toàn bởi khả năng riêng. Sau đây chúng ta sẽ thứ tự tìm hiểu trong toàn bộ kinh thánh để nhận biết về cách thức Thiên Chúa thiết lập “bí tích” này qua nội dung ngắn gọn Chúa Giê-su công bố trong trích đoạn sau :
Lu 22:19 19 Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói : “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy”. 20 Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói : “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.(đọc thêm trong I Co 11:23-27)
Nguyên nhân dẫn đến việc Chúa Giê-su thiết lập “bí tích thánh thể” chính là sự bất tuân của cả loài người khởi đầu là Adam. Chính vậy, nên ngay từ trong chương đầu tiên của sách Sáng thế Thiên Chúa đã sơ khởi nói về đồ ăn dành cho loài người đang ở trong tình trạng vô tội là những thứ đồ ăn nào; cũng thế, cùng với chủ đề đồ ăn thức uống Thiên-Chúa quy định phân loại dành cho dân riêng là dân làm biểu tượng chỉ về dân thánh sau khi Chúa Giê-su hoàn thành công trình cứu chuộc. Một lần nữa xin được lập lại rằng : hình thức ăn uống này chính là một hình thức được dùng làm hình bóng và nó trải dài xuyên suốt từ khi sáng thế cho đến khi Chúa Gie-su nhập thể cứu chuộc. Hình thức hình bóng đó được thực hành trong một dân qua nhiều thời kỳ để dẫn đến hình thức sau cùng mà kinh thánh nhắm đến là ăn uống thịt và huyết Chúa Giê-su. Chúng ta sẽ phân tích hình thức ăn uống đó qua các thời kỳ sau đây :

1.      Thời kỳ trong Địa đàng (Eden)

Đây là thời kỳ thánh vì mọi loài thọ tạo được Thiên-Chúa sáng tạo hiện đang ở trong tình trạng công chính theo bản tánh Thiên-Chúa.
Chúng ta thừa biết, nếu như Adam và cả loài người sau Adam đều vâng theo lời dạy của Thiên-Chúa trong cách ăn nết ở thì Thiên-Chúa luôn cư ngụ với loài người và như vậy chẳng hề có kinh thánh hay bất kỳ “bí tích” nào được thiết lập cả !
Chính vì sự bất trung của loài người và Thiên-Chúa vẫn phải tiếp tục hoàn thành ý định thánh từ đời đời (Tito 1:2) nên phải có kinh thánh là lời dạy của Thiên-Chúa và như vậy mặc nhiên nội dung kinh thánh phải chứa đựng tất cả các giáo huấn tinh tuyền đầy đủ cần thiết cho công trình đó.
Xét về phương diện “bí tích thánh thể”, có thể nói đây là tột đỉnh của công trình cứu độ nhân loại, và nhằm để hình bóng cho “bí tích” này, khởi đầu kinh thánh trình bày tình trạng thánh của Adam qua việc ăn uống là các thực phẩm sau đây : “29 Thiên Chúa phán : “Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi” (St 1:29).
Chúng ta lưu ý thực phẩm quy định trên là thứ thực phẩm dành cho Adam trong tình trạng thánh (vô tội). Cũng lưu ý thêm về một hình thức thực phẩm được Chúa quy định khác nữa, nhưng lại dành cho loài vật trong thời kỳ Adam chưa vi phạm như sau : “30 Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực” (St 1:30).

2.      Thời kỳ ngoài địa đàng (Ngoài Eden)

Sau khi Adam bỏ cách sống thánh mà Thiên-Chúa truyền dạy; đồng thời thực phẩm cũng được Thiên Chúa chỉ định thêm vào như sau : ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng” (St 3:18).
Thực phẩm cỏ xanh dành cho loài vật (St 1:30) nay Chúa chỉ định thêm vào cho loài người sau khi Adam vi phạm. Việc quy định này là hình ảnh nói đến tình trạng chung của con người khi không có Chúa trong tâm hồn (Da 4:25-29).
Ngoài ra, chúng ta nhận thấy điều gì ở đây, không thể hiểu theo nghĩa đen của bản văn ngay khi chúng ta đọc; mà việc Thiên Chúa quy định loại thực phẩm này khác cho loài người, nó chỉ mang tính chất biểu tượng.
Biểu tượng !
Vì một khi loài người bất trung từ bỏ giáo huấn, mệnh lệnh Chúa; tự chọn cho mình cách sống hoàn toàn không cần đến Thiên-Chúa, thì đối với họ, việc quy định này khác sẽ chẳng có giá trị gì ! Vì thế những quy định về thực phẩm dành cho loài người chính là một trong những, vừa là biểu tượng để chỉ về “bí tích thánh thể” sẽ được thiết lập trong tương lai, vừa là giáo huấn dành cho chúng ta những kẻ được cứu nhận biết về tình trạng Thiên Chúa làm cho người tin nên thánh theo phương diện ẩm thực làm hình bóng.
Trở lại vấn đề ẩm thực Chúa quy định cho loài người, loài người ở đây phải hiểu là những người vì liên đới với Adam đã ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của Sa-tan qua việc truyền sinh. Thực phẩm cỏ xanh là biểu tượng chung cho tình trạng loài người đã từ bỏ vị trí cao trọng là loài được sáng tạo giống như hình ảnh Thiên Chúa. Vì nếu không có sự cứu chuộc để loài người ra khỏi tình trạng này, loài người sẽ chung số phận như loài vật vì tất cả đều phải chết (St 3:19. 6:17). Xin đọc thêm một vài trích đoạn khác nói về ý nghĩa của cỏ xanh làm “thực phẩm” cho loài người, khi đã bỏ cách sống Chúa dạy sau :
Esai 37:27    27 Cư dân của chúng đành bó tay, và thẹn thùng khiếp đảm khác nào cỏ đồng nội, tựa đám cỏ xanh tươi, đám cỏ mọc mái nhà, hoặc như cây lúa héo chưa kịp vươn lên cao. ( hoặc đọc thêm II Vua 19:26).
Danien 4:25- 29  25 Tất cả những điều trên đây đã xảy ra cho vua Na-bu-cô-đô-nô-xo đúng như vậy. 26 Mười hai tháng trôi qua, nhân lúc đi dạo trên sân thượng hoàng cung ở Ba-by-lon, 27 nhà vua lên tiếng nói : “Đây chẳng phải là Ba-by-lon vĩ đại, thành ta đã dùng quyền lực lớn lao mà xây dựng làm hoàng cung, để ta được vinh quang rạng rỡ đó sao ?” 28 Vua còn đang nói thì có tiếng từ trời vọng xuống : “Nghe đây, hỡi vua Na-bu-cô-đô-nô-xo : Vương quyền ngươi nắm giữ đã vuột khỏi tay ngươi, 29 ngươi sẽ bị đuổi, không được chung sống với người ta, nhưng phải sống chung với thú vật ngoài đồng, phải ăn cỏ như bò. Ngươi phải chịu như thế suốt bảy thời ròng rã, cho tới lúc ngươi chịu nhận ra rằng Đấng Tối Cao cai trị vương quốc loài người, và Người trao cho kẻ nào Người muốn”. Như vậy thực phẩm : cỏ xanh là biểu tượng chỉ về người bỏ Chúa.
Ngoài ra, vấn đề khác và quan trọng đó là về ý nghĩa của “máu” : 1 Thiên Chúa ban phúc lành cho ông Nô-ê và các con ông, và Người phán với họ : “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất. 2 Mọi dã thú, mọi chim trời, mọi giống vật bò dưới đất, và mọi cá biển sẽ phải kinh hãi khiếp sợ các ngươi : chúng được trao vào tay các ngươi. 3 Mọi loài di động và có sự sống sẽ là lương thực cho các ngươi ; Ta ban cho các ngươi tất cả những thứ đó, cũng như đã ban cỏ xanh tươi. 4 Tuy nhiên các ngươi không được ăn thịt với mạng sống của nó, tức là máu” (St 9:1-4). Như vậy máu là biểu tượng chỉ về mạng sống. Và mạng phải đền mạng nếu là kẻ giết người :5 Nhưng Ta sẽ đòi mỗi con vật phải đền nợ máu các ngươi, tức là mạng sống của các ngươi ; Ta sẽ đòi con người phải đền nợ máu, Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình” (St 9:5).
Cũng vẫn đang trong vấn đề ẩm thực nhưng dành cho dân Chúa, trong trích đoạn St 9:3 trên đây, ngoài cỏ xanh thì các thịt động vật khác cũng đã được chỉ định trong khẩu phần ăn nhưng tuyệt đối không được dùng huyết của chúng và Thiên-Chúa xem “huyết” là một biểu tượng để chỉ về mạng sống.
Huyết làm biểu tượng chỉ về mạng sống và Chúa cấm dùng nó, chúng ta sẽ tìm hiểu ở các phần tiếp theo; nhưng bây giờ, chúng ta sẽ tóm tắt về các thực phẩm được quy định cho loài người đang trong tình trạng liên đới với Adam và hiện đang ở ngoài địa đàng :
ü  Cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống (St 1:29).
ü   Cỏ xanh (St 3:19).
ü  Thịt các động vật nhưng không được dùng máu của chúng (St 9:1-4).
ü   Ngoài vấn đề ẩm thực xin ghi nhớ thêm một vấn đề khác nữa; đó là máu, và máu tượng trưng cho mạng sống (St 9:5).
Như vậy, loài người nói chung, bắt đầu từ sau khi Adam vi phạm, - kinh thánh đã ít nhiều phân biệt : dân được chọn và không được chọn. Dường như và rõ ràng : dân được chọn (St 9:3) buộc phải kiêng huyết; còn dân ngoại tất cả đều được ăn thịt các loại động vật mà không có chỉ định phải kiêng trừ gì cả (Đệ nhị, Phục 14:21). Đặc biệt khi xuất hiện tuyển dân, vấn đề ẩm thực lại càng được chỉ định đầy đủ hơn. Thịt các động vật có chỉ định rõ từng loài, loài nào ăn được và loài nào không được ăn (Levi 11) ! Các chỉ định kiêng kỵ trong ăn uống đối với dân được chọn như vậy cốt để làm hình bóng biểu tượng vừa chỉ về dân thánh trong tương lai sau khi Chúa Giê-su hoàn tất công trình cứu chuộc (Ga 3:29) vừa giúp phân biệt giữa dân thánh và dân ngoại.
                                                                                        

3.      Thời kỳ Chúa Giê-su cứu chuộc (Eden thiêng liêng)

Những quy định về thực phẩm một cách tỉ mỉ trong thời cựu ước lại được tinh giản tối đa, có thể nói như vậy, sau khi Chúa Giê-su hoàn thành công trình cứu chuộc, và đây là một trong những gì mà Chúa Giê-su đã làm để kiện toàn lề luật (Mat 5:17-19).  Xin đọc trong Công vụ tông đồ sau đây : 19…. kiêng những thức ăn ô uế vì đã cúng cho ngẫu tượng, tránh gian dâm, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết và kiêng ăn tiết” (Cv 15:19-20). Tại sao lại tinh giản chỉ còn bốn điều cần tránh như vậy ?
Câu trả lời nằm trong Mac-co chương bảy câu mười chín sau đây : 14 Sau đó, Đức Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo : “Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ : 15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được ; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. 16 Ai có tai nghe thì nghe !” 17 Khi Đức Giê-su đã rời đám đông mà vào nhà, các môn đệ hỏi Người về dụ ngôn ấy. 18 Người nói với các ông : “Cả anh em nữa, anh em cũng ngu tối như thế sao ? Anh em không hiểu sao ? Bất cứ cái gì từ bên ngoài vào trong con người, thì không thể làm cho con người ra ô uế, 19 bởi vì nó không đi vào lòng, nhưng vào bụng người ta, rồi bị thải ra ngoài  ? “Như vậy là Người tuyên bố mọi thức ăn đều thanh sạch” (Mac 7:14-19. Bản dịch : Giáo hội Công giáo. Giờ kinh phụng vụ)
Khi Chúa Giê-su chưa đến để cứu chuộc thì tuyển dân vẫn phải kiêng ăn một số động vật và tuyệt đối không được ăn huyết; những cấm kỵ đó phải tuân giữ nhằm để phân biệt giữa dân không tin Chúa và dân tin Chúa (Đệ nhị, Phục 14:21). Nhưng khi Chúa Giê-su đã thực hiện xong sự cứu chuộc thì hình thức làm biểu tượng để phân biệt đó chấm dứt như Ngài đã tuyên bố trong câu 19 trong chương bẩy sách Mac-cô :Như vậy là Người tuyên bố mọi thức ăn đều thanh sạch.
Thế nhưng, trong Công vụ nêu trên, người tin vẫn còn phải kiêng bốn điều : “thức ăn ô uế vì đã cúng cho ngẫu tượng, tránh gian dâm, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết và kiêng ăn tiết”(Cv 15:19-20). Tuy vậy, khi phân tích bốn điều trên, chúng ta nhận thấy nội dung chỉ còn có hai điều :  huyết và chỉ tôn thờ một Chúa mà thôi. Điều thứ nhất : huyết và thịt thú vật chưa cắt tiết, điều thứ hai : đồ cúng cho ngẫu tượng và gian dâm; vì ăn đồ cúng tức là thông đồng với việc thờ thần tượng, và gian dâm là vừa thờ Chúa vừa theo giáo huấn không phù hợp với chân lý Chúa dạy. Nhưng điều chúng ta cần lưu ý ở đây là ngoài thịt thú vật không cắt tiết thì lời Chúa trong Công vụ chương 15 câu 19 và Mác-cô chương bảy câu 19 không còn nhắc đến thịt các con vật ô-uế nào khác cần phải kiêng kỵ nữa !
Thế nhưng huyết tại sao vẫn còn phải kiêng ???  Huyết biểu tượng cho mạng sống, chúng ta đã vẫn biết như vậy ! (Xem thêm trong Thánh kinh từ điển mới / Vietbible.)
Một vấn đề khác cực kỳ quan trọng liên hệ đến huyết các con sinh tế trong Xuất hành chương 12 xin được lập lại sau đây : 1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron trên đất Ai-cập : 2 “Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm. 3 Hãy nói với toàn thể cộng đồng Ít-ra-en : Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con. 4 Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên. 5 Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được. 6 Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, 7 lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. 8 Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng. 9 Các ngươi không được ăn sống hay luộc, nhưng chỉ được ăn nướng, với cả đầu, chân và lòng. 10 Không được để lại gì đến sáng ; cái gì còn lại đến sáng, phải đốt đi. 11 Các ngươi phải ăn thế này : lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã : đó là lễ Vượt Qua mừng ĐỨC CHÚA. 12 Đêm ấy Ta sẽ rảo khắp đất Ai-cập, sẽ sát hại các con đầu lòng trong đất Ai-cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai-cập : vì Ta là ĐỨC CHÚA. 13 Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập. 14 Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng ĐỨC CHÚA. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này : đó là luật quy định cho đến muôn đời”(Xh 12:1-14).
Một trích đoạn khác nữa trong Levi ký sau đây về con sinh, huyết và bàn thờ : “27 Nếu một thường dân vô ý phạm tội, làm một trong những điều mà mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA cấm làm, khiến nó mắc lỗi, 28 nếu người ta cho nó biết tội nó đã phạm, thì vì tội đã phạm, nó sẽ đưa đến một con dê làm lễ tiến, một dê cái toàn vẹn. 29 Nó sẽ đặt tay trên đầu lễ vật tạ tội và sát tế lễ vật tạ tội ở nơi sát tế lễ vật toàn thiêu. 30 Tư tế sẽ dùng ngón tay lấy máu con vật và bôi lên các góc cong của bàn thờ dâng lễ toàn thiêu, rồi đổ tất cả máu còn lại xuống chân bàn thờ. 31 Còn tất cả mỡ, tư tế sẽ tách ra như người ta tách mỡ ra khỏi hy lễ kỳ an, rồi tư tế sẽ đốt cho cháy nghi ngút trên bàn thờ thành hương thơm làm vui lòng ĐỨC CHÚA. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội như thế cho người ấy, và người ấy sẽ được tha.
32 Nếu người ấy đem dâng tiến một con chiên làm lễ tạ tội, thì phải đem đến một con chiên cái toàn vẹn. 33 Người ấy sẽ đặt tay trên đầu lễ vật tạ tội và sát tế làm lễ tạ tội ở nơi sát tế lễ vật toàn thiêu. 34 Tư tế sẽ dùng ngón tay lấy máu lễ vật tạ tội và bôi lên các góc cong của bàn thờ dâng lễ toàn thiêu, rồi đổ tất cả máu còn lại xuống chân bàn thờ. 35 Còn tất cả mỡ, tư tế sẽ tách ra như người ta tách mỡ của con chiên dâng làm hy lễ kỳ an, rồi tư tế sẽ đốt cho cháy nghi ngút trên bàn thờ, bên trên các lễ hoả tế dâng ĐỨC CHÚA. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội như thế cho người ấy, vì tội người ấy đã phạm, và người ấy sẽ được tha” (Le 4:27-35).
Huyết và con sinh tế. Con sinh tế biểu tượng chỉ về Chúa Giê-su (I Phê-rô, Phi-e-rơ 1:19). Máu con sinh tế biểu tượng chỉ về mạng sống của Chúa Giê-su, máu Ngài sẽ phải đổ ra để chuộc tội (Colose 1:20. Rm 5:9. I Gioan 5:6). Bàn thờ bằng vật chất vô hồn ngày xưa biểu tượng chỉ về người vi phạm và máu con sinh tế tượng trưng cho sự cứu chuộc sẽ được bôi lên góc cong (Tv 89:17) của bàn thờ biểu tượng chỉ về người vi phạm. Chúng ta rất lưu ý về điểm này : “bàn thờ” hôm nay chính là con người toàn diện sống động; một khi, ai đó nhận biết về Chúa Giê-su và đã ăn năn các vi phạm thì chính máu của Ngài sẽ tẩy rửa hồn xác là con người toàn diện sống động giống như xưa máu con sinh tế bôi lên góc cong của bàn thờ bằng gỗ đá vô hồn dùng làm biểu tượng (Tv 89:17).
  •                  Ý nghĩa của biểu tượng ẩm thực không hề thay đổi
Tới đây, nếu không nói cho rõ những diễn tiến của vấn đề ăn uống bắt đầu từ trong Eden cho đến khi Chúa Giê-su công bố sự chấm dứt (Mac 7:1-19. I Ti 4:1-5) thì vấn đề ăn uống mà tuyển dân phải kiêng chỉ vì lý do ô-uế này khác sẽ là thừa và không mang ý nghĩa gì cả, thậm chí còn là đề tài tố cáo về tính chất bất nhất và còn không luôn được xem là chân lý trong kinh thánh !
Khi Chúa Giê-su công bố chấm dứt việc ăn uống theo nghĩa đen là chỉ chấm dứt hình thức ăn uống làm biểu tượng còn ý nghĩa mà vấn đề ăn uống chỉ ra không hề chấm dứt.
Trong cả hai thời kỳ; một là thời chờ đợi sự cứu chuộc thì vấn đề ăn uống có chỉ định được tôn trọng bởi một dân cụ thể Is-ra-el, dân này là biểu tượng để chỉ về dân thánh trong thời kỳ sau cứu chuộc; hai là, sau khi cứu chuộc thì dân riêng (Is-ra-el) làm biểu tượng không còn thuần túy là dân riêng nữa mà họ cũng như các dân khác vẫn cần đến sự cứu chuộc. Như vậy, hiện nay cả dân riêng Is-ra-el và bất luận những ai nghe tin mừng và tin vào Chúa Giê-su thì tất cả sẽ được dùng một loại thực phẩm mới, một hình thức thức ăn và uống mới mà ý nghĩa của hình thức cũ làm biểu tượng hình bóng.
Hình hình thức ăn uống trong cựu ước; ăn là ăn thịt các loài vật được chính Chúa chỉ định, nhưng dẫu có chỉ định đi chăng nữa vẫn là các thứ thịt không thể nuôi sống con người đời đời được. Nay cũng hình thức ăn thịt lại cũng được chính Chúa chỉ định nhưng để chuyển sang hình thức mới, đó là : “ăn thịt và uống huyết” Chúa Giê-su, là thực phẩm đem lại sự sống đời đời cho những ai tin và làm theo giáo huấn bởi Chúa Giê-su. Như vậy, ý nghĩa của việc kiêng kỵ trong cựu ước là muốn nhắm đến cùng đích mà ý nghĩa của nó chỉ ra là “thịt và huyết Chúa Giê-su. Chúng ta còn nhớ khi tuyển dân rong ruổi trong sa mạc để về đất hứa Chúa đã ban man-na trong suốt cuộc hành trình đó (Xh 16:35); trong tin mừng Gioan chương sáu có ghi nhận về bánh bởi trời như sau : “31 Tổ tiên chúng tôi đã ăn man-na trong sa mạc, như có lời chép : Người đã cho họ ăn bánh bởi trời.” 32 Đức Giê-su đáp : “Thật, tôi bảo thật các ông, không phải ông Mô-sê đã cho các ông ăn bánh bởi trời đâu, mà chính là Cha tôi cho các ông ăn bánh bởi trời, bánh đích thực, 33 vì bánh Thiên Chúa ban là bánh từ trời xuống, bánh đem lại sự sống cho thế gian.”
 Bánh man-na trong sa mạc mà tuyển dân đã được ban cho; để sống trong suốt hành trình về đất hứa đã được kinh thánh hình bóng xa gần nói về bánh từ trời sẽ ban xuống cho nhân loại là chính Chúa Giê-su. Xin đọc tiếp sau đây : “34 Họ liền nói : “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy” 35 Đức Giê-su bảo họ :“Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ!

Như vậy, hình thức ăn uống cũ : ăn thịt thú vật có chỉ định và không được dùng huyết chỉ có giá trị tạm thời và được dùng làm biểu tượng,  – nó cần phải được kiện toàn, nhằm để chuyển sang một hình thức ăn uống mới có giá trị đời đời là ăn cả thịt và uống cả huyết Chúa Giê-su.
Nhưng ăn và uống huyết Chúa Giê-su bằng cách nào ?

C.    Cách thức ban thịt và máu Chúa Giê-su

Thịt các con vật được Thiên-Chúa chỉ định hoặc các con sinh tế là những thú vật được Chúa quy định là thanh sạch làm biểu tượng để chỉ về thịt thánh sạch của Chúa Giê-su. Huyết của chúng không được ăn uống mà phải đổ đi (Le 4:25) vì là biểu tượng chỉ về huyết cứu chuộc mà Chúa Giê-su sẽ đổ ra.
Khi Chúa Giê-su còn hiện diện trên đất và hôm trước ngày lễ vượt qua Chúa Giê-su đã truyền cho các tông đồ mệnh lệnh sau :
Ăn tiệc Vượt Qua
14 Khi giờ đã đến, Đức Giê-su vào bàn cùng với các Tông Đồ. 15 Người nói với các ông : “Thầy những khát khao mong mỏi ăn lễ Vượt Qua này với anh em trước khi chịu khổ hình. 16 Bởi vì, Thầy nói cho anh em hay, Thầy sẽ không bao giờ ăn lễ Vượt Qua này nữa, cho đến khi lễ này được nên trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.”
17 Rồi Người nhận lấy chén, dâng lời tạ ơn và nói : “Anh em hãy cầm lấy mà chia nhau. 18 Bởi vì, Thầy bảo cho anh em biết, từ nay, Thầy không còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến khi Triều Đại Thiên Chúa đến.”
Đức Giê-su lập phép Thánh Thể
19 Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói : “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.” 20 Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói : “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lu 22:14-20).
Hiện nay, sau hơn hai ngàn năm Chúa Giê-su không còn hiện diện trên đất nữa vậy làm sao chúng ta nhận được huyết và thịt Chúa Giê-su theo mệnh lệnh : “Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy.”

Đã có các hình thức phải được kiện toàn đúng với thánh chỉ đời đời của Thiên Chúa (Mt 5:17-19); xin được nhấn mạnh : sự kiện toàn để đúng với thánh chỉ đã được ấn định từ đời đời mà tuyệt đối không phải thay đổi theo thời gian hoặc cho hợp với thời đại. Các hình thức phải được kiện toàn sau : chức vụ tế lễ, thầy tế lễ thượng phẩm, hoặc con vật làm sinh tế cũng như đền tạm và ý nghĩa của các vật liệu tượng trưng.

Xin được tóm tắt ý nghĩa về hình bóng Đền tạm, hàng tư tế, thượng tế xưa đảm nhận qua bảng tóm sau :
Đền tạm thời cựu ước
Đền tạm thời tân ước
Phần thứ nhất gọi là nơi thánh.
Trong nơi thánh này có các vật dụng dùng vào nghi thức thờ phượng :
·        Chân đèn
·        Bàn
·        Bánh tiến
Hằng ngày các thầy tế lễ vào làm công việc của họ : Chuẩn bị dầu đèn (Xh 27:21. Mt 5:15. Gioan 1:7. 5:35). Hằng tuần thay bánh (Le 24:5) trần thiết.  Của lễ thiêu hằng ngày (Xh 29:38-46). Các thầy tế lễ này, được chỉ định bởi Thiên Chúa qua Moi-se, nơi một chi phái để làm công tác nói chung là thờ phượng (Le vi). Nhưng họ không có bất cứ lời thề nào bảo đảm về tính thời gian cho chức vụ mà họ được chỉ định bởi vì bản chất hay chết (Dt, He 7:11, 23).
Phần thứ nhất bây giờ là hội thánh đang trong hành trình vào trời mới đất mới 
Chân đèn : biểu tượng về hội thánh (Kh 1:20). Bàn : các tín hữu. Bánh trần thiết (bánh tiến) : của lễ dâng lên Chúa (xem trong Vietbible).
Công việc của các thầy tư tế xưa : biểu tượng chỉ về tín hữu hôm nay sau khi được công chính hóa (I Phe, Phi 2:4,9). Việc chuẩn bị dầu đèn chính là việc chuẩn bị đời sống để trở nên của lễ dâng Chúa mỗi ngày (I Co 6:19-20). Chức tư tế này là thuộc tính của mọi người và đó là thánh chỉ của Thiên-Chúa từ thuở đời đời (s/s với thời kỳ trong Eden và thời kỳ trời mới đất mới).
Ngày nay, các tín hữu chỉ là các tư tế và cũng chỉ được kêu gọi vào trong chức vụ phổ quát là thuộc tánh mà không phải được kêu gọi để trở nên thượng tế là chức vụ chỉ dành cho một mình Chúa Giê-su phát xuất bởi lời thề của Thiên-Chúa.
Phần thứ hai gọi là nơi cực thánh.
Trong nơi cực thánh này có các vật dụng dùng trong nghi thức thờ phượng như sau :
·        Lư hương bằng vàng.
·        Hòm giao ước toàn bọc bằng vàng.
Trong hòm giao ước có các vật dụng sau :
Bình bằng vàng đựng đầy ma-na – cây gậy trổ hoa của A-ha-ron – và bảng giao ước.
Nắp của hòm giao ước được gọi là “nắp thi ân” hay là “nơi chuộc tội” đây là trọng điểm của nghi lễ vào ngày đại lễ chuộc tội hằng năm. Tại đây huyết các con thú làm sinh tế được thầy tế lễ thượng phẩm rảy ra làm lễ chuộc tội (Le 16:14-17). Hai Che-ru-bin vinh hiển, bóng nó che phủ nơi chuộc tội chỉ về sự hiện diện vô hình của Thiên – Chúa, Đấng được cho là đang ngự giữa các Che-ru-bin vinh hiển (I Sa 4:4. Xh 25:17-22).
Thầy cả thượng phẩm loài người được lập lên, họ phải được chỉ định như A-ha-ron xưa (He, Dt 5:4-6).


Thiên Chúa Ngự : Hội thánh
Lư hương bằng vàng với hương thơm dâng lên Thiên-Chúa tượng trưng cho lời cầu nguyện của dân thánh được dâng lên Chúa qua trung gian Chúa Giê-su (Kh 8:3). Máu các con sinh rảy ra làm lễ chuộc tội ngay “nắp thi ân” là hình bóng máu chiên vẹn toàn vô tỳ tích (Dt, He 4:14-16. I Phe, Phi 1:19) Chúa Giê-su. Ngài Ngự bên hữu Chúa Cha tức là Ngài vào nơi cực thánh xưa giống như thầy thượng phẩm loài người đã làm hình bóng.
 Hòm giao ước (hòm bảng chứng) tượng trưng cho sự hiện diện Chúa trời, trong hòm có : bình bằng vàng là biểu tượng chỉ về Chúa Giê-su và ma-na đựng trong đó biểu tượng chỉ về thịt và máu Chúa Giê-su. Cây gậy trổ hoa của A-ha-ron : biểu tượng chỉ về lời hứa của Chúa Cha về chức thượng tế chỉ dành cho Chúa Gie-su. Bảng giao ước luật pháp của Thiên-Chúa được ban cho loài người qua Chúa Giê-su.
Sự dâng mình để cứu chuộc bởi huyết vô tội và chỉ dâng một lần là đủ (He, Dt 7:27. 9:12) Ngài trở nên Đấng trung bảo cho loài người là các tư tế phổ quát trông cậy đến gần Ngài hầu được chuyển cầu, và thương xót.
Chúa Giê-su đảm nhận chức vụ thượng tế bởi lời thề của Chúa Cha dành riêng cho Ngài bởi vì Ngài vô tội và hằng sống; khi đã giữ chức vụ đó thì không hề thay đổi nữa (Dt, He 7:24). Hình bóng vua Salem xưa, Men-ki-xe-đê được dùng để chỉ về Chúa Giê-su (Dt, He 7:1-3) mà thôi !!!

Khi Chúa Giê-su hoàn thành công cuộc cứu chuộc qua việc hiến tế chính mạng sống mình, Ngài đã kiện toàn một số các hình thức mà lề luật Moi-se đòi buộc nhất định, bằng việc kết thúc kết thúc các nghi thức làm hình bóng như các hy tế bằng các con sinh : chiên, dê, bò v.v… vì của máu chúng chẳng thể tha tội cho ai được và chấm dứt các hình thức khác như các tư tế chỉ được chọn trong dòng Le-vi; đồng thời, Ngài sẽ nắm giữ lại chức vụ thượng tế đời đời theo phẩm trật Men-ki-xê-đê là phẩm trật đời đời. Một phẩm trật mà không ai có thể đảm nhận cách trọn vẹn vì phải chết; vị trí này chỉ tạm thời bị gián đoạn trong thời kỳ loài người chờ đợi sự cứu chuộc; do đó khi đảm nhận trở lại Ngài sẽ không nhường cho bất kỳ ai vì Ngài : luôn luôn sống và đã hoàn tất việc cứu chuộc để trở về lại với vị trí ban đầu mà Chúa Cha ấn định nơi Ngài. Xin đọc lời Chúa sau : “20 Hơn nữa, điều ấy đã xảy ra không phải là không có lời thề. Một đàng, các tư tế Lê-vi đã trở nên tư tế mà không có lời thề ; 21 còn Đức Giê-su khi trở nên tư tế, thì lại có lời thề của Đấng nói với Người : Đức Chúa đã thề ước, Người sẽ chẳng rút lời, rằng : Muôn thuở, Con là Thượng Tế. 22 Do đó, Đức Giê-su đã trở nên Đấng bảo đảm cho một giao ước tốt đẹp hơn. 23 Lại nữa, trong dòng tộc Lê-vi, có nhiều người kế tiếp nhau làm tư tế, bởi vì họ phải chết, không thể giữ mãi chức vụ đó. 24 Còn Đức Giê-su, chính vì Người hằng sống muôn đời, nên phẩm vị tư tế của Người tồn tại mãi mãi. 25 Do đó, Người có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống để chuyển cầu cho họ.
Vị Thượng Tế thập toàn
26 Phải, đó chính là vị Thượng Tế mà chúng ta cần đến : một vị Thượng Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, tách biệt khỏi đám tội nhân và được nâng cao vượt các tầng trời. 27 Đức Giê-su không như các vị thượng tế khác : mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân ; phần Người, Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ. 28 Vì Luật Mô-sê thì đặt làm thượng tế những con người vốn mỏng giòn yếu đuối, còn lời thề có sau Lề Luật, lại đặt Người Con đã nên thập toàn cho đến muôn đời.
·        Tư tế là thuộc tánh của mỗi ngôi vị
Như vậy hết thảy mọi người tin Chúa hôm nay đều là các tư tế nhưng không một ai được nắm giữ chức vụ như Chúa Gie-su là thượng tế mà chỉ là các tư tế phổ quát bởi đó là thuộc tánh của mỗi ngôi vị; và vì lời hứa về chức vụ thượng tế của Thiên-Chúa Cha chỉ dành riêng cho Chúa Giê-su mà thôi. Xin đọc lời Chúa sau :
I Phi, Phê-rô 2:5 5 Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giê-su Ki-tô.
I Phi, Phê-rô 2:9  9 Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền.
·        Chỉ mình Chúa Giê-su là thượng tế
Đền tạm thời cựu ước, trong nơi cực thánh thầy thượng tế được vào mỗi năm để dâng lễ chuộc tội cho chính ông và cho cả dân, của lễ chỉ là các con sinh tế và chỉ một mình ông ta được vào, còn các tư tế khác không được phép vào nơi rất thánh đó.
Hình ảnh đó là biểu tượng chỉ về Chúa Giê-su hiện đang là thượng tế, Ngài đang ở trong nơi rất thánh để chuyển cầu thay cho chúng ta là các tư tế phổ quát. Của lễ chính là mạng sống của Ngài chỉ một lần dâng là có giá trị tha tội đời đời cho hết thảy mọi người mọi thời đại khi bất luận ai kêu cầu danh Ngài (Dt, He 4:14-16).
Như vậy, đối với Chúa Giê-su và chỉ một mình Ngài qua thánh chức thượng tế đời đời bởi Chúa Cha ấn định, Chúa Giê-su mặc nhiên trở nên vị trung bảo giữa Thiên-Chúa và loài người. Còn riêng đối với chức vụ tư tế chỉ là chức vụ, – một chức vụ thuộc tính của loài người – đã  được Thiên Chúa phục hồi qua giá chuộc Chúa Giê-su. Hãy liên tưởng đến thời kỳ trong Eden : Chúa Giê-su vẫn là thượng tế từ đời đời, là trung gian giữa Thiên-Chúa và loài người là các tư tế phổ quát. Chỉ vì loài người bỏ cách sống Chúa dạy và hậu quả sau cùng (Rm 6:20-21) là chết. Sự chết làm thay đổi kế hoạch của Thiên-Chúa (Tito 1:2) cho nên cần phải có sự thay đổi để loài người quay trở lại tình trạng sống tức là đi trong kế hoạch đã được trù liệu bởi Chúa với chức vụ tư tế vẫn luôn là thuộc tính của họ. Để được như vậy Thiên-Chúa phải chuẩn bị cho sự cứu chuộc, tức là làm cho loài người trở về với tình trạng tư tế thánh ban đầu sáng tạo, cho nên trong lịch sử loài người cùng với thời gian Thiên-Chúa đã phải chỉ ra các hình thức cụ thể như : Tư tế, Thượng tế là những con người để hình bóng chỉ về những gì Thiên-Chúa đã trù liệu. Nay khi sự cứu chuộc đã hoàn tất Thiên-Chúa chấm dứt vai trò các Thượng tế là con người làm hình bóng chỉ về Chúa Giê-su. Thế nên, hôm nay không một ai được hoặc cho phép đặt mình vào trong “cương vị” Chúa Giê-su để dâng lễ như Chúa Giê-su đã dâng hy lễ chuộc tội, mà các thầy thượng phẩm loài người đã được chỉ định để làm hình bóng !
·        Làm sao để nhận lãnh thịt và huyết Chúa Giê-su ?
Vậy làm sao để tín hữu có thể nhận được thịt và máu Chúa Giê-su. Chìa khóa là ở câu 57 trong trích đoạn sau : 47 Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. 48 Tôi là bánh trường sinh. 49 Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. 50 Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. 51 Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” 52 Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?” 53 Đức Giê-su nói với họ : “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”

Chúng ta hết sức lưu-ý đến câu :57 …. tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy.
 “Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào” Chúa Giê-su cũng cần phải có một thứ lương thực và cách nhận lương thực ?  Và thực sự : “34Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.” (Gioan 4:34) (Xin xem kỹ lại lời Chúa trong toàn bộ chương 4 và 6 của tin mừng Gioan). Như vậy “lương thực” của Chúa Giê-su : Thánh chỉ Thiên-Chúa và “ăn uống lương thực” đó là Ngài “thi hành mọi thánh chỉ” của Thiên-Chúa Cha.
Cách Chúa Giê-su nhận lương thực và dùng lương thực để rồi Ngài tuyên bố : “Tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào” thì cũng là cách thiên-Chúa chỉ định cho tín hữu hôm nay phải thực hiện : “… kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy…”
Lương thực của Chúa Giê-su như thế nào thì lương thực dành cho con người hôm nay cũng vậy.  Ăn thịt và uống máu Chúa Giê-su chính là : “Ai tuân giữ các điều răn của Thiên Chúa thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, đó là nhờ Thần Khí, Thần Khí Người đã ban cho chúng ta  (I Gioan 3:24 . Gioan 14:23).  

  •                 Ý nghĩa và đích điểm của hình thức ăn uống
Chắc rằng đọc đến đây : mọi người sẽ phải tổng hợp nhiều hình bóng mà hình thức ăn uống từ trong sách Sáng thế đã chỉ ra (St 1:29,30. 9:3. Danien 4:25-29. Le 11. Đệ nhị, Phục 14:21. Cv 15:29-29. Mac 7:1-19. Lu 22:14-19 …. ) Tất cả các hình thức đó được trình bày và buộc phải thi hành trong hầu hết cả lịch sử của dân được Chúa dùng làm biểu tượng hoặc cụ thể nơi những người được Thiên-Chúa kêu gọi. Hình ảnh đích thực cho sự kiện ăn uống được công bố sau cùng khi Chúa Giê-su dạy trong Lu 22:14-19 và tinh giản trong Cv 15:28-29 chính là nội dung và được làm sáng tỏ trong hai trích đoạn : Một trích đoạn nói về cách nhận thực phẩm và thực phẩm dành cho Chúa Giê-su :  “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người.” và trích đoạn thứ hai là thực phẩm dành cho loài người; thực phẩm cho loài người và cách dùng cũng tượng tự như thực phẩm và cách dùng thực phẩm của Chúa Giê-su : “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”.
Qua hình thức lương thực, cách nhận và dùng của Chúa Giê-su cũng như lương thực, cách nhận và dùng của người tin Chúa, chúng ta nhận ra một điều hệ trọng hình bóng và là ý nghĩa đích điểm của việc ăn uống như sau : Người không tin Chúa sẽ không nhận được giáo huấn là lương thực thánh sạch đem lại sự sống đời đời và họ sẽ phải dung nạp nhiều giáo huấn chỉ bởi loài người vốn đã ô-uế do sự liên đới với Adam. Nhưng ngược lại người tin Chúa sẽ nhận được sự sống đời đời bởi chính giáo huấn thánh khiết là lương thực thường tồn trong hành trình về đất hứa là “trời mới đất mới” sẽ được thiết lập trong tương lai khi Chúa Giê-su trở lại.

  •                 Vấn đề quan trọng khác nữa

Chưa hết, nếu không trình bày đủ mọi lẽ thì e rằng bạn đọc cho rằng bài viết không đề cập đầy đủ vì trong trích đoạn I Corinto 11:23-27 nêu ở phần B, riêng nội dung trong câu 27 sau đây phải hiểu thế nào cho đúng, xin được trích lại sau : “26 Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. 27 Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa”.

“Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa” như chúng ta vừa phân tách sau khi Chúa Giê-su hoàn thành việc cứu chuộc qua việc Ngài dâng chính mạng sống của mình để làm hy lễ, thì hiệu quả các tác vụ mà Ngài thực hiện bao gồm : Thứ nhất, Ngài nắm giữ chức vụ thượng tế trở lại, và là chức vụ đời đời mà không nhường cho bất kỳ ai khác (Dt, He 7:21, 24). Vì sao ? Vì thời kỳ làm hình bóng (cựu ước) đã chấm dứt để bắt đầu cho sự cứu chuộc trọn vẹn khi tin mừng được loan báo khắp đất. Thứ hai, thánh lễ mà Ngài dâng khi xưa có giá trị cứu-độ đời đời và chỉ cần một lần dâng (Dt, He 9:12,26,28. 10:10). Chỉ hai điều nêu trên thôi, chắc rằng không ai lại dám tự nhận cho mình chức vụ thượng tế với phẩm hàm Men-ki-xê-đê theo nghĩa đen để dâng lễ và nhất là lại ở trong cương vị Chúa Giê-su ?
Trở lại nội dung câu : “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa” . Thật vô cùng nan giải nếu như không có các vị với cương vị Chúa Giê-su để đọc kinh nguyện thánh thể và tín hữu sẽ lãnh nhận được mình và máu Chúa Giê-su từ tay các vị ấy !!!
Nhưng thưa không phải như vậy ! Khi người hữu trách trong hội thánh thực hiện lại mệnh lệnh Chúa Truyền : hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy, thì bánh vẫn là bánh và rượu vẫn là rượu mà nó không hề thay đổi bản thể chi cả, vì rất là đơn giản như đã trình bày ở trên, Chúa Gie-su không nhường chức vụ thượng tế cho riêng ai và cũng chẳng có ai đủ tư cách để đảm nhận cùng với ý nghĩa hình bóng của việc ăn uống đã chỉ ra thứ “lương thực” thật sự cho người tin là thực thi các chính các giáo huấn bởi Chúa, mà không thể là các hình thức nào khác và nhất là lại vật chất hóa các hình thức ấy một giáo lý đi quá xa lời Chúa dạy ! Như vậy, việc thực hiện lại nghi thức ăn bánh uống chén chỉ để tưởng nhớ và đồng thời với tấm bánh đó, một biểu tượng chỉ về thân thể Chúa Giê-su,  – mà thân thể Chúa Giê-su lại chính là các thành viên trong hội thánh, – ai đó vẫn còn trong tội; nhất là tội phạm với các thành viên trong hội thánh mà không ăn năn, khi ăn và uống chén đó, người ấy xem như vi phạm đến chính thân Chúa, vì thân Chúa chính là các thành viên hiệp hội lại theo tinh thần Chúa để là hội thánh Chúa. Xin đọc tiếp các dòng sau trong I Corinto 11:28-31 : “28 Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. 29 Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình. 30 Vì lẽ đó, trong anh em, có nhiều người ốm đau suy nhược, và cũng có lắm người đã chết. 31 Giả như chúng ta tự xét mình, thì chúng ta đã không bị xét xử” .
“Ốm đau suy nhược và có lắm người đã chết” là các tình trạng của tín hữu đang trong tội mà không xét mình ăn năn khi uống chén và ăn bánh một hình thức tưởng nhớ Chúa Giê-su Con một Thiên-Chúa.

Tóm tắt và kết thúc

Tóm tắt về hai cách ban “thịt và huyết” Chúa Giê-su theo Kinh thánh và theo giáo lý của Giáo hội công giáo :


  •      Ban “thịt và huyết” Chúa Giê-su theo Giáo lý Giáo hội Công giáo :
·        Thừa tác viên :
Linh mục và Giám mục được truyền chức thành sự và ở trong cương vị Chúa Giê-su khi họ dâng lễ, giảng luận, và giải tội. Với cương vị đó mặc nhiên phẩm hàm Men-ki-xê-đê là thuộc tánh của Chức vụ thừa tác viên.
·        Thánh lễ :
Phải có thừa tác viên là người được giáo hội truyền chức thành sự. Các vị này là linh mục hoặc giám mục và khi dâng lễ họ ở trong cương vị Chúa Giê-su. Khi không có họ thì không có “thánh lễ”, đồng thời cũng không thể có “thịt và máu Chúa Gie-su” được ban phát cho tín hữu (thánh lễ được dâng bởi các Linh mục, Giám mục theo giáo lý của giáo hội Công giáo, đó là : thánh lễ nối dài Hy-lễ thánh xưa bởi chính Chúa Giê-su đã dâng chính mạng sống Ngài làm của lễ, tức là : làm cho hiện diện và hiện tại hoá hy tế). (Xem lại số 280).

  • b.      Ban “thịt và huyết” Chúa Giê-su theo Lời Chúa dạy trong kinh thánh :
Chúa Giê-su sau khi dâng mình làm lễ hy sinh chuộc tội, với hiệu quả tác vụ đó Ngài đã phục hồi tình trạng cho người tin về chức vụ tư tế (I Phê-rô, Phi-e-rơ 2:5,9) là thuộc tính đời đời của họ, in như các thầy tế lễ thời cựu ước xưa làm hình bóng tượng trưng. Riêng về Chúa Giê-su sau khi dâng chính mạng sống làm hy tế mà không phải các con sinh tế xưa chỉ dùng với ý nghĩa tượng trưng; khi sống lại, Ngài lãnh nhận ngay chức vụ thượng tế đời đời một chức vụ mà thầy thượng phẩm thời cựu ước đã tượng trưng về Ngài. Chúa Giê-su lãnh nhận chức vụ thượng tế theo phẩm hàm Men-ki-xê-đe bởi Thiên-Chúa Cha hứa ban có lời thề chỉ dành riêng cho Ngài, mà không nhường cho ai một khi Ngài đảm nhận trở lại vì Ngài không hề chết và cũng chẳng có ai mọi thời đại đủ thánh khiết để nắm giữ chức thượng tế cả !
“Bí tích thánh thể” được Chúa Giê-su thiết lập. Nhưng hình bóng tượng trưng xa gần cho “bí tích thánh thể” thì đã được Thiên-Chúa bày tỏ từ trong sách Sáng thế ký và được cụ thể hóa trong khía cạnh “ẩm thực”. Đã là dân thánh, dân của Chúa thì được hướng dẫn để ăn uống theo cách của Chúa – thời kỳ kiện toàn lề luật (Mt 5:17-19) vấn đề ăn uống là hình bóng tượng trưng vì nó không đem lại sự sống đời đời; hình thức đó, nay được phục hồi về nguyên ủy tức là  ăn và uống chính thân và huyết Chúa; một thực phẩm có giá trị đời đời nhưng không ở hình thức được cụ thể hóa bằng vật chất nữa mà lại bằng chính việc tuân giữ các giáo huấn và mệnh lệnh Chúa truyền dạy (Gioan 14:21,23. I Gioan 3:24), giống như cách Adam xưa đã từng ăn và uống thịt và huyết Chúa; một hình thức mà các nhà thần học gọi là giao ước hành vi. Hôm nay : Việc tuân giữ các giáo huấn và mệnh lệnh Chúa dạy chính là đang ăn và uống : Thịt và huyết Chúa Giê-su. Một hình thức về Bí tích thánh thể bởi Thiên-Chúa chỉ định từ đời đời. A-men !

Kết thúc :
Chúng ta tự vấn lương tâm xem : chúng ta đang dùng loại thực phẩm nào, và bằng cách nào ? Hoặc theo cách của Thiên-Chúa dạy (ăn trái của cây trường sinh) : nghĩa là thực thi mọi giáo huấn, mệnh lệnh Chúa truyền dạy để nhận được sự sống đời đời nghĩa là có Thiên-Chúa ngự trị trong lòng chúng ta; hoặc theo cách của loài người (ăn trái của cây cho biết điều thiện ác) xem giáo lý của loài người ngang bằng hoặc hơn cả giáo huấn, mệnh lệnh Thiên-Chúa !
Tất cả chúng ta đều phải ứng hầu trước tòa Thiên-Chúa ở một trong hai tình trạng : ngẩng cao đầu hay cúi đầu (Mt 7:21. Luca 21:28. St 3:14).

Trọng kính trong danh Chúa Giê-su Ki-tô
Lê Văn

(Đ/t  08  391-657-51) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét