Chúng ta bắt đầu hành trình vào chương hai của sách Sáng thế. Sách Sáng
thế không phải là sách hoàn toàn mô tả về sự sáng tạo như chính tên của sách; trái lại sách Sáng thế ký còn là một trong các sách tiên tri và nội dung của sách Sáng thế ký là một sự liên hệ thần-thượng
trong cả kinh thánh. Vậy ước mong chúng ta kiên nhẫn cùng tìm hiểu để nhận biết
về một Thiên Chúa – Ngài chính là đấng hằng sống mà không đơn thuần chỉ là niềm
tin. Bây giờ chúng ta cùng nhau đọc chương hai sách Sáng thế (bản dịch của Giáo hội Công giáo).
Sáng thế ký chương hai
1
Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất. 2
Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm
xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.3 Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và
thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo
của Người. 4 a Đó là gốc tích trời đất khi được
sáng tạo.
Vườn địa
đàng. Thử thách.
4b Ngày YA-VÊ[1] là Thiên Chúa làm ra đất và trời, 5 chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất,
chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì YA-VÊ là Thiên Chúa chưa cho mưa
xuống đất và không có người để canh tác đất đai. 6 Nhưng
có một dòng nước từ đất trào lên và tưới khắp mặt đất. 7 YA-VÊ
là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con
người trở nên một sinh vật. 8 Rồi YA-VÊ là
Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Ê-đen, về phía đông, và đặt vào đó con người do
chính mình nặn ra. 9 YA-VÊ là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi
thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho
biết điều thiện điều ác. 10 Một con sông từ
Ê-đen chảy ra tưới khu vườn, và từ đó chia thành bốn nhánh. 11
Tên nhánh thứ nhất là Pi-sôn, nó bao quanh tất cả đất Kha-vi-la là
nơi có vàng ; 12 vàng ở đất này tốt, tại đó có
nhũ hương và đá ngọc. 13 Tên nhánh thứ hai là
Ghi-khôn ; nhánh này bao quanh tất cả đất Cút. 14 Tên
nhánh thứ ba là Tích-ra ; nhánh này chảy ở phía đông Át-sua. Còn nhánh thứ bốn
là Êu-phơ-rát. 15 YA-VÊ là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn
Ê-đen, để cày cấy và canh giữ đất đai. 16 YA-VÊ là Thiên Chúa truyền
lệnh cho con người rằng : “Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn ; 17 nhưng
trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào
ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết.” 18 YA-VÊ là Thiên Chúa phán
: “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng
với nó. 19 YA-VÊ là Thiên Chúa lấy đất nặn ra mọi dã thú, mọi chim
trời, và dẫn đến với con người xem con người gọi chúng là gì : hễ con người gọi
mỗi sinh vật là gì, thì tên nó sẽ là thế. 20 Con
người đặt tên cho mọi súc vật, mọi chim trời và mọi dã thú, nhưng con người
không tìm được cho mình một trợ tá tương xứng. 21 YA-VÊ
là Thiên Chúa cho một giấc ngủ mê ập xuống trên con người, và con người thiếp
đi. Rồi Chúa rút một cái xương sườn của con người ra, và lắp thịt thế vào. 22 YA-VÊ là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút
từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. 23 Con người nói : “Phen này, đây là xương bởi
xương tôi, thịt bởi thịt tôi ! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút từ
đàn ông ra.” 24 Bởi thế, người đàn ông lìa cha
mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt. 25 Con
người và vợ mình, cả hai đều trần truồng mà không xấu hổ (trước mặt nhau).
A. TÓM TẮT CÁC ĐIỂM CHÍNH
·
Thiên-Chúa thiết định ngày để loài người làm nên
thánh (thứ bảy).
·
Thiên Chúa là nguồn của mọi sự sống (cc[2]
3-6)
·
Thiên-Chúa công bố cho loài người biết về sự
hiện hữu, sự “rất tốt đẹp” nhất định bởi Chúa để họ chọn lựa cho sự sống đời
đời (cây sự sống) hoặc theo ý riêng (cây thiện ác) (c7-14).
·
Công bố về sự hữu hạn của loài người và con
đường để chiến thắng sự giới hạn đó (cc
15-17,18)
·
Lập lại lời Chúa trao cho loài người thẩm quyền
trên các tạo vật hữu hình khác với biểu tượng là sự đặt tên.(c 19).
·
Ý nghĩa của sự “trần truồng” trong tình trạng
thánh và trong tình trạng tội lỗi.
B. Ý NGHĨA THUỘC LINH TRONG CHƯƠNG HAI :
1.
St
2:1-3 1 Thế là trời đất
cùng với mọi thành phần đã hoàn tất.
2
Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong
mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.
3
Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày
đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Người.
4
a Đó là gốc tích trời đất khi được sáng tạo.
a.
Sa-bát ý nghĩa không gian, thời gian :
Thiên-Chúa, trong “sáu ngày sáng
tạo”, từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ sáu Ngài chúc lành chỉ riêng cho ngày
“thứ bảy” và đặt làm ngày thánh.
Thiên Chúa hoàn thành vũ trụ trong
“sáu ngày” và ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi !!! Thường khi, người ta hiểu theo nghĩa
đen hoàn toàn như vậy. Thực chất,
Thiên-Chúa, bản chất Ngài là Đấng siêu-việt - là thần. Ngài chẳng hề có sự sút
kém về “bản thể” (Gioan 5:17), chăng hề sai trật; cho nên, một khi kinh-thánh
viết : “ngày thứ bảy Ngài nghỉ ngơi” hoặc “ Ngài hối hận St 6:6” v.v… không cho phép chúng ta hiểu theo nghĩa mặt
chữ hoàn toàn mà trái lại phải tìm hiểu ý nghĩa thuộc linh sâu nhiệm chứa đựng
trong đó xem là gì.
Vậy lời Chúa phán : ngày thứ bảy
“Ngài nghỉ ngơi” có ý gì ?
Thứ nhất, công trình trong “sáu
ngày sáng tạo” đã hoàn thành rất tốt đẹp và ngày thứ bảy Ngài hoàn tất; thứ hai,
đối với Thiên-Chúa, như trên vừa trình bày : Ngài đâu phải lệ thuộc vào không
gian, thời gian, nên khi kinh thánh viết : “sáu ngày làm xong trời đất” hay
“ngày thứ bảy” Ngài nghỉ mọi công việc và chúc lành cho ngày này; chính là những
biểu tượng chứa đựng các giáo huấn dành
cho “loài người” sau Adam. Chúng
ta biết rằng Ngài chỉ chúc lành cho ngày thứ bảy và biệt riêng ra thánh có
nghĩa là con người mà Ngài sáng tạo phải thật sự nên thánh trong ngày đó để
biến ngày đó ra ngày thánh, vì ngày đó dành cho con người mà không phải con
người vì ngày đó. (Con người làm
chủ ngày sa-bát. Mt 12:8.)
(Tại sao chỉ ngày
thứ bảy phải biệt riêng ra thánh còn các ngày khác thì sao ? Xin đọc tiếp trong các bài sau sẽ được post)
b.
Sa-bat ý nghĩa thuộc linh :
Ngày Sa-bát ngoài ý nghĩa không gian, thời gian; nó còn
hàm chứa ý nghĩa thiêng liêng hay thuộc linh quan trọng. Con người được
Thiên-Chúa sáng tạo là một tổng thể không thể tách biệt bao gồm phần thấy được
gọi là phần xác-thịt và phần không thấy được còn gọi tinh-thần hay phần hồn. Sự
yên nghỉ được nói đến bao gồm cả hai thành phần đó.
Sự đau yếu chỉ một trong hai thành phần của con người
đều ảnh hưởng trực tiếp đến con người toàn diện. Trong con người luôn có sự
điều chỉnh tự nhiên, tự động : nếu sự lao động thuộc về thân xác vượt quá sức
chịu đựng của nó lập tức con người đó phải nghỉ ngơi bất kể là ngày nào, giờ
phút nào. Cũng vậy sự mệt mỏi trong tinh thần, hay trong tâm hồn; tự bản thân
con người đó cũng phải được điều chỉnh để có sự nghỉ ngơi hợp lý cho dù công
việc có đòi hỏi phải hoàn thành ra sao đi nữa !
Sự mệt mỏi đến trong thân xác vì áp lực công việc, sự
mệt mỏi đến trong tinh thần vì những toan tính riêng của mỗi con người. Tất cả,
đều phát xuất bởi sự bất toàn trong mỗi cá nhân mà không theo một căn bản nào
phát xuất bởi chân lý. Tất cả mọi sự mệt mỏi đều cần phải được nghỉ ngơi bồi
dưỡng. Với các thành tựu mọi mặt hôm nay, loài người chắc luôn thừa hưởng được
chúng để được hồi phục sức khỏe !?
Nhưng ý nghĩa “nghỉ
ngơi” hay “yên nghỉ” mà
Thiên-Chúa muốn cho con người được hưởng thụ, muốn cho con người đạt đến, tầm
mức của nó cao hơn những gì mà chúng ta vừa sơ lược vài dòng nêu trên. Thử phân
tích các trích đoạn kinh thánh sau để chiêm nghiệm :
Do-thái (He) 3:7-19. 7 Cho nên, như Đức Thánh Linh phán rằng : Ngày
nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, 8 Thì chớ
cứng lòng, như lúc nổi loạn, Là ngày thử Chúa trong đồng vắng,
9 Là nơi tổ phụ các ngươi thấy công việc
ta làm trong bốn mươi năm, Mà còn thử để dò xét ta ! 10
Nhân đó, ta giận dòng dõi nầy, Và phán rằng: Lòng chúng nó lầm lạc
luôn, Chẳng từng biết đường lối ta. 11 Nầy là
lời thề mà ta lập trong cơn thạnh nộ, rằng : Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ của ta !
12 Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em
có lòng dữ và chẳng tin mà trái bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng. 13 Nhưng hằng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn
nhau, đang khi còn gọi là “Ngày nay,” hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi
dỗ dành mà cứng lòng. 14 Vì chúng ta đã được
dự phần với Đấng Christ, miễn là giữ lòng tin ban đầu của chúng ta cho vững bền
đến cuối cùng, 15 trong khi còn nói rằng: Ngày
nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, Thì
chớ cứng lòng, như lúc nổi loạn,
16 Vả, ai là kẻ nghe tiếng Ngài rồi nổi loạn, há chẳng phải những người
nhờ Môi-se dẫn ra khỏi xứ Ê-díp-tô sao? 17 Đức
Chúa Trời đã giận ai trong bốn mươi năm? Há chẳng phải giận những kẻ phạm tội,
mà thây họ đã ngã trong đồng vắng sao? 18 Ngài
lại thề với ai rằng không được vào sự yên nghỉ của Ngài ? Há chẳng phải với
những người không vâng lời sao? 19 Vả, chúng ta thấy những người ấy không thể vào
đó được vì cớ không tin.
Do-thái
(He) 4:1-13
Sự
yên nghỉ của Đức Chúa Trời hứa chắc cho kẻ tin
1 Vậy, đang khi còn có lời hứa cho vào sự yên nghỉ Chúa, hãy lo sợ, kẻo
trong chúng ta có ai bị trừ ra chăng. 2 Vì tin
lành nầy đã rao truyền cho chúng ta cũng như cho họ; những lời họ đã nghe không
ích chi hết, vì trong khi nghe, chẳng lấy đức tin nhận lời đó thuộc về mình. 3 Về phần chúng
ta là kẻ đã tin, thì vào sự yên nghỉ, như Đức Chúa Trời đã phán rằng: Nầy
là lời thề ta đã lập trong cơn thạnh nộ : Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ
ta !...
Dầu vậy, công việc của Ngài đã xong rồi từ buổi sáng thế. 4 Vì luận về ngày thứ bảy, có chép rằng : Ngày thứ bảy Đức Chúa Trời nghỉ cả các công việc Ngài.
5 Lại một chỗ khác có chép rằng : Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta.
6 Như vậy, vì đã dành cho mấy người phải vào đó, và vì những kẻ nghe tin
lành ấy trước nhứt đã không vào đó bởi chẳng tin, 7 nên
về sau lâu lắm, trong một thơ của Đa-vít, Chúa lại định một ngày nữa gọi là
“Ngày nay,” như trên kia đã dẫn rằng : Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài,
Thì chớ cứng lòng.
8
Vả, nếu Giô-suê đã cho họ yên nghỉ, thì chắc sau không còn nói về một ngày
khác nữa. 9 Vậy thì còn lại một ngày yên nghỉ cho dân Đức Chúa Trời. 10 Vì ai vào sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời, thì
nghỉ công việc mình, cũng như
Đức Chúa Trời đã nghỉ công việc của Ngài vậy. Quyền phép của lời Đức Chúa Trời 11 Vậy, chúng
ta phải gắng sức vào sự yên nghỉ đó, hầu cho không có một người nào trong chúng
ta theo gương kẻ chẳng tin kia mà vấp ngã. 12 Vì
lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu
vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng. 13 Chẳng có vật nào được giấu kín trước mặt Chúa,
nhưng thảy đều trần trụi và lộ ra trước mắt Đấng mà chúng ta phải thưa lại.
Đọc lời Chúa nêu trên, chúng ta sẽ
dễ dàng nhận thấy ý nghĩa của sự “yên nghỉ” hay “nghỉ ngơi” theo cách của
Thiên-Chúa. Đối với người Is-ra-el, một biểu tượng cho dân được cứu chuộc : họ
được Chúa lãnh đạo qua Moi-se để đem về đất hứa sau thời kỳ lưu đày khoảng 400
năm. Ở quê người là xứ Ai-cập, thì, mọi sự : của cải vật chất và cả con người
dẫu người Israel quản lý trong tay nhưng vẫn là của người Ai-cập vì tất cả đang
bị nô lệ. Nay được đem ra khỏi sự nô lệ đó để về đất hứa thì đây được xem như
một hình thức “yên nghỉ” hay “nghỉ ngơi” (Do thái, Hebrew 4:8).
Quan sát những gì mà người Is-ra-el
trải qua : từ sự nô lệ ở Ai-cập nay được đem về đất hứa. Đất hứa ! Đây là hình
thứ “yên nghỉ” thứ nhất, nhưng chưa phải là hình thức yên nghỉ trọn vẹn. Những
người này, khi đã được vào đất hứa họ lại còn phải tuân giữ một hình thức “yên
nghỉ” thứ hai khác nữa, đó là nghỉ mọi công việc thuộc thể lẫn tinh thần để thờ
phượng Chúa trong ngày Sa-bát mỗi thứ bảy hằng tuần và các ngày lễ khác tương
tự như tính chất yên nghỉ trong ngày sa-bát thư bảy của mỗi tuần lễ (Do-thái, He 4:8).
Hình thức “nghỉ ngơi” thứ nhất của
người Is-ra-el xưa chính là hình bóng chỉ sự “nghỉ ngơi” thuộc về những ai tin
Chúa Giê-su hôm nay. Ai cập biểu tượng cho tội lỗi - khi chưa biết tin mừng
Chúa Giê-su, chúng ta ở trong tội lỗi, tình trạng này in hệt như dân Is-rs-el
xưa ở Ai cập – đang bị nô lệ. Khi đã đặt niềm tin vào Chúa Giê-su bởi được nghe
biết về tin mừng cứu-chuộc; chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi, tình trạng
này cũng tương tự như dân Is-ra-el xưa được Chúa giải phóng khởi ách nô lệ để
được đem vào đất hứa.
Khi dân Is-ra-el được đem vào đất
hứa họ lại phải tuân giữ một ngày khác gọi là Sa-bát; đây là hình thứ “yên
nghỉ” thứ hai. Ngày nay cũng vậy, ai tin vào Chúa Giê-su cũng phải tôn trọng
hình thức yên nghỉ thứ hai này và phải thực sự làm cho ngày đó ra thánh.
Tóm lại muốn được yên nghỉ theo
cách của Chúa, chỉ có một con đường duy nhất là : từ bỏ chính mình và làm theo
mọi điều răn Chúa; có như vậy, mới thực sự bước vào sự “yên nghỉ”.
Ngày thứ bảy kinh thánh, không có buổi chiều và buổi mai. Biểu tượng đó
chỉ về Thiên-Chúa là Đấng vô hạn. Lời Chúa trong tin mừng Mat-thêu dạy về sự
nghỉ ngơi trong Chúa như sau : “28 “Tất cả
những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi
bồi dưỡng. 29 Anh em hãy mang lấy ách của
tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh
em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. 30 Vì ách
tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”(Mat 11:28-30)
Toàn bộ tân ước người ta không tìm
thấy một địa chỉ nào nói về việc tuân giữ ngày Sa-bat thứ bảy hằng tuần một
cách rõ ràng theo mặt chữ. Nhưng không phải vì thế mà phát biểu hoặc dạy dỗ cho
người khác rằng : Điều răn thứ tư đã bị hủy rồi. Việc làm này thật lầm lẫn và
tai hại, chỉ bởi không hiểu hết tính chất của điều răn thứ tư này. Tính chất
của điều răn thứ tư cũng giống như tính chất của tất cả các điều răn khác còn lại trong
kinh thánh. “Yên nghỉ” hay “nghỉ
ngơi” chính là tuân giữ các điều răn Chúa dạy để được nên thánh và như thế ngày
thứ bảy cũng được thánh-hóa theo. Như vậy toàn bộ nội dung các giáo
huấn trong kinh thánh tân-cựu-ước đều khuyến cáo và còn qua sự chết thay của
Chúa Giê-su để giúp cho con người được nên thánh. Nói tóm tắt : cả kinh thánh
tân-cựu-ước chính là điều răn thứ tư (đặc biệt tân ước); tất cả, là điều răn
thứ tư vì toàn bộ kinh thánh đều dạy cho con người biết nhìn nhận một Thiên
Chúa duy nhất chân thật và Chúa Giê-su là Cứu-Chúa duy nhất. Sự nhận biết và
thi hành đúng đắn các giáo-huấn chính là sự “yên nghỉ” hay “nghỉ ngơi” theo
cách của Thiên-Chúa. Chúng ta lại cần phải xem lại đầy đủ hơn về trích đoạn Mt
đã nêu ở trên và các trích đoạn khác nữa ở những dòng sau đây để rõ hơn về sự
yên nghỉ theo cách của Thiên-Chúa dạy :
Mat 11:28-29 28 Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh
nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.
29 Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy
học với tôi, vì tôi có
lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.
Chúa Giê-su là mẫu mực chuẩn xác nhất để loài người
chúng ta noi theo hầu được “yên nghỉ”. Sự yên nghỉ của Chúa Giê-su chính là
tuân theo mọi lời dạy của Thiên Chúa là Cha của Ngài. Chúng ta cũng không thể có chọn lựa nào về cách thức yên nghỉ khác hơn !
Lu 6:46-49 46 Sao các
ngươi gọi ta : Chúa, Chúa, mà không làm theo lời ta phán ? 47
Ta sẽ chỉ cho các ngươi biết kẻ nào đến cùng ta, nghe lời ta, và làm
theo, thì giống ai. 48 Kẻ ấy giống như một người kia cất nhà, đào
đất cho sâu, xây nền trên vầng đá : Nước tràn lan, dòng nước chảy mạnh xô vào
nhà đó, nhưng không xô động được, vì đã cất chắc chắn. 49 Song kẻ
nào nghe lời ta mà không làm theo, thì giống như một người kia cất nhà trên đất
không xây nền: Dòng nước chảy mạnh xô vào nhà đó, tức thì nhà sụp xuống, và sự
hư hại lớn lao. Làm theo lời Chúa dạy chính là từ bỏ ý riêng một cách thật
sự khi ấy xem như “yên nghỉ” trong Chúa và đồng thời được Chúa ví như người
khôn. Hoặc Kh 14:13 13 Và tôi nghe có tiếng từ trời phán
rằng : “Ngươi hãy viết : Ngay từ bây giờ, phúc thay những người đã chết, mà
được chết trong Chúa !” Thần Khí phán : “Phải, họ sẽ được nghỉ
ngơi, không còn vất vả
nhọc nhằn nữa, vì các việc họ làm vẫn theo họ.” Chết hiểu cách thông thường
thì sao là yên nghỉ trong Chúa nữa, nó có giá trị gì ? Chết ở trong trích đoạn
sách Khải huyền trên là chết con người cũ : bao gồm sự kiêu căng tự phụ xem
mình ngang với trời ! Lấy vài trăm gram chất xám mà không xem giáo huấn Thiên
Chúa ra gì ! Chi khi nào loài người ý thức được sự vô cùng chỉ có ở Thiên Chúa
và cũng chỉ nơi Ngài mới có tri thức cho sự mọi vấn nạn trong cõi nhân sinh hôm qua hôm nay –
chỉ khi ấy loài người mới có sự yên nghỉ và đồng thời khi ấy con người cũ xem
như đã chết. Ngược lại : 11 Khói từ chốn khổ hình của chúng cứ bốc lên
đời đời kiếp kiếp. Kẻ nào thờ lạy Con Thú và tượng của nó, và nhận dấu thích
tên nó, thì ngày đêm không được nghỉ ngơi.” (Kh 14:11) Người không tuân theo lời Chúa dạy nhưng theo giáo huấn của Con
thú (con thú là các giáo lý bởi quyền
bính loài người bị Sa-tan lừa dối. “tượng của con thú là các thế lực loài người
khác cũng bị thế lực của con thú ảnh hưởng); tất cả đều không có sự “yên
nghỉ” vi các bất toàn gây ra vì không nhận biết giáo huấn bởi Thiên Chúa là cứu cánh đích thực.
Kính trong danh Chúa Giê-su Christ (Ki-tô)
Lê văn Bình
[1] Người
viết thay thế chữ “Đức Chúa” bằng danh của Thiên-Chúa YHWH phiên âm theo Linh mục Nguyễn thế Thuấn.
[2]
Cc=các câu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét