“Từ bỏ con người cũ với
lối sống xưa là lối sống không phù hợp với chân lý trong kinh thánh; đồng thời
xác nhận : chính mình là tội nhân, và sự
bất lực trong việc tự nỗ lực để nên công chính, cũng như tự sức quyết tâm đi theo
những gì Chúa dạy. Tất cả những điều ấy, chính là phép “rửa, baptem” hay còn
gọi là “cắt bì” trong lòng (Gioan 14:21. II Co 4:16).”
A. Nội dung :
1. Ý nghĩa, hình thức và hình bóng “phép rửa”(Baptem)
2. Thành phần nào cần chịu phép rửa
(Baptem)?
3. Khi nào phép rửa (Baptem) được thực
hiện ?
4. Kết qủa khi chịu phép “rửa” (Baptem).
B. Trình bày
:
1.
Ý nghĩa, hình thức, và hình bóng Phép
“rửa”(Baptem):
·
Ý nghĩa phép“baptem (rửa)”:
Tuyên
xưng niềm tin vào Thiên-Chúa-Cha là Đấng Chí-Thánh, Chí-tôn, Duy-nhất,
Toàn-năng, Hằng hữu, Siêu-việt.
Tuyên
xưng niềm tin vào Chúa-Giê-su là đấng phát xuất (Giăng 8:42) từ Thiên-Chúa là
Thiên-Chúa, là Con Thiên-Chúa, là Đấng thực hiện công trình của Thiên-Chúa Cha,
bao gồm : Sáng-tạo, Cứu-chuộc, và hoàn tất công trình của Chúa Cha ấn định nơi
Ngài.
Tuyên
xưng niềm tin : Thần Thiên-Chúa là Đấng phát xuất (Giăng 15:26) bời Thiên Chúa
Cha, cũng là Thiên-Chúa( II Co 3:17), là Thần lẽ thật, và là Đấng thánh hoá.
Sau
cùng hối nhân tuyên bố : từ bỏ con người cũ với lối sống xưa là lối sống không
phù hợp với chân lý trong kinh thánh; đồng thời xác nhận : chính mình là tội nhân, và sự bất lực trong
việc tự nỗ lực để nên công chính cũng như tự sức quyết tâm đi theo những gì
Chúa dạy; tất cả những điều ấy, chính là phép “rửa, baptem” hay còn gọi là “cắt
bì” trong lòng (II Co 4:16).
Sự dìm
mình xuống nước chính là một trong các hình thức bày tỏ lòng tin. Nó có hai ý
nghĩa để nhắc nhớ : Một là : sự kiện lụt hồng-thuỷ thời No-e nước cuốn trôi hết
thảy những gì ô-uế, tức là những kẻ tội lỗi nhưng không ăn năn (Exe 36: 16-18).
Hai là : dấu hiệu bên ngoài bày tỏ sự cam kết sẽ giữ vững lương tâm với Chúa (I
Phê-rô, Phi-e-rơ 3:21). Qua dấu dấu hiệu bên ngoài đó hối nhân đã kết thúc một
quá trình nhận biết Chúa để bắt đầu một hành trình thiêng liêng với sự thánh-hoá
để đạt đến sự vinh hiển cho Chúa.
Dân
Is-ra-el xưa từ bỏ Ai-cập để theo ông Moi-se cũng là hình thức họ baptem (rửa)
vào Chúa. Chúa Giê-su vâng lệnh Chúa Cha để gánh chịu các hình phạt vì tội lỗi
lỗi loài người, đó cùng là hình thức baptem trong Chúa.
Và các
hình thức đó, chính là hình bóng chỉ về phép baptem (rửa) bây giờ nơi mỗi hối
nhân. Sự ăn năn về các hành vi, phạm luật pháp Chúa trong cuộc sống cũng chính
là chịu Baptem.
Chúng
ta có các trích đoạn kinh thánh sau đây để minh định về ý nghĩa của phép “rửa”
(bap-tem) :
I Corinto 10:2 2 Tất cả cùng được chịu phép
rửa dưới đám mây và trong lòng biển, để theo ông Môi-sê.
Macco 10:39 39 Các ông đáp : “Thưa được.”
Đức Giê-su bảo : “Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống ; phép rửa Thầy
sắp chịu,anh em cũng sẽ chịu
Luca 12:50 50 Thầy còn một phép rửa
phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất !
Roma 2:29 29
Nhưng người Do-thái chính hiệu là người Do-thái tận đáy lòng, phép cắt bì chính hiệu là phép cắt bì trong
tâm hồn, theo tinh thần của Lề Luật chứ không phải theo chữ viết của Lề Luật.
Roma 6:1-14 1 Vậy phải nói sao ? Chúng
ta cứ ở mãi trong tội lỗi, để ân sủng càng lan tràn ư ? 2
Không phải thế ! Chúng ta là những kẻ đã chết đối với tội lỗi, thì
làm sao còn sống mãi trong tội được. 3 Anh em
không biết rằng : khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức
Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao ? 4 Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng
ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ
cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một
đời sống mới.5 Thật vậy, vì chúng ta đã nên một
với Đức Ki-tô nhờ được chết nh” Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với
Người, nhờ được sống lại như Người đã sống lại. 6 Chúng
ta biết rằng : con người cũ nơi chúng ta đã bị đóng đinh vào thập giá với Đức
Ki-tô, như vậy, con người do tội lỗi thống trị đã bị huỷ diệt, để chúng ta
không còn làm nô lệ cho tội lỗi nữa. 7 Quả thế,
ai đã chết, thì thoát khỏi quyền của tội lỗi.8 Nếu
chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người : đó
là niềm tin của chúng ta. 9 Thật vậy, chúng ta
biết rằng : một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người
chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. 10
Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người
sống, là sống cho Thiên Chúa. 11 Anh em cũng
vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên
Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su.Phục vụ tội lỗi và phục vụ sự công chính 12 Vậy tội lỗi đừng có thống trị thân xác phải
chết của anh em nữa, khiến anh em phải nghe theo những dục vọng của thân xác. 13 Anh em đừng dùng chi thể của anh em như khí cụ
để làm điều bất chính, phục vụ cho tội lỗi nữa. Trái lại, anh em là những người
sống đã từ cõi chết trở về, anh em hãy hiến toàn thân cho Thiên Chúa, và dùng
chi thể của anh em như khí cụ để làm điều công chính, phục vụ Thiên Chúa. 14 Tội lỗi sẽ không còn quyền chi đối với anh em
nữa, vì anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng.
Tóm tắt về ý nghĩa phép Baptem như sau
:
21 Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới
là kẻ yêu mến Thầy. (Gioan 14:21)
·
Hình thức phép “Baptem, Rửa”:
Tin thật và quyết tâm làm theo mọi lời
Chúa dạy là phép “rửa, baptem” trong lòng; sau đó, là sự bày tỏ ra bên ngoài
bằng cách dìm mình xuống nước.(Gia
2:17,20,26 đức tin phải có việc làm)
Macco 1:8 8 Tôi thì tôi làm phép rửa
cho anh em trong nước, còn Người, Người sẽ làm phép rửa
cho anh em trong Thánh Thần.” (Mac 9:49 luyện bằng lửa & muối)
Côngvụ 2:3 3 Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu
xuống từng người một. 4 Và ai nấy đều được
tràn đầy ơn Thánh Thần.
Matthêu 3:16 16
Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì các tầng
trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự
trên Người.
Matthêu 3:11 11
Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì
quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho
các anh trong Thánh Thần và lửa.
Kh 3:18
18 Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi
trở nên giàu có; mua những áo trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ
về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi,
hầu cho ngươi thấy được.
·
Hình bóng phép “Bap-tem, Rửa” bằng
nước :
Thời Noe, nước cuốn trôi hết thảy
những kẻ ô-uế, tội lỗi không ăn năn trở về với Chúa. Sự kiện đó, chính là hình
bóng chỉ về người chịu phép rửa ( baptem) hôm nay.
Khi dìm
toàn thân xuống nước; hình ảnh này, chính là biểu tượng cho sự quyết tâm loại
bỏ con người cũ với các tội lỗi. Và khi lên khỏi nước; hình ảnh này biểu tượng
cho con người mới bởi Chúa sáng tạo.
I Phero 3:18-21 18 Vả, Đấng Christ
cũng vì tội lỗi chịu chết một lần, là Đấng công bình thay cho kẻ không công
bình, để dẫn chúng ta đến cùng Đức Chúa Trời; về phần xác thịt thì Ngài đã chịu
chết, nhưng về phần linh hồn thì được sống. 19 Ấy bởi đồng một linh
hồn đó, Ngài đi giảng cho các linh hồn bị tù, 20 tức là kẻ bội
nghịch thuở trước, về thời kỳ Nô-ê, khi Đức Chúa Trời nhịn nhục chờ đợi, chiếc
tàu đóng nên, trong đó có ít người được cứu
bởi nước, là chỉ có tám người. 21 Phép
báp-têm bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em, phép ấy chẳng phải sự
làm sạch ô uế của thân thể, nhưng một sự liên lạc lương tâm tốt với Đức Chúa
Trời, bởi sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ,
2. Thành phần nào cần chịu phép “rửa” (bap-tem) :
Hết thảy mọi người đều phải cần chịu
phép bap-tem hay còn gọi là phép rửa để được tái sanh vì trước thánh nhan Chúa
đều là kẻ chết do liên đới với Adam về mọi mặt. Cụ thể nơi những ai nghe tin
mừng cứu chuộc bởi Chúa Giê-su Ki-tô và ăn năn các lỗi đã vi phạm, ý thức sự
bất lực của cá nhân trước việc tự làm nên thanh sạch và quyết tâm theo đường
lối Chúa dạy.
Sách
Công vụ Tông Đồ chương hai mô tả một sự kiện lớn lao chưa từng có xảy ra
cho vùng Giê-ru-sa-lem, là khi các Tông đồ Chúa Giê-su nhận được quyền năng lớn
từ Thiên-Chúa-Cha qua Chúa Giê-su và các ông đã giảng về Chúa Giê-su Na-da-rét,
công bố sự cứu chuộc, sự tha tội bởi Ngài; cũng như, vạch trần một trong những
tội lỗi của dân Giu-đa là : họ đã giết Đấng cứu chuộc; cũng như tội lỗi của mọi
người khác đang lắng nghe tại đó. Kết quả là rất nhiều người nghe đã ăn năn các
vi phạm và cuối cùng họ đã lãnh phép Bap-tem. Nhúng mình xuống nước là nghi
thức sau cùng của việc tin và ăn năn các vi phạm.
Công vụ 2:37-38 37 Nghe thế, họ đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phê-rô cùng các Tông Đồ khác : “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì ?” 38 Ông Phê-rô đáp : “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để được ơn tha tội ; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần
Matthêu 3:6 6 Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gioan-đan
Công vụ 2:37-38 37 Nghe thế, họ đau đớn trong lòng, và hỏi ông Phê-rô cùng các Tông Đồ khác : “Thưa các anh, vậy chúng tôi phải làm gì ?” 38 Ông Phê-rô đáp : “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để được ơn tha tội ; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần
Matthêu 3:6 6 Họ thú tội, và ông làm phép rửa cho họ trong sông Gioan-đan
Macco 16:16 16
Ai tin và chịu phép rửa,
sẽ được cứu độ ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.
Côngvụ 8:12 12 Nhưng khi họ tin lời ông Phi-líp-phê loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa và về danh Đức Giê-su Ki-tô, thì họ đã chịu phép rửa, có cả đàn ông lẫn đàn bà.
Côngvụ 8:12 12 Nhưng khi họ tin lời ông Phi-líp-phê loan báo Tin Mừng về Nước Thiên Chúa và về danh Đức Giê-su Ki-tô, thì họ đã chịu phép rửa, có cả đàn ông lẫn đàn bà.
3. Khi nào phép “rửa” được thực hiện :
Phép baptem (rửa) được thực hiện ngay
khi hối nhân xác tín về sự cứu chuộc bởi Chúa Giê-su dành cho, ăn năn về các
tội lỗi đã vi phạm, và có “trách nhiệm nào đó” về các lỗi lầm đã vi phạm; đồng
thời tự ý thức rằng : không thể tự sức tu tập theo cách riêng để Chúa phải công
nhận là thanh sạch, khi ấyhọ được lãnh nhận phép Bap-tem.
Côngvụ 22:16 16 Vậy bây giờ anh còn chần chừ gì
nữa ? Anh hãy đứng lên, chịu phép rửa và thanh tẩy mình cho sạch tội lỗi, miệng kêu cầu danh Người.’.
Côngvụ 8:36 36 Dọc đường, các ông tới một chỗ có nước, viên thái giám mới nói : “Sẵn nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không ?”
(Ng-tắc : Colose 3:17 17 Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha)
Côngvụ 8:36 36 Dọc đường, các ông tới một chỗ có nước, viên thái giám mới nói : “Sẵn nước đây, có gì ngăn trở tôi chịu phép rửa không ?”
(Ng-tắc : Colose 3:17 17 Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm hãy nói nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha)
4. Kết quả khi chịu phép “rửa”:
·
Thọ tạo mới : (hình
ảnh Thiên Chúa dần phục hồi)
Liên đới với Adam nên mọi người đều là
kẻ chết. Nay tin vào giá chuộc bởi Chúa Giê-su và thực hiện các việc Chúa dạy,
người đó thật bởi Chúa sinh ra giống như Adam bởi Chúa sinh ra.
Người được sanh ra đó trở thành thọ
tạo mới bởi Chúa mà không còn bị ràng buộc về tinh thần cũ bởi sự liên đới với
Adam; cũng như, sự liên đới với huyết thống gia đình. Tuy vậy, người đó vẫn phải
chung sống với họ theo bổn phận đã được thiết định bởi Chúa; nhưng có thể, nhiều khi không hành sử giống
như họ, vì người được Chúa tái sanh phải bước theo những gì đòi hỏi của tin-mừng.
Gioan, Giăng 1:12-1312 Nhưng hễ
ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là
ban cho những kẻ tin danh Ngài, 13 là kẻ chẳng phải sanh bởi khí huyết,
hoặc bởi tình dục, hoặc bởi ý người, nhưng sanh bởi Đức Chúa Trời vậy.
Colose 2:12 12 Anh em đã cùng được mai táng với
Đức Ki-tô khi chịu phép rửa, lại cùng được trỗi dậy với Người, vì tin
vào quyền năng của Thiên Chúa, Đấng …
II Corinto 5:17 17 Cho nên, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.
Tito 3:5 5 Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới.
ICorinto 12:1313 … chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.
Roma 6:3-4 3 Anh em không biết rằng : khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao ? 4 Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. ….
Colose 3:1-10 ………10 và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu.
Epheso 4:17-24 …… 23 anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, 24 và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.
II Corinto 5:17 17 Cho nên, phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi.
Tito 3:5 5 Không phải vì tự sức mình chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần, để chúng ta được tái sinh và đổi mới.
ICorinto 12:1313 … chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.
Roma 6:3-4 3 Anh em không biết rằng : khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Ki-tô Giê-su, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Người sao ? 4 Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. ….
Colose 3:1-10 ………10 và anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu.
Epheso 4:17-24 …… 23 anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, 24 và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện.
C.
Các vấn đề cần quan tâm :
1. Phép “rửa” (bap-tem) hình thức, ý
nghĩa thế nào ? Chấp nhận các giáo huấn của Chúa Giê-su xem như phép gì ?
2. Có mấy thứ phép “rửa” (bap-tem) ? Ai
được chịu phép rửa ?
3.
Bạn luận bàn gì, sau khi nghiên cứu xong bài học trên, cùng với trích
đoạn sau : Eph 4:5 5 Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.
?
4. Khi nào tiến hành phép “rửa” (Baptem)
? Có phải như những người sau khi nghe các tông đồ (sứ đồ) trong ngày lễ ngũ
tuần và họ chịu phép baptem lập tức đúng không ?
5. Người thực hiện phép Bap-tem và người
chịu phép Bap-tem đóng vai trò nào ?
Ai có thể thực hiện phép Bap-tem cho
người nhận phép Bap-tem ? Người nữ được chỉ định thực hiện phép “Bap-tem, Rửa”
cho người nữ có được không ?
6. Khi người nghe công bố tin-vui cứu
chuộc bởi Chúa Giê-su, họ cần được giải thích kỹ về ý nghĩa phép Bap-tem đúng
không ?
Điều này có quan trọng không ?
Sự vội vã không chu toàn trong việc
giải thích ý nghĩa của phép Bap-tem có nguy hại gì không ?
Qua phép “rửa” người tin được trở
thành thọ tạo mới nhờ vào sức mạnh nào, bởi người thực hiện hay bởi lòng yêu
mến Thiên-Chúa được thể hiện qua việc tin và ăn năn thật sự của hối nhân ? Chúa Giê- su là cứu cánh hay
phương tiện. Phép rửa là cứu cánh hay Chúa Giê-su ?
7. Qua phép rửa chúng ta cam kết gì nhờ
sự phục sinh của Chúa Giê-su ?
8. Cho biết quan điểm của người được tái
sanh qua trích đoạn kinh thánh sau : “25 Có đoàn dân đông cùng đi với Đức Chúa Jêsus;
Ngài xây lại cùng họ mà phán rằng: 26 Nếu có
ai đến theo ta mà không ghét cha mẹ, vợ con, anh em, chị em mình, và chính sự
sống mình nữa, thì không được làm môn đồ ta. 27 Còn
ai không vác thập tự giá mình mà theo ta, cũng không được làm môn đồ ta.” (Luca
14:25-27) Đây có phải là tư cách của người được
tái sinh là thọ tạo nới không ?
Kính trong danh Chúa Giê-su
Lê văn Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét