"Chúng ta biết rằng : Chúa Giê-su khi Ngài đi rao giảng tin mừng thì đồng thời Ngài cũng chấn chỉnh cách mà Người Do-thái tuân giữ lệch lạc tinh thần ngày Sa-bát - Ngài đã làm cho họ hiểu ý nghĩa đích thực của sự yên nghỉ mà luật ngày Sa-bát đề ra. Sự yên nghỉ theo cách Chúa dạy có nghĩa là không phạm tội mà không phải chỉ thuần túy là nghỉ các việc làm bên ngoài "
Luật yên nghỉ trong ngày Sa-bát – và
các điều răn khác đã được hủy bỏ chưa ?
Một vấn đề vẫn còn đang tranh luận hôm nay trong vòng
các Ki-tô hữu (Cơ đốc nhân); có hai lập luận về việc tôn trọng ngày Sa-bát thứ
bảy và không, tất cả đều trưng dẫn kinh thánh để hỗ trợ cho lập luận của mình.
Trong bài này, chúng ta cũng sẽ trình bày về vấn đề
đó, để có sự nhận biết về luật pháp Chúa một cách rõ ràng hết sức có thể. Nhưng
có một điều chắc chắn mà chúng ta cần phải biết, cần phải nhận định rõ ràng, là
: Những Lời bởi Chúa phán không thể mâu thuẫn. Và như vậy : Kinh-thánh mới chính
là mẫu mực cho loài người ở mọi thời đại (Rm 15:4-5).
Chúng ta sẽ tìm hiểu về luật pháp (điều răn) sau đây :
a.
Luật pháp (điều răn) là gì ?
Sách
Xuất hành chương 20 Thiên-Chúa công bố điều răn, luật pháp, mạng lệnh của Ngài cho Môi-se như sau :
1 Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán
mọi lời nầy, rằng:
2 Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, đã rút
ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là nhà nô lệ.
3
Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác. (Điều
răn thứ nhất)
4 Ngươi chớ làm tượng chạm cho
mình, cũng chớ làm tượng nào giống những vật trên trời cao kia, hoặc nơi đất
thấp nầy, hoặc trong nước dưới đất. 5 Ngươi
chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là
Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ
nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, 6 và
sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta. (Điều răn thứ hai)
7 Ngươi chớ lấy danh Giê-hô-va
Đức Chúa Trời ngươi mà làm chơi, vì Đức Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào
lấy danh Ngài mà làm chơi. (Điều răn thứ ba)
8 Hãy nhớ ngày nghỉ đặng làm nên
ngày thánh. 9 Ngươi hãy làm hết công việc mình
trong sáu ngày; 10 nhưng ngày thứ bảy là ngày
nghỉ của Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi: trong ngày đó, ngươi, con trai, con
gái, tôi trai tớ gái, súc vật của
ngươi, hoặc khách ngoại bang ở trong nhà
ngươi, đều chớ làm công việc chi hết; 11 vì
trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển, và muôn vật ở trong
đó, qua ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã ban phước cho ngày
nghỉ và làm nên ngày thánh. (Điều răn thứ tư)
12 Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi,
hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho.(Điều răn thứ năm)
13 Ngươi chớ giết người. (Điều răn thứ sáu)
14 Ngươi chớ phạm tội tà dâm.(Điều răn thứ bảy)
15 Ngươi chớ trộm cướp.(Điều răn thứ tám)
16 Ngươi chớ nói chứng dối cho
kẻ lân cận mình.(Điều răn thứ chín)
17 Ngươi chớ tham nhà kẻ lân
cận ngươi, cũng đừng tham vợ người, hoặc tôi trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật
chi thuộc về kẻ lân cận ngươi. (Điều răn thứ mười)
Trên đây là luật pháp 10 điều răn chính thức được Chúa ban
cho dân sự Ngài qua Môi-se là người đứng đầu nhà Chúa với tư cách là tôi tớ
Chúa (Kh 11:19. He 3:5). Sách Ma-la-chi
4:4 định nghĩa cũng như xác nhận về 10 điều răn trên như sau : 4 Các ngươi
khá nhớ lại luật pháp của đầy tớ ta là Môi-se, mà ta đã truyền cho nó tại
Hô-rếp, tức là những lệ luật và mạng
lịnh cho cả Y-sơ-ra-ên.(B/d Công giáo Sách Malakhi 3:22 22 Các ngươi hãy ghi nhớ Luật Mô-sê,
tôi trung của Ta. Trên núi Khô-rếp, Ta đã truyền cho nó các chỉ thị và phán quyết để toàn thể Ít-ra-en thi hành.)
b.
Tính chất của luật pháp (điều răn) thế nào ?
Sách Roma viết như sau : Rm 7:12 12 Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều
răn cũng là thánh, công bình và tốt lành.
Thiên-Chúa là Đấng Thánh vậy tính chất lời Ngài cũng là Thánh công bình và tốt lành.
c.
Giá trị, mục đích, giới hạn của luật pháp ?
Nội dung của luật pháp không hề thay đổi cho đến đời đời vì
nó là phản ánh về sự thánh khiết của Thiên-Chúa.
Tuy nhiên, hình thức của luật pháp thì thay đổi vì các tình
trạng của loài người từ thuở sáng thế cho đến khi “trời mới đất mới” được thiết
lập trở lại. Vậy chúng ta nhận thấy mỗi thời kỳ Thiên-Chúa hành sử quyền tối
thượng của Ngài qua các hình thức chỉ vì quyền lợi của loài người với mục đích
cho từng thời kỳ nhất định và xuyên suốt hòa hợp với bản tánh thánh khiết của Ngài.
Chúng ta tìm hiểu về giá trị, mục đích, và giới hạn của luật
pháp như sau :
·
Luật
pháp ban hành để cho biết về các sự vi phạm của loài người :
Sau
khi Adam bỏ cách sống công chính và thánh bởi Chúa dạy, và khi, con cái loài
người gia tăng thì đồng thời tội lỗi cũng gia tăng. Sự gia tăng tội lỗi chính
vì lương tâm con người chai lì. Sự chai lì đã đến mức không còn có khả năng
nhận biết sự vi phạm; cho nên, Thiên-Chúa phải công bố luật pháp để cho loài
người nhận biết về các sự vi phạm ấy.
I
Timothe 1:9-10 9 Thật vậy, Lề Luật có đó, không phải cho người công chính, mà là cho hạng người
sống ngoài Lề Luật và bất phục tùng, vô luân và tội lỗi, phạm thánh phạm
thượng, giết cha giết mẹ, sát nhân, 10 dâm
dật, kê gian, buôn người, nói dối, bội thề, và những kẻ sống ngược với giáo lý
lành mạnh.
Rm
7:7-13 7 …. Nhưng tôi
chỉ bởi luật pháp mà biết tội lỗi; vì nếu luật pháp không nói: Ngươi chớ tham
lam,
thì tôi đã không biết sự tham lam.
Rm 3:19-20 19 Vả, chúng
ta biết rằng những điều mà luật pháp nói, là nói cho mọi kẻ ở dưới luật pháp,
hầu cho miệng nào cũng phải ngậm lại, cả thiên hạ đều nhận tội trước mặt Đức
Chúa Trời; 20 …. vì luật pháp cho người ta biết tội lỗi.
Galati 3:19 19 Vậy thì làm sao có luật pháp ? Luật pháp đã đặt thêm, vì cớ những sự
phạm phép, …
·
Luật
pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến với Chúa Giê-su, hầu cho chúng ta
bởi đức tin mà được xưng công bình :
Luật pháp chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là cáo trách về
sự vi phạm, tự nó, không thể làm cho người vi phạm được nên công chính, vì bản
chất, không phải là một ngôi vị.
Luật pháp không có thẩm quyền tha tội ! Chính vì vậy
thánh Phao-lô viết về giới hạn của nó trong thư Hebrew 7:18 như sau : “ 18 …. điều
răn trước kia vì không quyền không ích nên đã bị bỏ rồi”. Như vậy : Thẩm quyền
tha tội chính là Người; chính là một ngôi
vị ban hành luật pháp.
Ngoài ra, vì
liên đới với Adam : Loài người, tất cả đều ở trong tình trạng ô-uế, bất chánh hậu
quả dẫn đến sự chết. Trong tình trạng như vậy, họ không thể tự sức phục hồi lại
tình trạng thánh và công chính ban đầu như Thiên Chúa đã sáng tạo và ban cho họ
(Mt 8:22). Như vậy, loài người cần phải có sự cứu chuộc ra khỏi sự ô-uế bất
chánh dẫn đến sự chết mà không ai khác hơn
là chính Thiên Chúa và theo cách của Ngài. Thế nhưng trước khi Thiên Chúa thực
hiện sự cứu độ đó, thì luật pháp vẫn làm nhiệm vụ cáo trách các vi phạm, và
đồng thời đóng vai trò như người dẫn đường cho những ai mong chờ sự cứu độ đến
bởi Thiên Chúa. Sách Galati chương 3 từ câu 21-25 công bố chân lý này : 21 Vậy
thì luật pháp nghịch cùng lời hứa của Đức Chúa Trời hay sao? Chẳng hề như vậy;
vì, nếu đã ban cho một luật pháp có
thể làm cho sống, thì sự công bình chắc bởi luật pháp mà đến. 22 Nhưng Kinh thánh đã nhốt hết thảy mọi sự dưới
tội lỗi, hầu cho điều chi đã hứa, bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ mà
được ban cho những kẻ tin. 23 Trước khi đức
tin chưa đến, chúng ta bị nhốt dưới sự canh giữ của luật pháp mà chờ đức tin
phải bày ra. 24 Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn
chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình.
25 Song khi đức tin đã đến, chúng ta không còn
phục dưới thầy giáo ấy nữa.
Rm 10:4 4 vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật
pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình.
·
Giá
trị theo thời gian :
Chúng ta cần lập lại những gì đã trình bày ở trên, rằng
: Tính chất của luật pháp là thánh thì không thể thay đổi vì bản chất người
công bố luật pháp đó là chính Thiên Chúa - chính là Đấng Thánh. Lời Chúa dạy : “8 Đức Chúa Jêsus Ki-tô (Christ) hôm qua, ngày
nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi” (Hebrew 13:8). Như vậy đã rõ : luật
chỉ thay đổi hình thức theo từng thời kỳ, có thời kỳ công bố bằng văn bản và có
thời kỳ ghi khắc luật ấy vào trong lòng (II Co 3:3,7. He 9:4) người tiếp nhận
Chúa.
Sách Khải huyền chương 11:14-19 công bố cho loài người
biết về giá trị của luật pháp mười điều răn như sau : “14 Cái Khốn thứ hai đã qua, thì này cái Khốn
thứ ba lại sắp đến. 15Tiếng kèn của thiên
thần thứ bảy nổi lên.Trên trời có những tiếng lớn nói rằng : “Vương quyền trên
thế gian nay đã thuộc về Chúa chúng ta và Đức Ki-tô của Người ; Người sẽ hiển
trị đến muôn thuở muôn đời.” 16 Hai mươi bốn
vị Kỳ Mục ngồi trên ngai trước nhan Thiên Chúa, liền sấp mặt xuống, phủ phục mà
thờ lạy Thiên Chúa. 17 Các vị ấy nói : “Lạy
Chúa là Thiên Chúa toàn năng Đấng hiện có và đã có, chúng con xin cảm tạ vì
Ngài đã sử dụng quyền năng mạnh mẽ và lên ngôi hiển trị. 18 Chư dân đã nổi trận lôi đình, nhưng cơn lôi đình Ngài ập tới, và đã đến
thời xét xử các vong nhân, thời ân thưởng các ngôn sứ, bề tôi của Chúa, cũng
như muôn kẻ thuộc về Ngài, và những ai lớn nhỏ hằng kính sợ Thánh Danh ; đã đến
thời huỷ diệt những kẻ nào huỷ hoại mặt đất.” 19 Đền
Thờ Thiên Chúa ở trên trời mở ra, và Hòm Bia Giao Ước
xuất hiện trong Đền Thờ. Và có ánh chớp, tiếng sấm tiếng sét, động đất và mưa
đá lớn”. Khi tin mừng được công bố
khắp đất. Thiên Chúa sẽ kết thúc những gì liên đới với cách sống của Adam !
Trong đó có những người không đón nhận tin vui mừng về sự cứu chuộc đã được
công bố dành cho họ. Thiên Chúa sẽ xét họ theo luật pháp 10 điều răn của Ngài !
Hòm giao ước chính là nơi chứa đựng mười điều răn và đền thờ trên trời chính là
Thiên Chúa (Kh 21:22-23). Ngoài ra sách Mat-thêu chương 5:17-19 sau đây cũng
nói về giá trị theo thời gian của luật pháp như sau : “ 17 Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta
đến, không phải để phá, song để làm cho trọn. 18 Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một
chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được
trọn. 19 Vậy, ai hủy một điều cực nhỏ nào
trong những điều răn nầy, và dạy người ta làm như vậy, thì sẽ bị xưng là cực
nhỏ trong nước thiên đàng; còn như ai giữ những điều răn ấy, và dạy người ta
nữa, thì sẽ được xưng là lớn trong nước thiên đàng.
Ngày hôm nay, có những rao giảng về luật pháp, đặc biệt
là ngày Sa-bát (điều răn thứ tư) đã bỏ rồi khi Chúa Giê-su là sự cuối cùng của
luật pháp đến (He 10:4) và việc rao giảng đó căn cứ vào những trích đoạn sau :
Hebrew, Do-thái 10:1 1 Vả, luật pháp chỉ là bóng của sự tốt lành ngày sau, không có hình thật
của các vật, nên không bao giờ cậy tế lễ mỗi năm hằng dâng như vậy, mà khiến kẻ
đến gần Đức Chúa Trời trở nên trọn lành được. (xin đọc lại phần c : giá trị mục đích của luật pháp…)
II Co 3:7-11 7 Vả, nếu chức vụ về sự chết, chạm chữ trên bảng đá, đã là vinh hiển lắm, đến
nỗi con cái Y-sơ-ra-ên không có thể ngó trên mặt Môi-se, vì cớ sự sáng láng
trên mặt người, dầu là tạm, 8 phương chi chức vụ của Thánh Linh càng
vinh hiển hơn biết bao ! 9 Vậy, nếu chức vụ về sự định tội còn được vinh hiển, thì chức vụ về sự công bình được vinh hiển
hơn bội phần. 10 Vả lại, cái
điều được vinh hiển trong chức vụ thứ nhứt biến đi bởi sự vinh hiển rất cao hơn
của chức vụ thứ nhì; 11 vì nếu sự phải qua đi (chức vụ về sự định tội) còn có lúc vinh hiển thay, phương chi sự
bền ở (chức vụ về sự công bình) sẽ có vinh hiển dường nào
nữa !
Galati 4:21- 31 Hai giao
ước : Ha-ga và Xa-ra
21 Hãy nói
cho tôi hay : anh em là những người muốn sống dưới Lề Luật, anh em không nghe
Lề Luật nói gì sao ? 22 Thật vậy, có lời chép
rằng : ông Áp-ra-ham có hai người con, mẹ của một người là nô lệ, mẹ của người
kia là tự do. 23 Nhưng con của người mẹ nô lệ
thì sinh ra theo luật tự nhiên ; còn con của người mẹ tự do thì sinh ra nhờ lời
hứa. 24 Truyện đó ngụ ý thế này : hai người
đàn bà là hai giao ước. Giao ước thứ nhất tại núi Xi-nai, thì sinh ra nô lệ :
đó là Ha-ga. 25 Ha-ga chỉ núi Xi-nai trong
miền Ả-rập, và tương đương với Giê-ru-sa-lem ngày nay, vì thành này cùng với
các con đều là nô lệ. 26 Còn Giê-ru-sa-lem
thượng giới thì tự do : đó là mẹ chúng ta. 27 Thật
vậy, có lời chép : Reo mừng lên, hỡi người phụ nữ son sẻ, không sinh con ; hãy
bật tiếng reo hò mừng vui, hỡi ai chưa một lần chuyển dạ, vì con của phụ nữ bị
bỏ rơi thì đông hơn con của phụ nữ có chồng ! 28 Thưa
anh em, như I-xa-ác, anh em là những người con sinh ra do lời Thiên Chúa hứa. 29 Nhưng cũng như thuở ấy đứa con sinh ra theo
luật tự nhiên đã ngược đãi đứa con sinh ra theo thần khí, thì bây giờ cũng vậy.
30 Thế nhưng Kinh Thánh nói gì ? Kinh Thánh
nói : Tống cổ người nô lệ và con của nó đi, vì con của nô lệ không đời nào được
thừa kế gia tài cùng với con của người tự do. 31 Ấy
vậy, thưa anh em, chúng ta không phải là con của một người nô lệ, nhưng là con
của người tự do.
Đây là ý nghĩa của các trích đoạn nêu trên : Khi Chúa
Giê-su chưa đến thì Luật pháp ràng buộc
chúng ta vì chúng ta sống theo tánh xác-thịt, và chúng ta bị nô lệ cho nó để kết quả là sự chết (Rm
7:5). Nay Chúa Giê-su đến thế gian để giải phóng cho hết thảy những ai đang
sống theo xác thịt; đang bị luật pháp
ràng buộc, để sống theo tinh thần
mới của thánh linh. Thánh linh hiện diện trong lòng hối nhân giúp sức cho
thi hành được luật pháp Chúa một cách tự nguyện; tự do không còn bị luật pháp
ràng buộc nữa.
Như vậy, các trích đoạn lời Chúa nêu trên, chỉ có một
mục đích nhấn mạnh rằng : khi Chúa
Giê-su là Đấng bởi lời hứa : Cứu chuộc đã đến thì loài người phải đến
với Ngài để được sự tha tội - để được sự giải thoát khỏi sự ô-uế bất chánh dẫn
đến sự chết. Vì như chúng ta đã trình bày ở các phần trên về luật pháp : Bản
chất luật pháp, chỉ có một vai trò nhất định là chỉ cho loài người biết về sự
vi phạm, và hướng dẫn họ đến với Chúa Giê-su là Đấng ban hành luật và chính
Ngài có thẩm quyền tha tội.
Luật pháp chính
là phản ảnh về sự thánh khiết của Thiên-Chúa , và nó chỉ thay đổi hình thức từ
sự bắt buộc cho đến hình thức tự nguyện bởi thánh linh của Chúa Giê-su ban cho để
thi hành sau khi hối nhân đã tuyên bố tiếp nhận Ngài (Exe 36:22-32). Sách Roma
viết về tính chất đó của luật pháp nơi người khi được tha tội như sau:
1
Hỡi anh em (vì tôi nói
với những kẻ biết luật pháp), vậy anh em há chẳng biết rằng luật pháp chỉ cai
trị người ta khi còn sống hay sao? 2 Cho nên,
đàn bà có chồng, hễ chồng còn sống bao lâu, thì luật pháp buộc phải theo chồng
bấy lâu; nhưng nếu chồng chết, thì người vợ được thoát khỏi luật pháp đã buộc
mình với chồng. 3 Vậy nếu đương lúc chồng còn
sống, mà vợ đi lấy người khác, thì phải bị kêu là đàn bà ngoại tình; nhưng nếu
chồng chết, thì vợ được buông tha khỏi luật pháp, dầu lấy người khác cũng chẳng
phải là đàn bà ngoại tình vậy. 4 Hỡi anh em ta,
anh em cũng như vậy, bởi thân thể của Đấng Christ, anh em đã chết về luật pháp,
đặng thuộc về người khác, tức là người đã từ kẻ chết sống lại, hầu cho chúng ta
được kết quả cho Đức Chúa Trời. 5 Vì khi chúng
ta còn sống theo xác thịt, thì các tình dục xấu xa bị luật pháp xui khiến, hành
động trong chi thể chúng ta và kết quả cho sự chết. 6 Nhưng bây giờ chúng ta đã chết về luật pháp,
là điều bắt buộc mình, thì được buông tha khỏi luật pháp đặng hầu việc Đức Chúa
Trời theo cách mới của Thánh Linh, chớ không theo cách cũ của văn tự.
Nếu cho rằng luật pháp đã bỏ rồi và cụ thể là ngày
Sa-bát tuần (không cần phải làm cho thánh ngày thứ bảy) Chúng ta khảo sát trích
đoạn sau : “Vì ta nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một
chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được
trọn.”
Vậy trời đất nào ?
Phải chăng là trời đất liên đới với Adam hiện nay ?
Đúng vậy tin lành (tin mừng) Chúa Giê-su phải được công
bố khắp đất, khi ấy, trời này đất này (mọi
sự liên đới với Adam) mới qua đi : “ 14 Tin lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm
chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến”(Mt 24:14). Nhưng cũng có
trích dẫn lời Chúa Giê-su phán như sau :
“28 Sau
đó, Đức Giê-su biết là mọi sự đã hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh,
Người nói : “Tôi khát !” 29 Ở đó, có một bình
đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành
hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. 30 Nhắp
xong, Đức Giê-su nói : “Thế là đã
hoàn tất !” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.” để cho rằng
trích đoạn Mt 5: 18 đã được ứng nghiệm. Thực sự việc Chúa Giê-su phán : “Thế
là đã hoàn tất !” là Ngài chỉ công bố về công trình cứu
chuộc của Thiên-Chúa thực hiện đối với loài người đã hoàn tất. Còn hiệu quả
thực hiện nơi loài người phải trải qua thời gian vì tánh chất sự đáp ứng của
loài người với tin mừng và hơn nữa sự công bố tin mừng không phải một lúc và
toàn diện khắp đất. Trích đoạn Mt 5:18 chỉ ứng nghiệm hoàn toàn khi sự đón nhận
tin mừng và sự luyện lọc được thành tựu qua giai đoạn “ngàn năm bình an” và chỉ
thành toàn trong “trời mới đất mới” mà thôi. Nếu không lời Chúa đã chẳng phán :
“ 14 Tin lành nầy về nước Đức
Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến”(Mt 24:14)
Ngày thứ bảy (Sa-bat) và các điều răn khác sẽ còn giá
trị cho đến đời đời ! Giá trị đời đời của luật pháp không phải nó có sức làm
cho người thi hành trở nên công chính mà chính là sự phản ánh về Thiên-Chúa. Khi
loài người được bước vào “trời mới đất mới” là điểm đến sau cùng của kế hoạch
Thiên-Chúa cho họ; chính lúc này, các điều răn không còn nhắc đến nữa (nhưng
không có nghĩa là bỏ đi hay mất đi) - cũng như ngày Sa-bát sẽ là ngày yên nghỉ
vĩnh viễn mà không còn lệ thuộc vào thời gian, không gian. Đây chính là một
hình thức “phép rửa” (hay Báp-têm) hoàn toàn vào trong Chúa - một hình thức “phép
rửa” (hay Báp-têm) trọn vẹn vào trong giao ước của Ngài (Phục, Đệ nhị 29:12).
Ngoài ra, một vấn đề khác chúng ta cũng cần biết thêm
về ngày Sa-bát hằng tuần và ngày “trăng mới” (lễ kèn thổi) được đề cập trong
sách I-sai chương 66 như sau : “22 Đức Giê-hô-va phán : Vì như trời mới đất mới
mà ta hầu dựng, sẽ cứ còn trước mặt ta thể nào, thì dòng giống và danh hiệu các
ngươi cũng sẽ cứ còn thể ấy. 23 Đức Giê-hô-va
phán: Từ ngày trăng mới nầy đến ngày
trăng mới khác, từ ngày Sa-bát nọ đến ngày Sa-bát kia, mọi xác thịt sẽ
đến thờ lạy trước mặt ta.” Chúng ta biết rằng : Sa-bát hằng tuần chỉ
dành cho người tin Chúa hôm nay thôi; vì một khi đã được đem vào trời mới đất
mới rồi làm sao lại còn phải lệ thuộc vào thời gian nữa ! Đến đây kinh-thánh chỉ muốn nhấn mạnh cho chúng ta biết sự thờ
phượng Thiên-Chúa thực sự chỉ đến bởi những người thánh, những người không còn ô-uế
và ý nghĩa thực sự của việc “yên nghỉ”
trong Chúa chính là sự không còn phạm tội, - một hình thức Báp-têm (phép
rửa) trọn vẹn trong một phép Báp-têm (phép
rửa) đời đời nơi Thiên Chúa Cha, Thiên Chúa
Con và Thần Thiên-Chúa.
Ngày trăng mới (Sa-bát
tháng) hay ngày Sa-bát tuần (thứ
bảy) được I-sai đề cập trên đây; tính chất của nó là sự yên nghỉ trong Chúa,
nói cách khác : một trong những hình thức Báp-têm vào trong Chúa. Chính vậy, sự
tôn trọng ngày Sa-bát trong trời này, đất này qua các ngày lễ chỉ là bóng của
những điều tốt lành ngày sau sẽ đến tức là một sự Báp-têm trong Chúa vĩnh hằng.
Cho nên, Chúa Giê-su phán rằng : ““Vì ta
nói thật cùng các ngươi, đương khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét
trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn.” .
Thế nhưng, các trích đoạn sau lại có ý như nội dung lời
Chúa tuyên bố rằng ngày Sa-bát hằng tuần (thứ bảy) đã được bãi bỏ :
Colose 2:16-17 16 Vì vậy,
chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt trăng
mới, hoặc ngày Sa-bát, 17 ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng
Christ. (lưu ý câu : ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới)
Galat 4:1-11 1 Tôi thiết nghĩ : bao lâu người thừa kế còn là thiếu niên thì không khác
gì một nô lệ, mặc dù là chủ mọi tài sản. 2 Nó
phải ở dưới quyền những người giám hộ và quản lý, cho đến khi mãn hạn người cha
đã định. 3 Chúng ta cũng vậy, khi còn là thiếu
niên, chúng ta phải làm nô lệ những yếu tố của vũ trụ. 4 Nhưng
khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con
một người phụ nữ, và sống dưới Lề Luật, 5 để
chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử. 6 Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã
sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : “Áp-ba, Cha ơi
!” 7 Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa,
nhưng là con, mà đã là con thì cũng là người thừa kế, nhờ Thiên Chúa.8 Trước kia, khi chưa biết Thiên Chúa, anh em làm
nô lệ những vật tự bản chất không phải là thần. 9 Nhưng
nay anh em đã biết Thiên Chúa, hay đúng hơn được Thiên Chúa biết đến, làm sao
anh em còn trở lại với những yếu tố bất lực và nghèo nàn ấy, còn muốn làm nô lệ
chúng một lần nữa ? 10
Anh em cẩn thận giữ
ngày, giữ tháng, giữ mùa, giữ năm ! 11 Anh
em làm tôi sợ rằng tôi đã vất vả uổng công vì anh em !
Chúng ta biết rằng các quy định giới hạn về vấn đề ăn
uống được ghi chép trong sách Sáng thế và trong sách Le-vi chương 11 cũng đã
được Thiên-Chúa bãi bỏ vì nó chỉ là luật nghi lễ làm hình bóng để phân biệt
giữa dân ngoại và dân tuyển chọn; dân được thánh hóa và dân chưa được thánh
hóa. Nhưng khi Chúa Giê-su hoàn thành nhiệm-cục cứu-chuộc thì các hình thức như
nghi lễ làm hình-bóng về sự cứu-chuộc cũng như sự giới hạn về việc ăn thịt các
loài thú vật thanh sạch và không thanh sạch (ô-uế) dùng làm biểu tượng được bãi
bỏ căn cứ vào nguyên tắc quan trọng Chúa Giê-su công bố trong tin mừng Mác-cô
sau đây : “14 Sau đó, Đức
Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo : “Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu
cho rõ : 15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có
thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là
cái làm cho con người ra ô uế. 16 Ai có tai nghe thì nghe !”17 Khi
Đức Giê-su đã rời đám đông mà vào nhà, các môn đệ hỏi Người về dụ ngôn ấy. 18
Người nói với các ông : “Cả anh em nữa, anh em cũng ngu tối như thế sao ?
Anh em không hiểu sao ? Bất cứ cái gì từ bên ngoài vào trong con người, thì
không thể làm cho con người ra ô uế, 19 bởi vì nó không đi vào lòng,
nhưng vào bụng người ta, rồi bị thải ra ngoài ?” Như vậy là Người tuyên bố mọi thức ăn đều thanh sạch. 20 Người
nói : “Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế.
21 Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu : tà
dâm, trộm cắp, giết người, 22 ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá,
trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. 23 Tất cả
những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế.””
(Mc 7:14-23)
Cũng vậy sách Công vụ Tông đồ chương
15:1-33 trình bày cụ thể và rút gọn về vấn đề ăn uống trong Le-vi chương 11 như
sau : “1 Có những người từ miền Giu-đê đến dạy anh em
rằng : “Nếu anh em không chịu phép cắt
bì theo tục lệ Mô-sê, thì anh em không thể được cứu độ.” 2
Ông Phao-lô và ông Ba-na-ba chống đối và tranh luận khá gay go với
họ. Người ta bèn quyết định cử ông Phao-lô, ông Ba-na-ba và một vài người khác
lên Giê-ru-sa-lem gặp các Tông Đồ và các kỳ mục, để bàn về vấn đề đang tranh luận này. 3 Các
ông được Hội Thánh tiễn đưa. Khi đi qua miền Phê-ni-xi và miền Sa-ma-ri, các
ông tường thuật việc các dân ngoại đã trở lại với Thiên Chúa, khiến tất cả các
anh em rất đỗi vui mừng. 4 Tới
Giê-ru-sa-lem, các ông được Hội Thánh, các Tông Đồ và kỳ mục tiếp đón, và các
ông kể lại tất cả những gì Thiên Chúa đã cùng làm với các ông. Cuộc tranh luận tại Giê-ru-sa-lem 5 Có những người thuộc phái Pha-ri-sêu đã trở thành tín hữu, bấy giờ đứng
ra nói rằng : “Phải làm phép cắt bì cho người ngoại và truyền cho họ giữ luật
Mô-sê.” 6 Các Tông Đồ và các kỳ mục bèn
họp nhau để xem xét vụ này. Diễn từ của ông Phê-rô 7 Sau khi các ông đã tranh luận nhiều, ông
Phê-rô đứng lên nói : “Thưa anh em, anh em biết : ngay từ những ngày đầu, Thiên
Chúa đã chọn tôi giữa anh em, để các dân ngoại được nghe lời Tin Mừng từ miệng
tôi và tin theo. 8 Thiên Chúa là Đấng thấu
suốt mọi tâm can đã chứng tỏ Người chấp nhận họ, khi ban Thánh Thần cho họ cũng
như đã ban cho chúng ta. 9 Người không phân
biệt chút nào giữa chúng ta với họ, vì đã dùng đức tin để thanh tẩy lòng họ. 10 Vậy bây giờ, sao anh em lại thử thách Thiên
Chúa, mà quàng vào cổ các môn đệ một cái ách mà cả cha ông chúng ta lẫn chúng
ta đã không có sức mang nổi ? 11 Vả lại,
chính nhờ ân sủng Chúa Giê-su mà chúng ta tin mình được cứu độ, cùng một cách
như họ.” 12 Bấy giờ toàn thể hội nghị im
lặng. Họ nghe ông Ba-na-ba và ông Phao-lô thuật lại các dấu lạ điềm thiêng
Thiên Chúa đã dùng hai ông mà làm giữa các dân ngoại. Diễn từ
của ông Gia-cô-bê 13 Khi hai ông dứt
lời, ông Gia-cô-bê lên tiếng nói : “Thưa anh em, xin nghe tôi đây : 14 Ông
Si-môn đã thuật lại cho chúng ta rằng : ngay từ đầu, Thiên Chúa đã đoái thương
chọn trong các dân ngoại một dân mang danh Người. 15 Những
lời các ngôn sứ cũng phù hợp với điều ấy, như đã chép : 16
Sau đó, Ta sẽ trở lại, và sẽ xây dựng lại lều Đa-vít đã sụp đổ ; đống
hoang tàn đó, Ta sẽ xây dựng lại, và Ta sẽ dựng lại lều ấy. 17
Như vậy các người còn lại và tất cả các dân ngoại được mang danh Ta
sẽ tìm kiếm Chúa. Chúa phán như vậy, 18 Người là
Đấng cho biết những điều ấy tự ngàn xưa. 19 “Vì
vậy, phần tôi, tôi xét là không được gây phiền hà cho những người gốc dân ngoại
trở lại với Thiên Chúa, 20 nhưng chỉ viết
thư bảo họ kiêng những thức ăn ô uế vì đã cúng cho ngẫu tượng, tránh gian dâm,
kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết và kiêng ăn tiết. 21
Thật vậy, từ những thế hệ xa xưa, trong mỗi thành ông Mô-sê đều có
những người rao giảng : họ đọc lời của ông trong các hội đường mỗi ngày
sa-bát.”
Thư của các Tông Đồ
22 Bấy giờ các Tông Đồ và các kỳ mục, cùng với
toàn thể Hội Thánh, quyết định chọn mấy người trong các ông, để phái đi
An-ti-ô-khi-a với ông Phao-lô và ông Ba-na-ba. Đó là ông Giu-đa, biệt danh là
Ba-sa-ba, và ông Xi-la, những người có uy tín trong Hội Thánh. 23 Các ông trao cho phái đoàn bức thư sau :
“Anh em Tông Đồ và kỳ mục chúng tôi gửi lời chào anh em gốc dân ngoại tại
An-ti-ô-khi-a, tại miền Xy-ri và Ki-li-ki-a. 24 Chúng
tôi nghe biết có một số người trong chúng tôi, không được chúng tôi uỷ nhiệm,
mà lại đi nói những điều gây xáo trộn nơi anh em, làm anh em hoang mang. 25 Vì thế, chúng tôi đã đồng tâm nhất trí
quyết định chọn một số đại biểu, và phái họ đến với anh em, cùng với những
người anh em thân mến của chúng tôi là ông Ba-na-ba và ông Phao-lô, 26 những người đã cống hiến cuộc đời vì danh
Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. 27 Vậy
chúng tôi cử ông Giu-đa và ông Xi-la đến trình bày trực tiếp những điều viết
sau đây : 28 Thánh Thần và chúng tôi đã
quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần
thiết này : 29
là kiêng ăn đồ đã cúng cho
ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm.
Anh em cẩn thận tránh những điều đó là tốt rồi. Chúc anh em an mạnh.” Các đại biểu đến An-ti-ô-khi-a 30 Sau
khi được mọi người tiễn chân, các đại biểu xuống An-ti-ô-khi-a, triệu tập cộng
đoàn lại và trao bức thư. 31 Đọc thư xong,
họ vui mừng vì lời khích lệ đó. 32 Ông
Giu-đa và ông Xi-la, vì cũng là ngôn sứ, đã nói chuyện lâu với các anh em mà
khuyên nhủ và làm cho họ được vững mạnh. 33 Hai
ông ở lại một thời gian, rồi các anh em lại tiễn chân hai ông trở về bình an
với những người đã phái hai ông đi. 34 Nhưng
ông Xi-la quyết định ở lại, chỉ một mình ông Giu-đa đi. 35
Còn ông Phao-lô và ông Ba-na-ba thì ở lại An-ti-ô-khi-a. Cùng với
nhiều người khác, hai ông giảng dạy và loan báo Tin Mừng lời Chúa.(Cv 15:1-35)
Cũng
vậy, các ngày lễ không nằm trong hệ thống mười điều răn như là ngày Sa-bát
“tuần”, tháng, năm ( tức các ngày lễ
: ngũ tuần, lễ Lều tạm). Các ngày lễ này dùng làm hình bóng chỉ về sự cứu chuộc
(như Lễ Lều tạm) của Chúa Giê-su, chỉ về sự đổ Thánh linh (như Lễ ngũ tuần) của
Ngài. Nhưng khi Ngài đã hoàn thành nhiệm- vụ-thánh thì các ngày lễ đó chấm dứt vai
trò làm hình bóng bởi vì hình thật
đã được hoàn thành trong Chúa Giê-su.
Còn
riêng ngày Sa-bát hằng tuần theo mười điều răn thì sao ?
Chúng
ta biết rằng : Chúa Giê-su khi Ngài đi rao giảng tin mừng thì đồng thời Ngài
cũng chấn chỉnh cách mà Người Do-thái tuân giữ lệch lạc tinh thần ngày Sa-bát -
Ngài đã làm cho họ hiểu ý nghĩa đích thực của sự yên nghỉ mà luật ngày Sa-bát
đề ra. Sự yên nghỉ theo cách Chúa dạy có
nghĩa là không phạm tội mà không phải chỉ thuần túy là nghỉ các việc làm bên
ngoài, như khi Ngài tuyên bố trong trích đoạn sau : “1 Lúc đó, nhằm ngày Sa-bát, Đức Chúa Jêsus đi
qua giữa đồng lúa mì; các môn đồ đói, bứt bông lúa mà ăn. 2
Người Pha-ri-si thấy vậy, bèn nói cùng Ngài rằng: Kìa, môn đồ thầy
làm điều không nên làm trong ngày Sa-bát. 3 Song
Ngài đáp rằng : Chuyện vua Đa-vít đã làm trong khi vua với kẻ đi theo bị đói,
các ngươi há chưa đọc đến sao? 4 Tức là vua
vào đền Đức Chúa Trời, ăn bánh bày ra, là bánh mà vua và kẻ đi theo không có
phép ăn, chỉ để riêng cho các thầy tế lễ. 5 Hay
là các ngươi không đọc trong sách luật, đến ngày Sa-bát, các thầy tế lễ trong đền thờ phạm luật ngày đó, mà không
phải tội sao? 6 Vả lại, ta phán cùng các ngươi, tại chỗ nầy có một đấng tôn trọng hơn
đền thờ. 7 Phải chi các ngươi hiểu nghĩa câu
nầy: Ta muốn lòng nhân từ, không muốn
của tế lễ,
thì
các ngươi không trách những người vô tội; 8
vì Con người là Chúa ngày Sa-bát. (Mt 12:1-8)
Các tông đồ và các tín hữu (Ki-tô hữu, Christian,
Cơ-đốc nhân) thời đó đã không còn ăn uống như luật ăn uống trong Levi, họ cũng
không còn tuân giữ các ngày lễ như : ngày trăng-mới (lễ thổi kèn), lễ lều tạm,
lễ ngũ tuần v.v… tức là các ngày lễ nghỉ (Sa-bát “tuần”,tháng, năm) trong năm;
cũng như họ không tuân giữ ngày Sa-bát
hằng tuần theo cách mà người Giu-đa vẫn đang làm. Cho nên sứ đồ Phao lô đã
khuyến cáo như sau : “16Vì
vậy, chớ có ai đoán xét anh em về của ăn uống, hoặc ngày lễ, hoặc ngày mặt
trăng mới, hoặc ngày Sa-bát”(câu
này chỉ cho chúng ta biết là đang có sự phân biệt giữa hai cung cách sống đạo
của người Giu-đa đã quen cách sống đạo từ thời cha ông họ truyền lại và của người
theo giáo huấn của Chúa Giê-su)
Vì ngày Sa-bát tuần tức là ngày Sa-bát trong hệ thống
10 điều răn không thể bãi bỏ khi chưa kết thúc những gì liên quan tới Adam (điều này, chúng ta đã trình bày ở phần
trên). Ngày lễ, hoặc ngày “trăng mới” và ngày Sa-bát ở câu 16 trên Phao-lo
cũng có ý nói về “các ngày” không nằm trong luật pháp 10 điều răn mà Chúa công
bố cho dân I-ra-el qua Môi-se. Các ngày lễ này chỉ làm hình bóng về việc liên
quan đến sự cứu chuộc bởi Chúa Giê-su, khi Ngài thực hiện xong sự cứu chuộc thì
vai trò nó cũng chấm dứt. Ví dụ như hai ngày lễ : lễ Lều và lễ Ngũ tuần. Lễ lều biểu tượng của sự cứu chuộc bởi Chúa
Giê-su, và Lễ Ngũ tuần biểu tượng cho sự ban thánh linh như khi Chúa Giê-su đã
hứa khi còn ở với các tông đồ.
Thánh Phao lô viết trong Colose 2:17 “17 ấy đều chỉ là bóng của các việc sẽ tới, còn hình thì ở trong Đấng
Christ”. Thực vậy, khi sự
phán xét thế gian liên đới với Adam này chưa đến thì 10 điều răn vẫn còn giá
trị. Hãy đọc thật kỹ lời Chúa sau đây để rộng đường dư luận : “15 Vị thiên sứ thứ bảy thổi loa,
có những tiếng lớn vang ra trên trời rằng:Từ nay nước của thế gian thuộc về
Chúa chúng ta và Đấng Christ của Ngài, Ngài sẽ trị vì đời đời.16 Hai
mươi bốn trưởng lão đương ngồi ở trước mặt Đức Chúa Trời, trên ngai mình, đều
cúi mình sấp mặt xuống, thờ lạy Đức Chúa Trời, 17 mà rằng:Hỡi Chúa
là Đức Chúa Trời Toàn năng, là Đấng hiện có, trước đã có, chúng tôi cảm tạ
Ngài, vì Ngài đã cầm quyền rất cao trong tay và đã trị vì. 18 Các
dân tộc vốn giận dữ, nhưng cơn thạnh nộ của Ngài đã đến: Giờ đã tới, là giờ
phán xét kẻ chết, thưởng cho tôi tớ Chúa là các đấng tiên tri, thưởng cho các
thánh và các người kính sợ danh Chúa, thưởng cho kẻ nhỏ cùng kẻ lớn, và hủy phá
những kẻ đã hủy phá thế gian.19 Đền
thờ Đức Chúa Trời bèn mở ra ở trên trời, hòm giao ước bày ra trong đền thờ
Ngài, rồi có chớp nhoáng, tiếng, sấm sét, động đất và mưa đá lớn.
Đền thờ chính là Thiên-Chúa (Kh 21: 22) và hòm bia
giao ước chính là mười điều răn. Thiên Chúa sẽ xét xử thế gian bằng luật pháp
của Ngài : Mười điều răn.
Lê văn Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét