Biên
soạn : Lê Văn
Có một định mệnh bởi chính Thiên-Chúa
ấn định cho loài người, đó là : “….. sự sống đời đời, - là sự sống mà Đức Chúa Trời không thể nói
dối đã hứa từ muôn đời về trước” (Tito, Tit 1:2)
Trong cuộc sống thường ngày luôn có những
cảnh ngộ dễ làm cho nhiều người liên tưởng đến một, và là nguyên nhân sau cùng,
đó là “định mệnh”; hoặc khác hơn, xem như những gì đang đến với cuộc đời mình mặc
nhiên bởi Ông Trời, Thượng đế….. thậm
chí cả nơi những người tuyên bố tin nhận Chúa Giê-su làm chủ cuộc đời, thế mà câu
đầu môi vẫn thường là Chúa định ! Nhưng khi xem xét lại những gì đã được
Thiên-Chúa khải thị trong kinh thánh, chúng tôi cho rằng đây là một ngộ nhận không
hay cho đời sống đức tin xét về yếu tố tín lý và cả trong đời thường.
Trong bài này với khả năng giới hạn
chúng tôi mạn phép được nêu vài ý kiến chung quanh vấn đề định mệnh.
1.
Định
mệnh là gì ?
Có
nhiều định nghĩa nhưng xin được giới hạn trong một vài tiêu chuẩn nói về “định
mệnh” sau đây.
·
“Định mệnh”. Theo một từ điển[1]
được số hóa trên mạng thì “định mệnh” được định nghĩa như sau : “số
mệnh của con người, do một lực lượng huyền bí định sẵn, không thể cưỡng lại được,
theo quan niệm duy tâm”.
(Ngoài phần định nghĩa về “định mệnh” theo từ điển số hóa trên, xin được nói thêm về: “Quan niệm duy tâm”. Duy tâm không có nghĩa là người có tôn giáo những cũng không hẳn là không. Vì một tôn giáo chân chính phải có các minh triết chân chính nhằm giúp cho tín đồ nhận thức được căn nguyên mọi vấn đề đang xảy ra chung quanh đời sống mỗi người nếu không thì tôn giáo đó cũng tương tự như một hình thức gọi là duy tâm. Như vậy “Quan niệm duy tâm” chỉ thuần túy là một cách nói để chỉ về những vấn đề khó kiểm chứng na ná giống như hai chữ “định mệnh”; và thường khi người ta hay gán cho bất cứ thông tin nào mang màu sắc liên quan đến tôn giáo)
(Ngoài phần định nghĩa về “định mệnh” theo từ điển số hóa trên, xin được nói thêm về: “Quan niệm duy tâm”. Duy tâm không có nghĩa là người có tôn giáo những cũng không hẳn là không. Vì một tôn giáo chân chính phải có các minh triết chân chính nhằm giúp cho tín đồ nhận thức được căn nguyên mọi vấn đề đang xảy ra chung quanh đời sống mỗi người nếu không thì tôn giáo đó cũng tương tự như một hình thức gọi là duy tâm. Như vậy “Quan niệm duy tâm” chỉ thuần túy là một cách nói để chỉ về những vấn đề khó kiểm chứng na ná giống như hai chữ “định mệnh”; và thường khi người ta hay gán cho bất cứ thông tin nào mang màu sắc liên quan đến tôn giáo)
·
“Định mệnh”. Một cách phân tích khác nữa của khoa học về tâm trí,
tâm lý hôm nay, thì “định mệnh” là do chính cá nhân mỗi người tạo ra. Và họ đã
phân tách thành các bước cụ thể sau đây : Cảm-xúc – ý-tưởng – Hành-động –
Thói-quen – Tập-quán – Định-mệnh. Có
nhiều thanh niên ở cùng địa phương nơi tôi cư trú đã chết vì ma-túy. Nhiều người
cho đó là số mệnh ! thực sự như thế nếu chỉ giới hạn trong các bước cụ thể được
khoa học phân tách nêu trên cũng như trích đoạn trong thư của tông đồ Gia-cô-bê, Gia-cơ 1:14-15 sau : “15 Rồi một khi dục vọng đã cưu mang thì đẻ ra tội
; còn tội khi đã phạm rồi, thì sinh ra cái chết”
·
“Định
mệnh”.
He, Dt 9:27 “27 Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét”. Thực tế đúng như vậy, vì hết thảy mọi người đều phải chết !!! Nhưng xin lưu ý đây là trích ngang của một đoạn kinh thánh, và ý nghĩa chỉ nói lên thực trạng của loài người do liên đới với Adam mà không hoàn toàn phản ánh hết những gì thuộc về thánh ý Chúa.
He, Dt 9:27 “27 Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét”. Thực tế đúng như vậy, vì hết thảy mọi người đều phải chết !!! Nhưng xin lưu ý đây là trích ngang của một đoạn kinh thánh, và ý nghĩa chỉ nói lên thực trạng của loài người do liên đới với Adam mà không hoàn toàn phản ánh hết những gì thuộc về thánh ý Chúa.
2.
Định
mệnh theo kinh thánh :
Duy tâm, hay quan niệm duy tâm chỉ
căn cứ trên những hình thức hoặc các thông tin liên quan đến màu sắc “tôn giáo, tâm linh”
có nhiều khi mê tín vì các hình thức cũng như thông tin đều do con người thường
khi rất mơ hồ bởi không kiểm chứng được.
Nhưng lời Chúa trong kinh thánh thì
ngược lại. Các thông tin trong đó phát xuất bởi một đấng duy nhất tối cao,
thông sáng, sống động công bố; như vậy nội dung kinh thánh hoàn toàn không phải
duy tâm mà là chân lý. Cho nên hết thảy những ai đi trong đường lối chính trị
được cai trị bởi Chúa – người ấy hoàn toàn không phải là những người duy tâm –
mà trái lại, họ là những người được tiếp nhận một nhân sinh quan mới : “Biết
về ý nghĩa và mục đích của đời sống”. Ngoài trừ ai đó “hâm hẩm” vừa theo
Chúa lại vừa theo giáo lý, giáo huấn không bởi Đấng sở hữu chân lý khải thị (Kh
3:16).
Kinh thánh cho biết về một định mệnh
duy nhất dành cho tất cả loài người mọi thời đại như sau : “2
…. sự sống đời đời, - là sự sống mà Đức Chúa Trời không thể nói dối đã
hứa từ muôn đời về trước” (Tito, Tit 1:2).
“Sự sống đời đời”
! Đây chính là định mệnh – Một định
mệnh duy nhất mà Thiên-Chúa đã ấn định cho mọi người không hơn không kém.
Đã là định mệnh bởi Chúa toàn năng
thông sáng ấn định cho loài người vậy tại sao con người vẫn cứ phải chịu bao
bất hạnh và cuối cùng có thể (I Te 4:17. He, Dt 9:27) tất cả đều phải phải chết
?
3.
Con
người đã làm thay đổi định mệnh bởi Thiên-Chúa ấn định và hậu quả
Lời
cảnh báo sau đây cho định mệnh là sự sống đời đời Chúa ấn định nơi mỗi người sẽ
bị thay đổi nếu như không vâng lệnh Thiên-Chúa : “17 Với con người, Chúa phán : “Vì
ngươi đã nghe lời vợ và ăn trái cây mà Ta đã truyền cho ngươi rằng : ‘Ngươi đừng
ăn’, nên đất đai bị nguyền rủa vì ngươi; ngươi sẽ phải cực nhọc mọi ngày trong
đời ngươi, mới kiếm được miếng ăn từ đất mà ra. 18 Đất
đai sẽ trổ sinh gai góc cho ngươi, ngươi sẽ ăn cỏ ngoài đồng. 19
Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất,
vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất.”
Tình
trạng Adam đã khiến cho định mệnh thánh Thiên-Chúa ấn định nơi Ông và loài người
bị đảo lộn. Thiên-Chúa sáng tạo loài người từ không không. Ngài phán một lời mọi
loài liền được hiện hữu sống động (Kh 4:11). Tinh thần và thể chất được sáng tạo
hoàn toàn không có gì bất toàn; Thiên-Chúa, Ngài đã thiết kế cả con người toàn
diện với mọi tiêu chuẩn cần thiết để cho họ được sống đời đời. Tuy nhiên, trong
cõi đời đời lại thuộc về thời gian không gian tương lai, loài người muốn được sống
đời đời bắt buộc phải tuân thủ mọi điều truyền dạy có liên quan đến sự sống được
ấn định đó. Toàn thân con người được sáng tạo hoàn hảo để dành cho mục đích đó,
thế nhưng họ vẫn cần phải có cách sống sao cho phù hợp, để duy trì sự hoàn hảo
sẵn có; và cách sống để duy trì sự hoàn hảo nơi con người toàn diện như thế chỉ
có ở nơi Thiên-Chúa.
Adam
đã từ bỏ cách sống hoàn hảo duy nhất bởi Chúa dạy, và tự chọn cho mình con đường
riêng biệt. Hậu quả của con đường riêng đó đã gây ra một sự đảo lộn khủng khiếp
trong tâm hồn và tiếp đến là thể chất, khiến cho con người toàn diện qua thời
gian mỗi lúc một băng hoại.
Chọn
cho mình con đường riêng không cần đến Chúa khiến cho định mệnh tốt đẹp hoàn hảo
của Thiên Chúa ấn định cho mỗi người bị thay đổi và một định mệnh khác mặc
nhiên thay thế ngược lại với định mệnh của Thiên Chúa, và định mệnh đó hầu như
đeo đuổi nơi mỗi cá nhân và sự chết là hậu quả sau cùng của định mệnh ấy; một kết
quả của sự bất tuân khởi đầu là Adam và sau đó là con cháu ông trong đó có cả chúng
ta ở mọi thời đại.
Những
hoạn nạn hoặc may mắn đến với mỗi người chỉ là những “chuyển biến” phát xuất bởi
trật tự thánh đã bị đảo lộn mà trong trường hợp nào đó, người này phải gánh chịu
còn người khác thì không; nhưng không một ai lại có kết quả hoàn hảo trong đời
sống mà không có các bất hạnh xen vào, theo lẽ thường, người ta bảo đó là định
mệnh. Thực vậy, mỗi người đang chịu một hậu quả nghiêm trọng bởi sự liên đới với
Adam và Kinh thánh xác nhận như một hình thức định mệnh là hậu quả : “15 Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu :
vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm”(Rm
7:15).
Một
nhà hóa học là giáo sư danh dự của đại học Johns Hopkins nói rằng : cấu trúc nguyên
tử quá bén nhạy và chỉ cần một chuyển động của ngón tay thôi là đã ảnh hưởng tất
cả các nguyên tử trong vũ trụ này; cũng vậy một nhà khí quyển học nói rằng : một
con bướm đập cánh ở Malibu là sau đó sẽ có mưa ở Malaysia. Trong thế giới vật
chất là như vậy; còn chúng ta thấy gì, khi mà trật tự thánh bởi Chúa ấn định và
chỉ định để duy trì bảo tồn đã bị bỏ qua ?
Nếu
chỉ quan sát hiện tượng mà bỏ qua bản chất của sự việc, chúng ta sẽ thấy có rất
nhiều bí ẩn phát xuất bởi sự đảo lộn của trật tự thánh ban đầu đó; nhưng theo những
gì “hung-cát” đang diễn ra trong cuộc sống quanh ta, đồng thời căn cứ vào các
nguyên nhân đã được quan sát, đã cho chúng ta ba định nghĩa ở các nguồn khác
nhau như đã nêu ở mục một nhỏ (1) xin được viết lại : một là, theo quan niệm
bình thường, hai là, theo khoa tâm lý, tâm trí học phân tách, và ba là, theo
Tông đồ (Sứ đồ) Gia-cô-bê (Gia-cơ); ít hoặc nhiều ở cả ba định nghĩa này lại có
chung một nhận định : Cá tính của một người chắc chắn được hình thành một phần
do truyền sinh – môi trường sống gia-đình và xã hội và chúng ta dễ nhận ra một
quy luật là kết quả nơi đời sống mỗi người đều do nơi họ quyết định ! Nhưng
nguyên nhân tiềm ẩn lại đóng một vai trò hầu như toàn diện bắt nguồn từ sự truyền
sinh qua cách sống của tổ tiên, môi trường sống gia đình và xã hội; tất cả hình
thành và là một ảnh hưởng lớn lao đến những
gì hung cát đang đến với mỗi cá nhân (I Co 7:14. O-sê 2:1-5).
Chúng
ta thử phân tách theo sáu bước của khoa tâm lý tâm trí học : Cảm-xúc – ý-tưởng – Hành-động – Thói-quen – Tập-quán
– Định-mệnh
·
Cảm-xúc : Tiền bạc, danh tiếng, mỹ nhân v.v…. tất cả đều tạo
ra cảm xúc trong lòng người, nhưng không phải tất cả đều có cảm xúc như nhau !
Điều gì khiến cho họ có cảm xúc khác nhau có phải những yếu tố đã hình thành cá
tính nơi mỗi con người đó ?
·
Ý-tưởng : Cảm xúc sẽ dẫn đến ý-tưởng hay lập kế hoạch để thỏa
mãn cảm xúc, nhưng không phải ai cũng có kế hoạch giống nhau. Cùng một đối tượng
và cảm xúc nảy sinh trong cá nhân người liên hệ nhưng ý tưởng không hoàn toàn
như nhau có khi ngược lại hoàn toàn. Điều gì hình thành ý tưởng khác nhau như
thế ?
·
Hành động : Đã có kế hoạch ắt có hành động. Kế hoạch của cá
nhân này có thể chỉ đem lại phiền toái cho cộng đồng nhưng kế hoạch của người
kia đem lại lợi ích cho cộng đồng. Điều gì khiến trong họ có những kế hoạch đó
?
·
Thói-quen : Thói quen là kết quả của những hành động phát xuất
bởi ý tưởng và thói quen cũng nói lên cá tính của mỗi người trong môi trường sống.
Cảm xúc tốt, kế hoạch tốt, hành động tốt dẫn đến thói quen tốt.
·
Tập-quán : Một thói quen, đã là thói quen ít ai có ý thức
khi thói quen diễn ra và đó là tập quán; nếu thói quen tốt nó sẽ giúp giảm bớt
các phiền toái và ngược lại.
·
Định mệnh : Một tập quán, đã là tập quán ắt phải dẫn đến định
mệnh.
Ví dụ : Một người uống rượu và cuối cùng anh ta đã chết vì nó ! Phải chăng một cảm xúc nào đó đã khiến anh từ một người chưa biết uống một giọt rượu nào ! dẫn đến anh phải tìm cách nếm cho được các giọt nồng của rượu; thế rồi ngày tháng qua đi mỗi ngày hoặc mỗi dịp anh ta uống và uống để rồi thói quen đó thấm vào trong tiềm thức như những giọt rượu đang ngấm dần vào thịt máu của anh dẫn đến tập quán mà anh ta cứ phải thỏa mãn cuối cùng thì bệnh tật do hậu quả mà khởi đầu là một cảm xúc. Vậy điều gì trong anh dẫn đến cảm xúc ? Nếu chỉ nhìn hiện tượng thôi thì anh ta là người tạo ra định mệnh cho chính mình ! Nhưng sâu xa hơn phải xem xét những thông tin tận trong con người anh ta. Việc truyền sinh và môi trường sống là tác nhân chính hình thành cá tính trong mỗi con người. Ngày nay, khoa học nói chung đã giải mã (Jeremy Chefasr. Bộ gene con người. Năm 2000) thành công bộ Gene của con người và họ nhận thấy có sự liên hệ về di truyền. Thực ra yếu tố di truyền này đã được kinh thánh nói đến trong sách Roma chương số 5 câu 12. Tại sao có người uống rượu nhưng chỉ nhằm mục đích sức khỏe nhưng tại sao có người lại uống đến độ chết vì rượu.
Ví dụ : Một người uống rượu và cuối cùng anh ta đã chết vì nó ! Phải chăng một cảm xúc nào đó đã khiến anh từ một người chưa biết uống một giọt rượu nào ! dẫn đến anh phải tìm cách nếm cho được các giọt nồng của rượu; thế rồi ngày tháng qua đi mỗi ngày hoặc mỗi dịp anh ta uống và uống để rồi thói quen đó thấm vào trong tiềm thức như những giọt rượu đang ngấm dần vào thịt máu của anh dẫn đến tập quán mà anh ta cứ phải thỏa mãn cuối cùng thì bệnh tật do hậu quả mà khởi đầu là một cảm xúc. Vậy điều gì trong anh dẫn đến cảm xúc ? Nếu chỉ nhìn hiện tượng thôi thì anh ta là người tạo ra định mệnh cho chính mình ! Nhưng sâu xa hơn phải xem xét những thông tin tận trong con người anh ta. Việc truyền sinh và môi trường sống là tác nhân chính hình thành cá tính trong mỗi con người. Ngày nay, khoa học nói chung đã giải mã (Jeremy Chefasr. Bộ gene con người. Năm 2000) thành công bộ Gene của con người và họ nhận thấy có sự liên hệ về di truyền. Thực ra yếu tố di truyền này đã được kinh thánh nói đến trong sách Roma chương số 5 câu 12. Tại sao có người uống rượu nhưng chỉ nhằm mục đích sức khỏe nhưng tại sao có người lại uống đến độ chết vì rượu.
Những gì đã và đang diễn ra trong cõi nhân sinh dẫn đến kinh thánh luôn khẳng định Thiên-Chúa yêu thương con
người và một cách hết sức cụ thể đó là con độc sanh của Ngài đã phải từ bỏ vị
trí thánh khiết để nhập thể làm người hầu công bố cho loài người con đường giải
thoát khỏi các nghịch cảnh có nguyên nhân cốt yếu đang diễn ra trong cõi nhân
sinh.
Thiên
chúa chậm giận và đầy yêu thương bởi Ngài biết sự bất toàn nó đã in sâu vào trong từng tế bào của mỗi con
người mà khả năng riêng của cả loài người không thể nào sửa chữa để nó được
hoàn hảo như ban đầu Thiên-Chúa sáng tạo ! Một hậu quả vô cùng nghiêm trọng
liên quan đến sự sống đời đời của nhân loại và cả môi trường sống trên đất hôm
nay và tương lai !
4.
Thay
đổi định mệnh liên đới với Adam
Trong
lịch sử loài người đã có rất nhiều phương pháp tu tập, nhiều đường lối giáo dục
nhằm biến đổi con người; thay đổi một phần nào đó định mệnh hoặc tất cả ! Sanh
ra là hình hài con người; nhưng tất cả mọi người đều đã bị ảnh hưởng bởi sự bất
toàn ban đầu (Rm 5:12) khiến cho mỗi người cần phải được giáo dục để nên “người”;
điều ấy, không phải là đang giúp để thay đổi định mệnh hay sao ?
Nhưng
như những gì đã được phân tách nêu trên thì dẫu cho có một nền giáo dục hoàn hảo
hoặc ngay cả sự can thiệp của y học hiện đại vào cấu trúc bộ gene nơi có chứa (AND)
các thông tin di truyền đi nữa thì vẫn không thể nào thay đổi hoàn toàn bản chất
con người vì đã liên đới với bộ gene bất toàn bởi sự bất tuân Adam.
Con
người ở mọi thời đang cố gắng như vậy còn Thiên-Chúa thì sao ?
Thiên
Chúa thấu suốt mọi sự hơn thế Ngài còn là chủ của công trình ban sự sống đời đời
cho loài người; thế nên, vì những “định mệnh” đang diễn ra gắn liền nơi mỗi người
được sanh ra trên đất, do hậu quả của định mệnh ban đầu bị đảo lộn, nên một giải
pháp của Ngài dành cho nhân loại là tất cả cần phải được sanh lại, cần phải được thay đổi tận căn nguyên của con người toàn
diện. Căn nguyên ở đây chính là các thông tin từ trong bộ Gene của con người sẽ
được phục hồi lại như ban đầu sáng tạo; để thực hiện kế hoạch đó Chúa Giê-su sẽ
phải nhập thể để công bố sự cứu chuộc và thực hiện sự giải cứu cho loài người bằng
chính mạng sống của Ngài. Kế hoạch đó được chia ra làm hai thời kỳ chính sau
đây :
·
Thời
kỳ thứ nhất :
Phục
hồi về phần tinh thần cho người tin. Chúa Giê-su sẽ phục hồi về tinh thần bao gồm
: trí khôn – ý chí – và tình cảm (I
Gioan 5:20. Phi 2:13. Gioan 14:21). Thời kỳ phục hồi này kéo dài cho đến khi
nào tin mừng được loan báo khắp đất.
Trong
thời gian chờ đợi được phục hồi trọn vẹn cả về thể xác nữa, kinh thánh, trong mọi
hoàn cảnh thường xuyên nhắc bảo tín hữu về một
định mệnh duy nhất ban đầu đó, nhưng lại được ẩn chứa trong các trích đoạn
dường như nói về “định mệnh” giống như cách nói mà trong mục một nhỏ (01) đã
trình bày ở đầu bài :
Ro 8:29 29
Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con
của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc.
Cong 13:48 48 Nghe
thế, dân ngoại vui mừng tôn vinh lời Chúa, và tất cả những người đã được Thiên
Chúa định cho hưởng sự sống đời đời, đều tin theo.
ICo 7:17 17 Ngoài ra, như Chúa đã
định cho mỗi người làm sao, như Thiên Chúa đã kêu gọi mỗi người thế nào,
thì cứ sống như vậy : đó là điều tôi truyền dạy trong mỗi Hội Thánh.
Eph 1:5 5 Theo
ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử
nhờ Đức Giê-su Ki-tô,
Eph 1:11 11 Thiên Chúa là Đấng làm nên mọi sự theo
quyết định và ý muốn của Người,
đã tiền định cho chúng tôi đây làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Người,
đã tiền định cho chúng tôi đây làm cơ nghiệp riêng theo kế hoạch của Người,
I Te 5:9 9 Vì Thiên Chúa đã không định cho
chúng ta phải chịu cơn thịnh nộ, nhưng được hưởng ơn cứu độ, nhờ Đức Giê-su
Ki-tô, Chúa chúng ta,
Cong
22:14
14 Đoạn, người nói với tôi rằng: Đức Chúa
Trời của tổ phụ chúng ta đã định cho
anh được biết ý muốn Chúa, được thấy Đấng Công bình và nghe lời nói từ miệng
Ngài.
Cong
3:20
20 hầu cho kỳ thơ thái đến từ Chúa, và Chúa
sai Đấng Christ đã định cho các
ngươi, tức là Jêsus,
·
Thời
kỳ thứ hai :
Phục
hồi trọn vẹn về thể xác cho người tin. Khi tin mừng được loan báo khắp đất,
Chúa Giê-su sẽ một lần nữa để phục hồi cả thân xác tức là ban cho mỗi người một
thân thể mới như khi sáng tạo ban đầu Adam :
Rm 8:23-25 “23 Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng : chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa. 24 Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa : vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi ? 25 Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, thì đó là chúng ta bền chí đợi chờ”.
Rm 8:23-25 “23 Không phải muôn loài mà thôi, cả chúng ta cũng rên siết trong lòng : chúng ta đã lãnh nhận Thần Khí như ân huệ mở đầu, nhưng còn trông đợi Thiên Chúa ban cho trọn quyền làm con, nghĩa là cứu chuộc thân xác chúng ta nữa. 24 Quả thế, chúng ta đã được cứu độ, nhưng vẫn còn phải trông mong. Thấy được điều mình trông mong, thì không còn phải là trông mong nữa : vì ai lại trông mong điều mình đã thấy rồi ? 25 Nhưng nếu chúng ta trông mong điều mình chưa thấy, thì đó là chúng ta bền chí đợi chờ”.
Phi 3:21 21 Người có quyền năng khắc phục
muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta
nên giống thân xác vinh hiển của Người.
I Co 15:50-53 50 Thưa anh
em, điều tôi muốn nói là xác thịt và khí huyết không thể thừa hưởng Nước Thiên
Chúa được, cũng như cái hư nát không thể thừa hưởng sự bất diệt được. 51 Đây tôi nói cho anh em biết mầu nhiệm này :
không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta sẽ được biến đổi 52 trong một giây lát, trong một nháy mắt, khi
tiếng kèn cuối cùng vang lên. Vì tiếng kèn sẽ vang lên, và những kẻ chết sẽ trỗi
dậy mà không còn hư nát ; còn chúng ta, chúng ta sẽ được biến đổi. 53 Quả vậy, cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy
sự bất diệt ; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử.
5.
Kết
thúc
Thiên
Chúa đã không và không bao giờ định cho ai phải chịu bất cứ một bất hạnh nào cả
! Những bất hạnh hôm nay được xem như “định mệnh” nơi mỗi cá nhân là bởi loài
người đã tự ý thay đổi một định mệnh duy nhất ban đầu Thiên-Chúa ấn định cho họ.
Các “định mệnh” hôm nay đang đeo đuổi nơi mỗi người, được định nghĩa trong ba
nguồn sau : Thứ nhất, từ điển tiếng việt được số hóa trên mạng; thứ hai, theo
khoa tâm lý tâm trí học; và thứ ba, theo kinh thánh trích ngang (xem lại mục một
nhỏ) đều có cùng một quan điểm như nhau, xin trích vài đoạn kinh thánh làm tiêu
biểu :
He,
Dt 9:27 “27
Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét”
hoặc
(Cong 17:26)
Roma 8:18- 22 “18 Thật vậy, tôi nghĩ rằng : những đau khổ chúng
ta chịu bây giờ sánh sao được với vinh quang mà Thiên Chúa sẽ mặc khải nơi chúng
ta. 19 Muôn loài thọ tạo những ngong ngóng đợi
chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người. 20
Quả thế, muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn,
nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy ; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy 21 là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải
lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do
và vinh quang. 22 Thật vậy, chúng ta biết rằng
: cho đến bây giờ, muôn loài thọ tạo cùng rên siết và quằn quại như sắp sinh nở
Trong cả ba nhận định được tiêu biểu trong vài trích
đoạn kinh thánh nêu trên người đọc sẽ nhận thấy “định mệnh” bởi Chúa định !
Nhưng thực sự đó chỉ là những nhận định khi quan sát
hiện tượng mà không phải bởi căn nguyên. Chúng ta có lời Thiên-Chúa là đấng
sáng tạo và nhờ đó chúng ta biết được căn nguyên : Thiên-Chúa, Ngài có kế hoạch
và đang thực hiện kế hoạch đó cho nhân loại : kế hoạch ban cho loài người được
sống đời đời trên đất chính là định mệnh duy nhất dành cho mỗi con người. Bởi con
người đã làm đảo lộn kế hoạch đó và hậu quả là một thứ “định mệnh” khác trái
ngược với định mệnh bởi Thiên-Chúa thiết định ban đầu; tất nhiên nó không thể là
định mệnh bởi Thiên-Chúa được !
Trọng kính trong Chúa Giê-su con một Thiên-Chúa
Lê Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét