Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

HAI CÂY Ở GIỮA VƯỜN (Phần tổng quát)

“Cây trường sinh[1]”,“cây cho biết điều thiện ác”
 và ý nghĩa các giáo huấn hàm chứa

"Thiên-Chúa sẽ thiêu hủy hết những gì liên đới với Adam và hậu qủa hủy phá trái đất, hủy phá môi trường sống, hủy phá đồng loại bởi các tư tưởng, các ý thức hệ dẫn đến hành động của tất cả những cá nhân, tập thể không thay đổi đường lối về trái của “cây cho biết điều thiện ác”; khi mà, tin-mừng về vương quốc của Ngài được loan báo khắp đất : 14 Hoa quả lòng ngươi ao ước đã biến xa ngươi; mọi thứ loè loẹt,hào nhoáng, ngươi không còn nữa, và người ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy nữa ! (Kh 18:14. Mt 24:14)"


Mở đầu
Lời Chúa trong sách Sáng thế chương hai viết : “ ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa khiến từ đất mọc lên đủ mọi thứ cây trông thì đẹp, ăn thì ngon, với cây trường sinh ở giữa vườn, và cây cho biết điều thiện điều ác.” (St 2:9. B/d Công giáo). Phần lớn sự giảng dạy của các giáo hội trong hệ thống Thiên-Chúa giáo đều bỏ qua, không lưu ý mấy đến ý nghĩa giáo huấn đích thực hàm chứa qua hai “cây” được lời Chúa trong kinh thánh dùng làm biểu tượng này. Sự thiếu quan tâm, đã làm cho tín hữu không am hiểu đầy đủ giáo huấn chứa đựng được biểu tượng bằng hình ảnh hai cây : Cây sự sống và cây cho biết điều thiện điều ác để áp dụng vào đời sống đạo; có chăng chỉ là nghĩa đen hạn hẹp của hai “cây” đó.

Lời Thiên-Chúa toàn năng không dư thừa cũng không mâu thuẫn như nhiều người đã từng phát biểu. Thường hơn, một nội dung của lời Chúa, nhưng lại dành cho hai thành phần; thành phần thứ nhất là tất cả mọi người trên thế gian hôm qua, hôm nay không phân biệt (tính phổ quát của tin mừng). Và thành phần thứ hai là thành phần sẵn sàng mở lòng ra để nhận sự cứu chuộc; và chính thành phần này mới nhận được năng lực để có sự thông biết về giá trị đích thực của Lời Chúa dạy trong cùng nội dung đó ở mức độ sâu nhiệm hơn (Mt 13:10-11).
Như vậy, qua hình ảnh hai cây : “Cây trường sinh và cây cho biết điều thiện điều ác” Thiên-Chúa muốn cho loài người nhận biết về một giáo huấn có giá trị cao quý đích thực, thật sự đem lại sự sống đời đời như lời Chúa hứa.

Tiếp sau đây, nhờ lời Chúa để phân tách tìm hiểu về hai “cây trường sinh, và  cây cho biết điều thiện-ác dưới các khía cạnh để nhận thức hai cây đó giống như bao cây khác hay chỉ là hình bóng để chỉ về một giáo huấn, hoặc giả như một Đấng nào đó chẳng hạn ?

A.    Biểu tượng hay chỉ là nghĩa đen:
Một Eden hay một địa đàng mà chính Thiên-Chúa toàn năng đã trù liệu,đã sáng tạo đã từng hiện thực và nó ở ngay chính trên địa cầu “hôm nay[1]”(St 1:31). Nơi đây, Thiên-Chúa thiết định những điều kiện hoàn hảo để cho loài người được sống đời đời (Kh 5:9-10. 20:1-10. 21:1-8); nhưng tất nhiên, loài người phải tuân theo tuyệt đối mọi giáo huấn về sự sống đời đời chỉ có ở nơi Ngài.
Đã có một Eden hoàn hảo trên đất để cho loài người sinh-sống thì hẳn nhiên phải có những con người hoàn hảo cả về thể chất lẫn tinh thần; thật đúng vậy, Thiên-Chúa đã dựng nên họ : Adam và Eva.
Song song với Eden cụ thể trên đất (St 1:31), thì cũng có một Eden được Thiên-Chúa thiết lập trong lòng : Adam[2], - vì Adam được dựng nên hoàn hảo cả về thể chất lẫn tinh thần. Thánh-kinh sẽ khải thị điều vô cùng hệ trọng này; muốn vậy, chúng ta lại phải cần đến sách Khải-huyền. Sách Khải- huyền là sách mô tả sự chung kết lịch sử của loài người sau Adam và sự chung kết đó đã cho chúng ta những chân lý, những lẽ thật cho mọi suy luận và kết luận về các nội dung giáo- huấn bởi lời Chúa dạy liên quan đến, ít nhiều, trong ba chương đầu của sách Sáng thế ký.
Thánh kinh ví sự rất tốt đẹp trong tình trạng thánh của Adam lúc mới sáng tạo như hình ảnh của “người” vì liên đới với Adam được tái sinh, được thánh hóa và vinh hiển hóa như sau : “Bấy giờ tôi thấy trời mới đất mới, vì trời cũ đất cũ đã biến mất, và biển cũng không còn nữa. Và tôi thấy Thành Thánh là Giê-ru-sa-lem mới, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, sẵn sàng như tân nương trang điểm để đón tân lang……. Bấy giờ, trong số bảy thiên thần mang bảy chén đầy bảy tai ương cuối cùng, một vị đến bảo tôi : “Lại đây, tôi sẽ chỉ cho ông thấy Tân Nương, Hiền Thê của Con Chiên.” 10 Rồi đang khi tôi xuất thần, thì người đem tôi lên một ngọn núi cao hùng vĩ, và chỉ cho tôi thấy Thành Thánh, là Giê-ru-sa-lem, từ trời, từ nơi Thiên Chúa mà xuống, 11 chói lọi vinh quang Thiên Chúa. Thành rực sáng tựa đá quý tuyệt vời, như ngọc thạch trong suốt tựa pha lê. 12 Thành có tường rộng và cao, với mười hai cửa do mười hai thiên thần canh giữ, và trên các cửa có ghi tên mười hai chi tộc con cái Ít-ra-en. 13 Phía đông có ba cửa, phía bắc ba cửa, phía nam ba cửa và phía tây ba cửa. 14 Tường thành xây trên mười hai nền móng, trên đó có tên mười hai Tông Đồ của Con Chiên….. 18 Tường xây bằng ngọc thạch, thành thì bằng vàng y, giống như thuỷ tinh trong sáng.
Thành Giê-ru-sa-lem gỗ đá xưa là biểu tượng (hình bóng) chỉ về nhà Chúa hôm nay là tập hợp các tín hữu trung tín với giáo-huấn Thiên-Chúa(II Sử 6:1-42. He 3:2-6); những người này là nhưng viên “đá” được Thiên-Chúa luyện lọc và họ đã trở nên sống động (I Phê-rô, Phi-e-rơ 2:4-9) và tính chất sống động thánh ấy được ví như vàng tinh ròng(Kh 3:18), - giống như thủy tinh trong sáng (Gióp 23:10-12). Cũng hình ảnh đó, sách Khải huyền đã mô tả tình trạng chung kết lịch sử những người liên đới với Adam được phục hồi như sau: “18 Tường xây bằng ngọc thạch, thành thì bằng vàng ygiống như thuỷ tinh trong sáng”. Những người liên đới với Adam được Thiên-Chúa luyện lọc để trở nên vàng tinh tuyền, và ngọc thạch quý giá tức là sự phục hồi trở lại giống như ban đầu sáng tạo. Vậy khi Adam được làm con Thiên-Chúa (Lu 3:38) ông ta cũng được ví như : ngọc thạch, và tính chất đá ngọc đó như vàng tinh ròng và (St 2:8-14).
Sự rất tốt đẹp cả về mọi mặt trong Adam cũng như các thiết định để cho ông được sự sống đời đời không đánh mất sự tự do nơi ông vì Ông được Thiên-Chúa sáng tạo giống hình ảnh Ngài, là một ngôi vị độc nhất trong vũ trụ. Với phẩm giá căn bản là sự tự do của mỗi ngôi vị, nên trong ông có sự lựa chọn, để kết quả, một là sự sống đời đời, hai là sự sống tạm. Sự chọn lựa giữa sự sống đời đời và sự sống tạm,-chính là hình ảnh mà hai “cây trường sinh” và “cây cho biết điều thiện điều ác” làm biểu tượng(hình bóng). Thiên-Chúa thiết lập Eden trên đất cũng chính là Thiên-Chúa thiết lập một Eden trong lòng Adam; Thiên Chúa trồng một vườn cây ở Eden cũng chính là Thiên-Chúa trồng một vườn cây ở trong lòng Adam và ở trong lòng ông luôn hiện diện hai cây : “sự sống (trường sinh)” và “cây cho biết điều thiện điều ác”. Nói cách khác, Thiên-Chúa dựng nên Adam rất tốt đẹp cả thể chất và tinh thần để ông có sự chọn lựa giữa giáo huấn của Thiên-Chúa về sự sống đời đời được biểu tượng : “cây sự sống” hoặc sự sống tạm là các giáo huấn của loài người được biểu tượng : “cây cho biết điều thiện điều ác”.

B.     Chọn lựa nào của Adam ?
Adam và Eva đã từng là con Thiên-Chúa, sách tin mừng Lu-ca 3:38 ghi nhận như vậy. Đời sống của một người được thánh kinh xác nhận là con Chúa; chính là đời sống của một người luôn luôn tuân theo mọi  thánh chỉ của Chúa và đời sống ấy chẳng khác gì một thức hương dâng lên Thiên-Chúa “Vậy, anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, vì anh em là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Ki-tô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt (Eph 5:1-2 b/d Công-giáo); đời sống của Adam xưa cũng đã như vậy (St 2:12).
Adam-eva xưa, đã được sáng tạo rất tốt đẹp (thể chất, tinh thần) đó là điều kiện chắc chắn để cho sự sống đời đời cùng với giáo huấn duy trì sự sống ấy của Thiên-Chúa là đấng sáng tạo. Trong tình trạng đó, khi ông bà nhận biết Thiên-Chúa ông bà là con Thiên-Chúa; và thật vậy, đời sống ông bà đã từng là con trong tình trạng thánh trước thánh nhan Thiên-Chúa,- đời sống ấy như một thức hương dâng lên Ngài. Sự sa-ngã không còn biết ăn năn đã khiến ông bà mất đi các đặc quyền được hưởng nơi sự ban cho một cách nhưng không bởi Thiên-Chúa. Đây là sự chọn lựa trong tự do của ông bà trước hai con đường hoặc sống hoặc chết : “Còn đối với dân này, ngươi sẽ nói : “ĐỨC CHÚA phán như sau : Đây Ta đưa ra cho các ngươi chọn : hoặc con đường đưa tới sự sống, hoặc con đường đưa tới sự chết” (Gie 21:8).
Người đàn bà thấy trái cây đó : ăn thì phải ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình ; ông cũng ăn.”(St 3:6). Cảm xúc dẫn đến hành động; cả hai ông bà, đã không quản trị (chế ngự) được cảm xúc bất chánh trong lòng, và đã để cho cảm xúc đó khiến ông bà lạc xa đường lối Chúa.
Sự tự do chính là yếu tố cơ bản của một ngôi vị được Thiên-Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài. Chúa Giê-su khi nhập thể làm người Ngài cũng đã hành sử quyền tự do của một Ngôi vị; nhưng tuyệt đối vâng theo, cho dù phải chết Ngài đã không vi phạm vào luật pháp Thánh khiết của Thiên-Chúa là Cha Ngài : “ Dt, He 4:15 15 Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội.”
Philip 2:6-8   Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.
Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.

C.    Chọn lựa của loài người sau Adam :
Ảnh hưởng của Adam đã truyền sang cho tất cả mọi người trên thế gian : 12 Vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết;  như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội.” (Rm 5:12). Sự ảnh hưởng đó, trong thực tế trên mọi lãnh vực tinh thần, thể chất cũng như các phương diện liên quan (St 1:28). Thánh Gioan đã khẳng định điều đó như sau : 18 Chúng ta biết rằng phàm ai đã được Thiên - Chúa sinh ra, người đó không phạm tội ; nhưng có Đấng Thiên Chúa đã sinh ra giữ gìn người ấy, và Ác thần không đụng đến người ấy được.19 Chúng ta biết rằng chúng ta thuộc về Thiên Chúa, còn tất cả thế gian đều nằm dưới ách thống trị của Ác thần.(I Gioan 5:18-19. Mt 4:1-8)
Vậy mức độ và hình thức tầm ảnh hưởng đó thế nào ?
1.      Cá nhân :
Lời Chúa cho biết : “29 lòng họ đầy bất chính, xấu xa, tham lam, độc ác đủ thứ ; nào là ganh tị, giết người, cãi cọ, mưu mô, thâm hiểm ; nào là nói hành nói xấu, 30 vu oan giá hoạ. Họ thù ghét Thiên Chúa, ngạo ngược, kiêu căng, khoác lác, giỏi làm điều ác, không vâng lời cha mẹ, 31 không có lương tri, không giữ lời hứa, không chút tình cảm, không chút xót thương. 32 Họ thừa biết phán quyết của Thiên Chúa là : hễ ai làm những điều như vậy thì đáng chết. Thế mà không những họ cứ phạm những tội đó, lại còn tán thành những kẻ làm như vậy.(Rm 1:29-32)
Anh hãy biết điều này : vào những ngày sau hết sẽ có những lúc gay go. Quả thế, người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền bạc, khoác lác, kiêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ân bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm vô tình, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ, hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt kiêu căng, yêu khoái lạc hơn yêu Thiên Chúa ; hình thức của đạo thánh thì họ còn giữ, nhưng cái chính yếu thì đã chối bỏ. Anh hãy xa lánh cả những người ấy…….. Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những dục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường. (II Timothe 3:1-5. 4:3-4) Tất cả chúng con đã trở nên như người nhiễm uế, mọi việc lành của chúng con khác nào chiếc áo dơ. Tất cả chúng con héo tàn như lá úa, và tội ác chúng con đã phạm, tựa cơn gió, cuốn chúng con đi. (Isai 64:5)

Lời Chúa nêu trên liệt kê không những các hậu quả do liên đới với Adam mà còn do nơi cá nhân mỗi người. 

 2.    Xã hội :
Mọi hình thái của xã hội của loài người sau Adam,-một xã hội liên đới với sự chọn lựa ăn trái của “cây cho biết điều thiện ác”; nói chung, các nỗ lực được xem như đang cố biến đổi một xã hội mang dấu ấn của sự chọn lựa đó với nhiều bất ổn trở nên một xã hội hạnh phúc hơn. Nhưng thực tế lịch sử loài người đã trả lời cho những sự tự nỗ lực đó,-đã trả lời cho hàng động ăn trái của “cây cho biết điều thiện ác” đó,-đã trả lời cho sự hằng mơ ước đó thế nào ??? Câu trả lời nằm trong chương hai của sách tiên tri Danien sau đây : “31 Tâu bệ hạ, ngài đã có một giấc chiêm bao. Giấc chiêm bao ấy như thế này : một pho tượng, một pho tượng lớn, sáng chói, đứng sừng sững trước mặt ngài, coi thật dễ sợ. 32 Đầu pho tượng ấy bằng vàng ròng, ngực và hai cánh tay bằng bạc, bụng và hai bắp đùi bằng đồng, 33 hai bắp chân bằng sắt, hai bàn chân nửa sắt nửa sành. 34 Ngài đang mải nhìn thì bỗng có một tảng đá tách ra, dù không có bàn tay nào đụng tới, nó đập vào pho tượng trúng hai chân nửa sắt nửa sành, khiến hai bàn chân vỡ tan ra. 35 Bấy giờ tất cả cùng vỡ tan : cả sắt, sành, đồng, bạc lẫn vàng, giống như rơm rác trên sân phơi lúa mùa hè bị gió cuốn đi không để lại dấu vết gì. ……….. 36 Đó là giấc chiêm bao, còn ý nghĩa của nó thì xin tâu trước bệ hạ……..”  : “ Cái đầu bằng vàng chính là ngài vậy. 39 Sau triều đại ngài, sẽ xuất hiện một vương quốc khác kém hơn ngài. Rồi một vương quốc thứ ba nữa, vương quốc bằng đồng, sẽ thống trị cả mặt đất. 40 Còn vương quốc thứ tư vững như sắt. Cũng như sắt nghiền nát và đập tan tất cả vương quốc đó - khác nào sắt phá vỡ - cũng sẽ nghiền nát và phá vỡ tất cả. 41 Bàn chân và các ngón chân mà ngài thấy nửa bằng đất sét, nửa bằng sắt là một vương quốc sẽ bị phân chia, nhưng sẽ có một phần sức mạnh của sắt, vì ngài thấy sắt pha lẫn với đất sét. 42 Các ngón chân phần bằng sắt, phần bằng đất sét là một vương quốc nửa mạnh nửa yếu. 43 Việc ngài thấy sắt pha với đất sét nghĩa là các vương quốc sẽ làm cho các chủng tộc pha lẫn với nhau, nhưng không gắn bó với nhau được, cũng như sắt không hoà lẫn được với đất sét.
Không thể mưu tìm hạnh phúc thật trong một xã hội bản chất bất toàn !

3.     Tôn giáo :
Chỉ riêng hành trình tâm linh, chúng ta biết loài người sau khi bỏ đường lối Thiên-Chúa thiết định cho sự sống đời đời, cố nhiên phải tự đi bằng chính năng lực tồn tại, vì đó là sự chọn lựa của riêng họ.
Chọn lựa của hành trình riêng khởi sự là tự do trong cung cách thờ phượng một đấng (toàn năng) nào đó mà họ tự nhận thức được. Sự nhận thức đó khởi đầu từ những ý niệm thô sơ về thần thánh cho đến các minh triết ra đời; tựu trung tất cả đều là những cố gắng phất xuất bởi nhu cầu tâm linh.
Trong hành trình đó, chúng ta nhận biết được hai hình thức giáo huấn được xây dựng củng cố và phát triển; một là, bởi loài người mà đỉnh cao là các minh triết soi sáng dẫn đường; hai là, bởi từ một Đấng sáng tạo khải thị. Như vậy, cho dẫu loài người có nhiều “đạo”, nhiều “đường”, nhiều “giáo huấn” nhưng nội dung chỉ bởi sự tự nỗ lực mong muốn đạt đến : chân-thiện-mỹ của riêng họ (I Co 8:5),và sự giới hạn của các giáo huấn đó chính là bản chất con người là thọ tạo. Ngược lại, giáo huấn được sự khải thị bởi Đấng sáng tạo cao cả ban cho chỉ vì công trình đã trù liệu từ đời đời bởi Ngài dành cho loài người (Tito 1:2) thì vô hạn.
Đối với giáo huấn của Đấng sáng tạo, sau khi Chúa Giê-su xuống thế để làm chứng và chịu chết chuộc tội thay cho cả nhân loại đã liên đới với adam; “đạo” hay giáo huấn của Ngài dạy đã hầu như được truyền bá rộng rãi đến hết thảy mọi người trên địa cầu này. Chúng ta nhận thấy có hai giáo hội lớn : Giáo hội Công giáo và Giáo hội Tin lành. Hai giáo hội này là hai tổ chức lớn phát xuất bởi giáo huấn của Ngài chi phối gần hai tỷ người trên hành tinh hôm nay.
Cả hai giáo hội này đều dạy và thực hành các giáo huấn hàm chứa vừa giáo huấn của loài người và của Chúa Giê-su một cách tinh vi. Đã có giáo hội không hoàn toàn dạy cho các tín hữu hết thảy[3] mọi điều mà Chúa Giê-su đã truyền lệnh được ghi chép trong tin mừng Mat-thêu chương 28 câu 20,-lệnh truyền đó liên quan đến sự thờ phượng đích thực; cũng như nội dung trong tin mừng Gioan chương 4 từ câu 20 cho đến 24 , mà thay vào đó là các giáo huấn chỉ bởi người phàm[4]

D.    Nhận định sau cùng theo Kinh thánh :
Đã là thọ tạo thì sự giới hạn là bản chất. Kinh thánh đã chỉ ra sự giới hạn đó và được biểu tượng : “trần truồng”.
Khi Adam chưa bỏ đường lối Thiên-Chúa thiết định thì cho dù cả ông bà đều “trần truồng” (St 2:25) tức là sự giới hạn, nhưng họ chẳng hổ thẹn vì có Chúa ở cùng (có Chúa ở cùng là có tất cả). Tự ý đi theo đường lối riêng, ông bà đã nhận ra sự giới hạn của mình; kinh thánh cũng dùng hình ảnh “trần truồng” làm biểu tượng cho sự giới hạn khi mà mà Adam và Eva,- họ không có Chúa ở cùng.
Đi theo đường lối riêng chính là ăn trái của “cây cho biết điều thiện ác”. Trung tín với giáo huấn Chúa Giê-su dạy chính là ăn trái của “cây trường sinh, cây sự sống”.
Không một nhà thờ nào thuộc giáo hội Tin lành hoặc Công giáo; cũng như, không một thánh thất, hoặc chùa chiền nào, mà người giảng đạo dạy cho con chiên, tín đồ của họ làm điều ác (?) Nhưng chúng ta, là những người nghe “đạo” phải nhận biết một điều hệ trọng này : Giáo huấn nào thuộc về phạm trù “cây trường sinh, cây sự sống” và giáo huấn nào thuộc về “cây cho biết điều thiện-ác”.
Vì sao ???
Adam xưa đã tự ý đi theo đường riêng tự chọn cho mình cách sống theo nhận thức riêng không cần đến Chúa; hành động đó chính là ăn trái của “cây cho biết điều thiện-ác”, kết quả : Ông ta đã chết và hậu quả khiến con cháu ông mọi đời đều là “kẻ chết biết thở” vì sự liên đới này (I Corinto 15:22).

Thiên-Chúa sẽ thiêu hủy hết những gì liên đới với Adam và hậu qủa hủy phá trái đất, hủy phá môi trường sống, hủy phá đồng loại bởi các tư tưởng, các ý thức hệ dẫn đến hành động của tất cả những cá nhân, tập thể không thay đổi đường lối về trái của “cây cho biết điều thiện ác”; khi mà, tin-mừng về vương quốc của Ngài được loan báo khắp đất : 14 Hoa quả lòng ngươi ao ước đã biến xa ngươi; mọi thứ loè loẹt,hào nhoáng, ngươi không còn nữa, và người ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy nữa ! (Kh 18:14. Mt 24:14)

Kính trong Chúa Giê-su Ki-tô

Giang sơn




[1] Phân biệt với thời kỳ sáng tạo ban đầu.
[2] Adam : Con người.
[3] Sự thảo luận trực tiếp sẽ nêu rõ chi tiết các giáo huấn chỉ bởi người phàm mà các giáo hội hôm nay cố tình vi phạm.
[4] Thư Galati. Lời Chúa Cho Mọi Người. “Giáo-hội thường có khuynh hướng hạ thấp trình độ của mình….”. Trang 2023. 







[1] Cây sự sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét