Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

LUẬT PHÁP

LUẬT PHÁP ĐỨC CHÚA TRỜI
                                                                                                                            
Con đường công bình tuyệt đối “Mến Chúa và Yêu người” mà Đức Chúa Trời ấn định giúp duy trì sự hoàn toàn được ban cho đã bị Adam chối bỏ (St 2:8-17). Sự chối bỏ đó chấm dứt sự cư ngụ của Đức Chúa Trời trong ông và khiến cho bất toàn xâm nhập trần gian làm ảnh hưởng hết thảy mọi người để kết quả sau cùng là sự chết (Rm 3:23; 6:23; 5:12,19).
Hậu quả nêu trên nghịch lại với kế hoạch sáng tạo (Tit 1:2; Kh 5:9-10; St 3:22-24). Đối với Đức Chúa Trời, loài người cần phải có sự cứu độ (St 3:15,19; Ma 2:15; Giăng 12:47; II Phi 3:15). Để chuẩn bị và cũng là tiền đề cho công trình cứu độ; luật pháp, điều răn, mạng lệnh đã được Đức Chúa Trời công bố (Rm 3:19-20; Rm 10:4; Galat 3:19-24).

“Mến Chúa và Yêu người” là nguyên tắc cốt lõi mà con người buộc phải thi hành để được sống đời đời (Mt 22:36-40). Con người đang trong tình trạng bất toàn, nguyên tắc này đã được Đức Chúa Trời chi tiết hóa thành luật pháp 10 điều răn hay mạng lệnh (Xh 20:4-17)[1]. Cũng cần lưu ý thêm, trước cứu chuộc; nơi tuyển dân, tức loài xác thịt luật pháp 10 điều răn đã được Moi-se chi tiết hóa khoảng 600 điều khỏan khác; trong đó bao gồm các điều khoản về đền thờ, loại bàn thờ, loại của lễ, hình thức tư tế và thượng tế, các ngày lễ, các loại đồ ăn, cách đối nhân xử thế (Xh chương 21,22,23... Le 1,2,3...18,19...); tất cả các chi tiết này là các mạng lệnh dành cho xác thịt (He 9:10), và cũng là tiêu chuẩn công bình; tiêu chuẩn xưng công bình tuyệt đối theo cách Đức Chúa Trời. Ai đó muốn “được sống” phải thi hành bằng cả tấm lòng[2] nhưng không thể tự sức riêng bởi chưa được tái sanh (Le 18:5; Thi 145:18; Xh 25:2; 35:22; Phi 1:14; II Co 9:5); đồng thời, nơi luật pháp đó cũng hình bóng về những điều sẽ đến và chúng cần được làm cho trọn (Rm 10:5; Le 18:5; Co 2:16; Mt 5:17-18).
Trong các điều răn được Đức Chúa Trời công bố qua Moi-se có điều răn về ngày Sa-bát thứ bảy; điều răn này, hôm nay vẫn chưa có sự thống nhất trong vòng các Ki-tô hữu (Cơ đốc nhân). Tất cả đều trưng dẫn kinh thánh để hỗ trợ cho lập luận của mình; cũng như đều thừa nhận: mạc khải là chân lý thiên thượng tuyệt đối không mâu thuẫn luôn là mẫu mực mọi thời đại (Co 3:1-10; Rm 6:17; 15:4-5). Tuy nhiên, cốt lõi của sự bất đồng, chúng tôi cho rằng; thứ nhất, quan điểm về: “làm trọn luật pháp hay kiện toàn”; thứ hai, quan điểm về, “luật pháp đã bỏ rồi”(Rm 3:27; 4:14; II Co 3:6-18; Galat chương 3 và 4; Eph 2:15; He 7:18;10:9)

Trong bài này chúng tôi trình bày về ý nghĩa luật pháp; tánh chất luật pháp; mục đích luật pháp; sự làm cho trọn; và ý nghĩa của việc luật pháp đã bỏ rồi.
a.      Luật pháp (điều răn, mạng lệnh)
Sách Ma-la-chi định nghĩa về 10 điều răn: “4 Các ngươi khá nhớ lại luật pháp của đầy tớ ta là Môi-se, mà ta đã truyền cho nó tại Hô-rếp, tức là những lệ luật và mạng lịnh cho cả Y-sơ-ra-ên.(Malachi 4:4).
(B/d Công giáo Sách Malakhi 3:22  22 Các ngươi hãy ghi nhớ Luật Mô-sê, tôi trung của Ta. Trên núi Khô-rếp, Ta đã truyền cho nó các chỉ thịphán quyết để toàn thể Ít-ra-en thi hành.)

b.      Luật pháp (điều răn, mạng lệnh) phản ánh về Đức Chúa Trời (tánh chất)
Rm 7:12 12 Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành.
Cần phân biệt giữa luật pháp là tiêu chuẩn thánh khiết tuyệt đối của Đức Chúa Trời với luật pháp công bình của loài người (tôn giáo loài người). Một so sánh qua lời Đức Chúa Giê-su phán: 20Vì ta phán cho các ngươi rằng, nếu sự công bình của các ngươi chẳng trổi hơn sự công bình của các thầy thông giáo và người dòng Pha-ri-si, thì các ngươi chắc không vào nước thiên đàng.” (Mat 5:20).

c.       Luật pháp biển báo cho nhân loại (mục đích)
Luật pháp Đức Chúa Trời không một ai có thể tự sức thi hành trọn vẹn; bởi vì, đối với sự thánh khiết Đức Chúa Trời thì loài người đang trong tình trạng chết, không thể tự phục hồi (St 3:22-24; Rm 10:5; Mt 8:22; II Co 5:17-21; Isai 59:1-5; Isai 64:4-5). Tình trạng này cần được giải quyết nhưng không có giải pháp nào khác ngoài Đức Chúa Trời (Phục 32:39; Isai 43:11; 44:6; 45:5-6). Cho nên, trong hành trình tâm linh, tôn giáo cũng như các pháp môn tu tập đỉnh cao khác, kể cả luật pháp Đức Chúa Trời dẫu cho có thi hành trọn vẹn vẫn là điều không tưởng bởi trước thánh nhan Đức Chúa Trời tất cả đều là kẻ chết kể cả người được xưng công bình nhưng vẫn chưa nhận được sự ban cho bởi lời hứa về sự sống đời đời (Rm 3:20; Cv13:39; He 11:39-40 vẫn phải nằm chờ). Như vậy, luật pháp, trong kế hoạch phục hồi chỉ đóng vai trò biển báo; thứ nhất, trước khi cứu chuộc, luật pháp chỉ ra các sai trật (Ga 3:19); thứ hai, sau khi cứu chuộc, luật pháp chỉ ra Đấng xưng công bình cho người tin kính; tức là Đấng vừa có thẩm quyền để dâng của lễ có giá trị đời đời để tha tội (Galat 2:16; 3:24; He 7:18; 9:23; 10:6-18; I Giăng 2:2; 4:10).
Chúng ta phân biệt luật pháp qua hai thời kỳ sau.
1.      Luật pháp – trước cứu chuộc
Trước khi Đức Chúa Giê-su nhập thể để cứu chuộc. Tội lỗi hay sự bất toàn gia tăng làm ảnh hưởng toàn nhân loại. Trong kế hoạch phục hồi, Thiên-Chúa công bố luật pháp để cho loài người nhận biết về các sự vi phạm.
I Timothe 1:9-10     9 Thật vậy, Lề Luật có đó, không phải cho người công chính, mà là cho hạng người sống ngoài Lề Luật và bất phục tùng, vô luân và tội lỗi, phạm thánh phạm thượng, giết cha giết mẹ, sát nhân, 10 dâm dật, kê gian, buôn người, nói dối, bội thề, và những kẻ sống ngược với giáo lý lành mạnh.  
Rm 7:7-13   7 …. Nhưng tôi chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham lam, XuXh 20:17; PhuDnl 5:21
thì tôi đã không biết sự tham lam.
Rm 3:19-20  19 Vả, chúng ta biết rằng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp, hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức Chúa Trời; 20 …. vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi.
Galati 3:19  19 Vậy thì làm sao có luật pháp ? Luật pháp đã đặt thêm, vì cớ những sự phạm phép, …

v  Trước cứu chuộc, loài người tất cả đều là kẻ chết (Mt 8:22) – ai đó muốn được sự sống đời đời họ cần được Đức Chúa Trời xưng công bình (Rm 10:4-5; Le 18:5). Muốn vậy, cần phải tin kính để nhận được năng lực thi hành luật pháp thánh khiết (Xh 25:2; Thi 145:18); thực tế, đã có nhiều tôi trung được xưng công bình bởi đức tin (Exe 36:25-27; Gia-cơ 2:17,26). Tuy nhiên, họ vẫn phải “yên nghỉ”, phải nằm chờ cho đủ số người được cứu; tất cả sẽ được sống lại và sống đời đời khi Đức Chúa Giê-su đến lần thứ hai: “13 Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình; chỉn trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ hành trên đất” (He 11:13; 39-40)

2.      Luật pháp – sau cứu chuộc
Sáng thế ký St 3:15 là tiền đề về giải pháp tuyệt đối việc Đức Chúa Trời xưng công bình cho người tin vào “Người dòng dõi” là Đức Chúa Giê-su. Tiền đề này đã được thực hiện trong dòng lịch sử người tin kính Đức Chúa Trời (Ga 3:29).
Abraham, một trong những tôi tớ làm hình bóng về giải pháp đó, khi Đức Chúa Trời phán cùng ông: 14 Sau khi Lót lìa khỏi Áp-ram rồi, Đức Giê-hô-va phán cùng Áp-ram rằng: Hãy nhướng mắt lên, nhìn từ chỗ ngươi ở cho đến phương bắc, phương nam, phương đông và phương tây: 15 Vì cả xứ nào ngươi thấy, ta sẽ ban cho ngươi và cho dòng dõi ngươi đời đời.” Dòng dõi đó đã được Phao-lô chỉ ra như sau: “ 16 Vả, các lời hứa đã được phán cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi người. Không nói: Và cho các dòng dõi người, như chỉ về nhiều người; nhưng nói: Và cho dòng dõi ngươi, SaSt 13:15; GaGl 17:8
như chỉ về một người mà thôi, tức là Đấng Christ (Ga 3:16).Đấng Christ” chính là lời hứa của Đức Chúa Trời ban cho nhân loại: “ 19 Vậy thì làm sao có luật pháp? Luật pháp đã đặt thêm, vì cớ những sự phạm phép, cho tới chừng nào người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã hứa cho; luật pháp được ban ra bởi mấy thiên sứ và truyền ra bởi một người trung bảo (Ga 3:19). Kết luận sau cùng của Phao-lô về tiền đề xưng công bình trong St 3:15 như sau: “ 29 Lại nếu anh em thuộc về Đấng Christ, thì anh em là dòng dõi của Áp-ra-ham, tức là kẻ kế tự theo lời hứa. (Ga 3:29 ). Chính vậy, kinh thánh luôn nhắc nhớ rằng bởi lời hứa mà được xung công bình chớ không phải bởi việc làm; cho nên, không một ai cậy luật pháp để được xưng công bình là vậy[3].
Như vậy, sau khi Đức Chúa Giê-su nhập thể để chịu chết, ai đó muốn được xưng công bình chỉ cần tin vào giá chuộc bởi Ngài, lập tức được Đức Chúa Trời xưng công bình. Việc xưng công bình bởi đức tin như vậy dẫn đến kết thúc vai trò biển báo của luật pháp.
Galati 3:21-25  21 Vậy thì luật pháp nghịch cùng lời hứa của Đức Chúa Trời hay sao? Chẳng hề như vậy; vì, nếu đã ban cho một luật pháp có thể làm cho sống, thì sự công bình chắc bởi luật pháp mà đến. 22 Nhưng Kinh thánh đã nhốt hết thảy mọi sự dưới tội lỗi, hầu cho điều chi đã hứa, bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ mà được ban cho những kẻ tin. 23 Trước khi đức tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp mà chờ đức tin phải bày ra. 24 Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình. 25 Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn phục dưới thầy giáo ấy nữa.
Rm 10:4  4 vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình.

Việc xưng công bình bởi đức tin đẫn đến luật pháp được làm cho trọn hay kiện toàn được bàn ở phần (d) sau đây.

d.      Luật pháp được làm cho trọn, được kiện toàn
Điểm quan trọng cần lưu ý, bởi tánh chất của luật pháp là thánh và công bình cho nên luật pháp không hề bất toàn mà cần được làm cho trọn hay kiện toàn (Thi 19:7; Exe 18:5; Rm 2:20; 7:12; I Ti 1:8); nhưng vấn đề, bởi con người chỉ là loài xác thịt cho nên luật pháp trong kế hoạch phục hồi chỉ là công cụ tạm thời trên bảng đá, giấy da tất nhiên  luật pháp không nằm trong lòng con người theo như ý định đời đời bởi Đức Chúa Trời (He 9:1-10).
Việc kiện toàn hay làm cho trọn chính là việc Đức Chúa Giê-su nhập thể chịu chết thaylàm thay cho các yêu cầu mà luật pháp đề ra để được xưng là công bình; khi mà, nhân loại không thể thực hiện “trọn vẹn”[4] được. Vì:
Thứ nhất, phải có mạng đền mạng (Xh 30:12-16; Phục 21:19; Le 24:18; He 9:22) nhưng theo tiêu chuẩn thánh thì loài người đã chết kể cả khi “sống” cũng hoàn toàn không có khả năng lấy mạng đền mạng (Mt 8:22; Kh 4:11thọ tạo)[5].
Le 24:18-23 17 Kẻ nào đánh chết một người nào, mặc dầu kẻ đó là ai, sẽ bị xử tử. 18 Kẻ nào đánh chết một súc vật, phải thường lại, nghĩa là mạng đền mạng. 19 Khi một người nào làm thương tích cho kẻ lân cận mình, thì người ta phải làm thương tích cho người đó lại như chính người đã làm: 20 gãy đền gãy, mắt đền mắt, răng đền răng. Người ta sẽ làm cho người ấy đồng một thương vít như chính người đã làm cho người khác. 21 Kẻ nào làm chết một súc vật, thì sẽ thường lại; còn kẻ nào giết chết một người, thì phải bị xử tử. 22 Bất luận kẻ khách ngoại bang hay là người trong xứ, các ngươi cũng phải dùng một luật lệ; vì ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi. 23 Vậy, Môi-se nói lại cùng dân Y-sơ-ra-ên, biểu đem kẻ đã rủa sả ra khỏi trại quân rồi ném đá nó. Thế thì, dân Y-sơ-ra-ên làm y như lời Đức Giê-hô-va đã truyền dặn Môi-se.”
He 9:2222 Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ.”
Thứ hai, phải thực hiện các luật lệ về đền thờ, của lễ, chức thượng tế, tư tế các ngày lễ; tất cả các tiêu chuẩn công bình vượt quá khả năng con người (Cv 15:10).
Cv 15:1010 Vậy bây giờ, cớ sao anh em thử Đức Chúa Trời, gán cho môn đồ một cái ách mà tổ phụ chúng ta hoặc chính chúng ta cũng chưa từng mang nổi?”
Thứ ba, bởi luật pháp chỉ đóng vai trò trung gian vì lời hứa xưng công bình chỉ dành cho ai tin vào giá chuộc bởi Đức Chúa Giê-su mà thôi! (Rm 3:28; Phi 3:9; Galat 2:16; 3:11-12; 23-24; He 10:1-4).
He 10:1-4 “1 Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật của các vật, nên không bao giờ cậy tế lễ mỗi năm hằng dâng như vậy, mà khiến kẻ đến gần Đức Chúa Trời trở nên trọn lành được. 2 Nếu được, thì những kẻ thờ phượng đã một lần được sạch rồi, lương tâm họ không còn biết tội nữa, nhân đó, há chẳng thôi dâng tế lễ hay sao? 3 Trái lại, những tế lễ đó chẳng qua là mỗi năm nhắc cho nhớ lại tội lỗi. 4 Vì huyết của bò đực và dê đực không thể cất tội lỗi đi được.”
Galati 2:16 “16 Dầu vậy, đã biết rằng người ta được xưng công bình, chẳng phải bởi các việc luật pháp đâu, bèn là cậy đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ, nên chính chúng tôi đã tin Đức Chúa Jêsus Christ, để được xưng công bình bởi đức tin trong Đấng Christ, chớ chẳng bởi các việc luật pháp; vì chẳng có ai được xưng công bình bởi các việc luật pháp.”
Khi Đức Chúa Giê-su làm xong công tác chuộc tội; người tiếp nhận Ngài và tin vào công tác Ngài đã thực hiện mặc nhiên Đức Chúa Trời xem như họ đã làm xong các đòi hỏi công bình của luật pháp nhưng theo tinh thần mới. Đây là sự cuối cùng của luật pháp khi Đức Chúa Giê-su, - Người của lời hứa, nhập thể để chết thay (Rm 7:6; Galat 3:19; 4:4-5).
Galati 3:1919 Vậy thì làm sao có luật pháp? Luật pháp đã đặt thêm, vì cớ những sự phạm phép, cho tới chừng nào người dòng dõi đến, là người mà lời hứa đã hứa cho; luật pháp được ban ra bởi mấy thiên sứ và truyền ra bởi một người trung bảo.”
Galati 4:4-5 “4 Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời bèn sai Con Ngài bởi một người nữ sanh ra, sanh ra dưới luật pháp, 5 để chuộc những kẻ ở dưới luật pháp, và cho chúng ta được làm con nuôi Ngài.”
Roma 7:1-6 “1 Hỡi anh em (vì tôi nói với những kẻ biết luật pháp), vậy anh em há chẳng biết rằng luật pháp chỉ cai trị người ta khi còn sống hay sao? 2 Cho nên, đàn bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì luật pháp buộc phải theo chồng bấy lâu; nhưng nếu chồng chết, thì người vợ được thoát khỏi luật pháp đã buộc mình với chồng. 3 Vậy nếu đương lúc chồng còn sống, mà vợ đi lấy người khác, thì phải bị kêu là đàn bà ngoại tình; nhưng nếu chồng chết, thì vợ được buông tha khỏi luật pháp, dầu lấy người khác cũng chẳng phải là đàn bà ngoại tình vậy. 4 Hỡi anh em ta, anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp, đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại, hầu cho chúng ta được kết quả cho Đức Chúa Trời. 5 Vì khi chúng ta còn sống theo xác thịt, thì các tình dục xấu xa bị luật pháp xui khiến, hành động trong chi thể chúng ta và kết quả cho sự chết. 6 Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp, là điều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đặng hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự.”

Vậy : “hầu việc Đức Chúa Trời theo cách mới của Thánh Linh” là thế nào?
1.      Làm cho ý thức trọn vẹn về mười điều răn (Cách chia điều răn theo g/h Tin lành)
Điều răn thứ sáu:21 Các ngươi có nghe lời phán cho người xưa rằng: Ngươi chớ giết ai; và rằng: Hễ ai giết người thì đáng bị tòa án xử đoán (Phục 5:17; Xh 20:13).
22 Song ta phán cho các ngươi: Hễ ai giận anh em mình thì đáng bị tòa án xử đoán; ai mắng anh em mình rằng: Ra-ca, thì đáng bị tòa công luận xử đoán; ai mắng anh em mình là đồ điên, thì đáng bị lửa địa ngục hành phạt. 23 Ấy vậy, nếu khi nào ngươi đem dâng của lễ nơi bàn thờ, mà nhớ lại anh em có điều gì nghịch cùng mình, 24 thì hãy để của lễ trước bàn thờ, trở về giảng hòa với anh em trước đã; rồi hãy đến dâng của lễ. 25 Khi ngươi đi đường với kẻ nghịch mình, phải lập tức hòa với họ, kẻo họ nộp ngươi cho quan án, quan án giao ngươi cho thầy đội, mà ngươi phải ở tù. 26 Quả thật, ta nói cùng ngươi, ngươi trả còn thiếu một đồng tiền, thì không ra khỏi tù được. ...
43 Các ngươi có nghe lời phán rằng: Hãy yêu người lân cận, và hãy ghét kẻ thù nghịch mình (Le 19:18).
 44 Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi, 45 hầu cho các ngươi được làm con của Cha các ngươi ở trên trời; bởi vì Ngài khiến mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công bình cùng kẻ độc ác. (Mt 5:21-26, 43-45).
Điều răn thứ bảy: 27Các ngươi có nghe lời phán rằng: Ngươi chớ phạm tội tà dâm. (Xh 20:14; Phục 5:18)
28 Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi. 29 Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể bị ném vào địa ngục. 30 Lại nếu tay hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy chặt mà liệng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể vào địa ngục.
 31 Lại có nói rằng: Nếu người nào để vợ mình, thì hãy cho vợ cái tờ để (PhuDnl 24:1,3 ).
 32Song ta phán cùng các ngươi: Nếu người nào để vợ mà không phải vì cớ ngoại tình, thì người ấy làm cho vợ mình ra người tà dâm; lại nếu người nào cưới đàn bà bị để, thì cũng phạm tội tà dâm. (Mt 5:27-32).
Điều răn thứ chín: “33 Các ngươi còn có nghe lời phán cho người xưa rằng: Ngươi chớ thề dối, nhưng đối với Chúa, phải giữ vẹn lời thề mình.(Le 19:12; Dan 30:2; Phục 23:21)
34 Song ta phán cùng các ngươi rằng đừng thề chi hết: Đừng chỉ trời mà thề, vì là ngôi của Đức Chúa Trời; 35 đừng chỉ đất mà thề, vì là bệ chân của Đức Chúa Trời; đừng chỉ thành Giê-ru-sa-lem mà thề, vì là thành của Vua lớn. 36 Lại cũng đừng chỉ đầu ngươi mà thề, vì tự ngươi không thể làm cho một sợi tóc nên trắng hay là đen được. 37 Song ngươi phải nói rằng: Phải, phải; không, không. Còn điều người ta nói thêm đó, bởi nơi quỉ dữ mà ra.” (Mt 5:33-37)
Điều răn thứ tư: 8 Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. 9 Ngươi hãy làm hết công việc mình trong sáu ngày; 10 nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con gái, tôi trai tớ gái, súc vật của ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; 11 vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.” (Xh 20:811).
1 Lúc đó, nhằm ngày Sa-bát, Đức Chúa Jêsus đi qua giữa đồng lúa mì; các môn đồ đói, bứt bông lúa mà ăn. 2 Người Pha-ri-si thấy vậy, bèn nói cùng Ngài rằng: Kìa, môn đồ thầy làm điều không nên làm trong ngày Sa-bát. 3 Song Ngài đáp rằng: Chuyện vua Đa-vít đã làm trong khi vua với kẻ đi theo bị đói, các ngươi há chưa đọc đến sao? 4 Tức là vua vào đền Đức Chúa Trời, ăn bánh bày ra, là bánh mà vua và kẻ đi theo không có phép ăn, chỉ để riêng cho các thầy tế lễ. 5 Hay là các ngươi không đọc trong sách luật, đến ngày Sa-bát, các thầy tế lễ trong đền thờ phạm luật ngày đó, mà không phải tội sao? 6 Vả lại, ta phán cùng các ngươi, tại chỗ nầy có một đấng tôn trọng hơn đền thờ. 7 Phải chi các ngươi hiểu nghĩa câu nầy: Ta muốn lòng nhân từ, không muốn của tế lễ, (Ose 6:6) OsHs 6:6
thì các ngươi không trách những người vô tội; 8 vì Con người là Chúa ngày Sa-bát.
Ro 13:9  “ 9 Vả, những điều răn nầy: Ngươi chớ phạm tội tà dâm, chớ giết người, chớ trộm cướp, chớ tham lam, (XuXh 20:13-17 PhuDnl 5:17-21) và mọi điều răn khác nữa, bất luận điều nào, đều tóm lại trong một lời nầy: Ngươi phải yêu kẻ lân cận mình như mình”.
2.      Kết thúc các ngày lễ làm hình bóng
Trước khi nhập thể để cứu chuộc các nghi lễ được kinh thánh dùng để hình bóng về Đức Chúa Giê-su về công tác của Ngài như sau.
·         Lễ vượt qua. Nói về sự hy sinh của Đấng Christ cho nhân loại; người tin được giải cứu khỏi quyền của Sa-tan.
·         Lễ bánh không men. Hình bóng về các hình thức tồn tại chống nghịch lại sự giải cứu của Đấng Christ (lối sống cũ).
·         Lễ dâng trái đầu mùa. Hình bóng về sự sống qua sự phục sinh của Đức Chúa Giê-su nơi người tin.
·         Lễ ngũ tuần. Hình bóng về sự kiện đổ thánh linh trên người tin.
·         Lễ kèn thổi. Hình bóng về sự tiếp nhận thánh linh cùng với các ân tứ và là nhân chứng cho Đấng Christ trong công tác loan báo tin vui.
·         Lễ lều tạm. Hình bóng về thu hoạch các linh hồn bởi Đức Chúa Trời.
·         Lễ chuộc tội. Hình bóng về sự đắc thắng.
Các nghi lễ này người tham dự cũng thực hành sự yên nghỉ như ngày Sa-bat thứ bảy và vì vai trò hình bóng về Đức Chúa Giê-su về công tác của Ngài nên sau khi Đức Chúa Giê-su hoàn thành công trình cứu chuộc các nghi lễ này cũng chấm dứt không còn thực hiện trong dân thánh nữa. Việc chấm dứt này cũng là một trong những hình thức kiện toàn hay làm cho trọn luật pháp mà sách Colose chương hai nói đến (Colose 2:16).

e.       Luật pháp theo theo thời gian (Giá trị, hay “luật pháp bỏ rồi”)
Như trên đã phân tách về việc làm cho trọn, cho thấy luật chỉ thay đổi về hình thức theo từng thời kỳ; có thời kỳ luật được công bố bằng văn bản chỉ dành cho người chưa có thần khí và phai thi hành cách bắt buộc (He 9:10); và có thời kỳ luật ấy được ghi khắc vào trong lòng người có thần khí khi tiếp nhận Cứu- Chúa để thi hành một cách ý thức mà không phải bắt buộc; do đó, mạc khải viết rằng: “31 Vậy, chúng ta nhân đức tin mà bỏ luật pháp hay sao? Chẳng hề như vậy! Trái lại, chúng ta làm vững bền luật pháp. (II Co 3:3; He 9:4; Rm 3:31; 7:6).
Cũng vậy, khi tin mừng được công bố khắp đất. Thiên Chúa sẽ kết thúc những gì liên đới với cách sống của Adam! Thiên Chúa sẽ xét xử thế gian theo luật pháp 10 điều răn của Ngài. Hòm giao ước chính là nơi chứa đựng mười điều răn và đền thờ trên trời chính là Thiên Chúa (Kh 11:14-1; 21:22-23).
Thêm nữa sách Mat-thêu chương 5:17-19 nói về giá trị theo thời gian của luật pháp như sau: “17 Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn. 18 Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn.(hòa hợp với Rm 3:31)
Mặc dầu Đức Chúa Giê-su công bố mọi việc đã được trọn (Giăng 19:30). Lưu ý: “Mọi việc đã được trọn” chỉ có ý nói, kế hoạch cứu chuộc về phiá Đức Chúa Trời đã hoàn tất mà thôi! còn kết quả của kế hoạch vẫn chưa được thành toàn nơi muôn vật trong đó có con người là trọng tâm (Rm 8:20-24); thứ nhất, vì tin vui vẫn chưa được loan báo khắp đất (Mt 24:14); thứ hai, hiện nay, mọi sự liên đới với Adam vẫn chưa qua, muôn vật chưa đổi mới bởi vì chúng đang trong tiến trình phục hồi (St 2:2, 3b, 4b; Cv 3:21; Mt 19:28; He 11:39-40).

Kết thúc
Nguyên tắc tuyệt đối bất biến của sự sống đời đời chính là “Mến Chúa và Yêu người” (Mt 22:37). Khi Adam đã tiếp nhận Đức Chúa Trời vào lòng, mặc nhiên nguyên tắc sự sống ấy được ghi khắc trong ông; Thần Đức Chúa Trời sẽ giúp cho Ông, biết thờ kính Đức Chúa Trời và yêu mến cá nhân ông cũng như tha nhân và các tạo vật khác dưới quyền quản trị theo cách của Đức Chúa Trời (St 2:8-17; Phục 30:15).
Sau khi Adam vi phạm, sự xa cách với Đức Chúa Trời diễn ra và cũng là lúc mà luật pháp sự sống không còn trong tấm lòng ông (St 3:22-24; Esai 59:1-5). Hậu quả của việc Adam lìa bỏ Đức Chúa Trời gây nên sai phạm và sự chết là tiền công được trả cho các sai phạm đó (Rm 3:23; 6:23). Sai phạm dẫn đến sự chết; tất cả đã làm đảo lộn kế hoạch của Đức Chúa Trời; cho nên, nhân loại cần được phục hồi; thế nhưng trước khi được phục hồi, luật pháp trên giấy da trên bảng đá cần được công bố để nhận diện sai phạm và ai đó muốn được sống phải thi hành cách bắt buộc (Rm 10:4; Le 18:5; Ma 4:4; Xh 20:4-17; 34:28; II Co 3:7). Như vậy, luật pháp chỉ giới hạn như biển báo chỉ đường với vai trò tạm thời thụ động; vì con người sau Adam tất cả đều là vong linh (Rm 5:12,19; I Phi 3:18-20). Khi nào con người được xưng công bình và được làm cho nên thánh vô điều kiện qua giá chuộc bởi Đức Chúa Giê-su thì khi ấy luật pháp trên bảng đá, trên giấy da là luật thụ động bắt buộc người ta thi hành để được sống thì nay lại được ghi khắc vào lòng (He 10:16; Rm 7:6). Nói cách khác Đức Chúa Trời sẽ cư ngụ ngay trong lòng, Ngài chính là luật pháp sống động mà không phải luật pháp trên bảng đá hay trên giấy da là luật pháp thụ động bắt buộc con người thi hành.
Luật ghi khắc vào lòng không chi khác hơn là “Mến Chúa và Yêu người” theo cách của Đức Chúa Trời. Đây là cũng lúc muôn vật được đổi mới hoàn toàn; việc đổi mới như thế ứng nghiệm trọn vẹn lời phán của Đức Chúa Giê-su khi Ngài trút hơi thở sau cùng: Mọi việc đã được trọn” (Giăng 19:30), – cũng chính là lúc Đức Chúa Trời cư ngụ trong lòng, - Ngài là luật pháp sống động thay thế cho luật thụ động bên ngoài; ý nghĩa của “luật pháp bỏ rồi” và sự “vững bền luật pháp” chính là đây.
Nhưng cho đến nay (2017) muôn vật vẫn chưa đổi mới kể cả những ai đã được xưng công bình vì họ vẫn phải sống trong thân xác liên đới với Adam bởi thế luật pháp 10 điều răn với tinh thần mới được kiện toàn; được làm cho trọn vẫn được duy trì cho đến khi muôn vật đổi mới hoàn toàn.

Viết bởi Lê văn Bình



[1] Luật pháp: Điều răn, mạng lệnh (Ma 4:4; I Vua 2:3; 3:14)
[2] Trước khi Đức Chúa Giê-su cứu chuộc, tiêu chuẩn để được xưng công bình của Đức Chúa Trời vượt quá khả năng của con người vừa về của lễ, cách thi hành và cả về thời gian. Người ta không thể thi hành mãi các đời hỏi về tiêu chuẩn công bình như vậy suốt cả cuộc đời bất toàn được (Cv 15:10).
[3] Không được xưng công bình bởi luật pháp!!! Nếu một người tự sức hoặc xem luật pháp là cứu cánh nói rõ hơn là không cần đến Đức Chúa Trời, tự sức tu tập các pháp môn kể cả luật pháp của Đức Chúa Trời, điều đó là không tưởng đối với duy nhất hằng sống Đức Chúa Trời bởi Ngài là chủ vũ trụ và Ngài đang điều hành muôn vật đến thành toàn theo như ý riêng Ngài; như vậy, loài người đối với Ngài đều là kẻ chết do liên đới với Adam (Mt 8:22; Rm 5:12,19). Do đó, việc xưng công bình, việc tái sanh ai đó phải bởi Ngài, và chỉ theo cách của Ngài còn gọi là được xưng công bình theo như lời hứa.
[4] Không thể “trọn vẹn”. Bởi đó là các yêu cầu của luật pháp làm hình bóng chỉ có giá trị tạm thời; tức là, các chỉ thị cần phải thi hành mỗi khi vi phạm, cứ tái diễn do con người luôn vi phạm (He 10:1-4); ngược lại sự cứu chuộc bởi Đức Chúa Giê-su chỉ một lần là đủ cả (He 10:5-18).
[5] “sống” tức là đã nhận được sự sống đời đời nhưng không thể đền mạng được bởi giá trị chỉ là thọ tạo; có chăng chỉ đền được một mạng sống mà thôi! (Le 24:18; Phục 19:21).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét