Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017

ĐỨC CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ (CHRIST) LÀ ĐẤNG NÀO?

Một vấn đề rất thời sự đã kéo dài gần hai ngàn năm nay, đặc biệt là thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay; đó là, về địa vị Đức Chúa Yê-su.
Có người thì bảo rằng Đức Chúa Yê-su chính là Ya-vê (Giê-hô-va) Đức Chúa Trời tự hữu, hằng hữu, chí cao; nghĩa là, tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời nhưng hiện diện theo nhiều thân vị khác nhau; người khác nữa thì bảo rằng Đức Chúa Yê-su vừa là Con độc sanh của Ya-vê Đức Chúa Trời vừa là Đức Chúa Trời; nghĩa là, một ngôi vị riêng biệt nhưng phát xuất bởi Đức Chúa trời là Cha được ban cho mọi phẩm chất siêu việt như Đức Chúa Cha để giãi bày và thi hành mọi công tác bởi Đức Chúa Cha ủy thác.

(Tqv!) tất cả những nhận định, cũng như những giáo lý hoặc tín điều này khác về Đức Chúa Yê-su sẽ không bao giờ là chân lý; nếu bỏ ra ngoài Lời mạc khải bởi Ya-vê Đức Chúa Trời chí cao.
Như chúng ta đã biết, các tông đồ, xin lưu ý thời kỳ các tông đồ, ở thời kỳ đặc biệt quan trọng này, chỉ có các ông cách riêng được soi dẫn vào mọi lẽ thật; không những để am hiểu, để sở hữu mà mục đích còn để công bố (Mt 13:11; I Co 4:1; Mt 13:10-11) và các Ông đã công bố về Đức Chúa Yê-su như sau.
Thứ nhất, Đức Chúa Yê-su, không tự mình mà có; nghĩa là, Ngài bởi thánh ý Đức Chúa Trời từ đời đời “mà ra” nhưng là một cách phát xuất mầu nhiệm, bởi Đức Chúa Trời là Đấng thần linh chí cao cho nên sự phát xuất đó không giống như thế thường (Cn 8:22-23; He 2:11).
Thứ hai,  bởi sự phát xuất mầu nhiệm từ Đức Chúa Cha mà Đức Chúa Yê-su không những được xưng là Con một, là một ngôi vị thần linh độc lập với Đức Chúa Cha. Đặc biệt, nơi bản thể Con một, nơi ngôi vị, nơi thân vi thần linh Đức Chúa Yê-su có thể chứa đựng được mọi mầu nhiệm hay mọi sự đầy dẫy của Đức Chúa Cha, Đấng vô hạn (Co 1:19; 2:9).
Thứ ba, bởi bản thể Đức Chúa Yê-su chứa đựng được mọi mầu nhiệm hay mọi sự đầy dẫy của Đức Chúa Cha; mặc nhiên, Đức Chúa Yê-su trở nên đồng hình đồng dạng, đồng đẳng, đồng quyền, đồng bản thể với Đức Chúa Cha cả ở thể thần linh lẫn thể hữu hình (Co 1:19; Phi 2:6; He 1:3; Gioan, Giăng 10:30; 14:9-10; St 1:26-27).
Thứ tư, bởi Đức Chúa Yê-su được ban cho danh “Đức Chúa Trời” và lại được  đồng bản thể, đồng hình, đồng dạng, đồng đẳng, đồng quyền với Đức Chúa Cha (Gioan, Giăng 17:12), cho nên, Ngài có địa vị thực sự như chính Ya-vê Đức Chúa Trời và địa vị đó lại còn mãi đời đời (He 1:8). Với địa vị đó, nhằm mục đích vừa để giải bày về Đức Chúa Cha là Đấng không ai có thể thấy hoặc có thể thấy vừa để thực hiện các công tác khác của Đức Chúa Trời ủy thác như sáng tạo – cứu chuộc – và hoàn thành kế hoạch của Đức Chúa Trời trong vai trò thợ cả (Eph 2:10; St 1:26-27; Cn 8:22-36; Mt 1:23; I-sai 7:14; Gioan,Giăng 1:18; ITi 6:16; ITe 5:10).
Tqv! lời mạc khải trên đây, cho thấy, Đức Chúa Yê-su, Ngài có địa vị như một thần linh đồng hình đồng dạng với Đức Chúa Cha, nhưng địa vị tuyệt đối đó nơi Đức Chúa Yê-su, đều bởi Ya-vê Đức Chúa Trời chí cao mà ra.

Thế nhưng ngày nay lại có giáo lý, tín lý cho rằng Đức Chúa Yê-su dường như tự mình mà có đồng thời Ngài lại tự đồng hình, đồng dạng, đồng đẳng đồng quyền và nguy hiểm hơn hết đó là không có trước có sau đối với Ya-vê Đức Chúa Trời chí cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến các giáo lý, tín lý như nêu trên, nội dung sau đây sẽ ít nhiều chỉ ra cho chúng ta những ý do cần thiết để nhận định.
(Tqv!) Như chúng ta biết, tín điều về Đức Chúa Trời là ba ngôi chính là kết quả của những suy tư độc lập với định danh là thần học khi con người đối diện với mạc khải. Xin nhấn mạnh rằng, suy tư về Đức Chúa Trời là ba ngôi, cho đến nay, thế kỷ 21, các nhà thần học vẫn chưa thể đưa ra những luận cứ khả dĩ dể hoàn thành hợp đề về tín điều Đức Chúa Trời là ba ngôi; mặc dầu, theo như nhận định của các nhà thần học, thì, nơi mạc khải, chẳng hạn như IICo 13:13; Mt 28:19; Giăng 14: 26 hoặc Cv 5:3 là những địa chỉ hình như gợi ý về tín điều này[1].
Cho thấy, suy tư về Đức Chúa Trời là ba ngôi, đã ít nhiều, phát triển dựa trên những trích đoạn được xem như gợi ý đó và dần dà với thời gian đủ để tiến đến định tín về Đức Chúa Yê-su là Đức Chúa Trời, đồng quyền, đồng đẳng, không có trước có sau đối với Ya-ve Đức Chúa Cha.
Chúng ta thấy, việc định tín này chia là hai thời kỳ; thời kỳ thứ nhất bắt đầu từ năm 325 sau công nguyên kéo dài cho đến thời kỳ thứ hai năm 381. Xin được nhấn mạnh, thời kỳ khởi đầu năm 325 bởi sự léo lái và không ngần ngại, ngay cả trong việc sử dụng vũ lực của một nhân vật ngoại đạo, khi mà ông ta chưa hề tuyên xưng đức tin nơi Đức Chúa Yê-su nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng đối với các chức sắc trong giáo hội bấy giờ, đó là hoàng đế Constantin[2].  Tqv! Với yếu tố bởi con người như thế đã dẫn đến kết quả đa số những thành viên được mời tham dự vì muốn được yên thân cho nên phải ủng hộ cho tín lý về Đức Chúa Yê-su là Đức Chúa Trời[3].
Việc định tín như thế cũng chưa xong bởi các tranh luận khác nữa về thánh thần, thánh linh hay thần khí vẫn kéo dài tiếp diễn sau đó, và cho đến năm 381 lại tiếp tục một công đồng khác được khai mạc và tiến đến định tín đầy đủ về Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Thánh thần hay thánh linh; nghĩa là một Thiên Chúa nhưng là ba ngôi. Cho thấy, Thánh thần hay Thánh linh, qua công đồng đã được định tín như là một ngôi vị riêng độc lập và nhiệm xuất từ Cha và Con mà ra. Do đó các bản dịch Việt ngữ hôm nay đã số đã thêm một từ “Đức” ngay trước từ ngữ thánh thần hay thánh linh để trở thành Đức Thánh linh hay Đức Chúa Thánh thần; ngoài trừ bản dịch của giáo sư linh mục Nguyễn thế Thuấn, ông vẫn giữ đúng tinh thần khi chuyển ngữ đó là thánh thần Thiên Chúa hay còn đọc là thánh linh Đức Chúa Trời.
Và, tqv! với định tín như thế, cho thấy, tại sao ngày nay nhiều cá nhân và tổ chức giáo hội luôn tuyên xưng Đức Chúa Yê-su cũng như thánh linh là Đức Chúa Trời đồng đẳng, đồng quyền, đặc biệt lại không có trước sau, đối với Ya-ve Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng việc tuyên tín như nội dung chúng ta vừa nghe hoàn toàn bởi suy tư con người và được hệ thống hóa bởi triết học dẫn đến nhiều chi tiết đã không phù hợp với kinh thánh (Xem lại Cv 2:32-33).

Thưa quý vị! khi so sánh về các đặc điểm mà Đức Chúa Trời đã thực hiện nơi Đức Chúa Yê-su để Đức Chúa Yê-su trở nên một thần linh đồng đẳng, đồng quyền như Đức Chúa Cha, với các thiết định của con người, chẳng hạn, Đức Chúa Yê-su không có trước có sau đối với Ya-vê Đức Chúa Trời, nơi các giáo lý, tín lý thuần túy qua suy tư về Đức Chúa Yê-su chỉ dựa trên hiện tượng nơi các trích đoạn kinh thánh mà không có sự hòa hợp với cả nội dung của kinh thánh để nhận diện bản chất của vấn đề. Thiết tưởng đã là câu trả lời về địa vị nơi cá nhân Đức Chúa Yê-su Con một Đức Chúa Trời.

Trân trọng kính chào!

 Lê Văn





[1] Lê Phú Hải. OMI. Lm. Thiên Chúa duy nhất Ba Ngôi trong Thánh Kinh. Truy cập Ngày 18 Tháng 10 Năm 2017 Tại: http://hoaxuongrong.org/tac-gia/le-phu-hai/thien-chua-duy-nhat-ba-ngoi-trong-thanh-kinh_a1607
[2] Nguyễn Thế Thoại. Lm. Giáo Hội Đi Trong Nhân Loại. Trang 142.
[3] Nguyễn Khắc Hy. Lm. Lịch Sử Thần Học Chúa Ba Ngôi. Truy Cập Ngày 18 Tháng 10 Năm 2017 Tại: http://www.dcvxuanloc.net/dcv/index.php/chuyen-de/tri-thuc/than-hoc/177-lich-su-than-hoc-chua-ba-ngoi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét