3 Người là phản
ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa. Người là Đấng
dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội lỗi,
Người lên ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời.
“3 Người
là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa” . Thật vậy, Chúa Giê-su đã phản ánh trung thực bản thể Đức
Chúa Trời nơi Ngài; ít là, khi Ngài nhập thể làm người (Mt 27:4. He 7:26.
Gioan, Giang 12:45) siêu việt hơn, bởi Chúa Gie-su phát xuất từ chính bản thể
Thiên-Chúa Cha - phát xuất bởi Đấng luôn hiện hữu (Gioan, Giang 1:18. 16:28) -
và khác biệt với các tạo vật khác từ không mà có bởi lời phán Thiên Chúa
(Colose 1:15-16. Kh 4:11. He,Do thái 11:3).
Chúa Giê-su phát xuất bởi bản thể
Thiên-Chúa Cha là đấng luôn hiện hữu, kinh thánh công bố sự hiện hữu của Ngài
là được sanh ra từ cung lòng (Gioan, Giang 1:18) và là Con độc sanh của Thiên
Chúa. Đối chiếu với loài người cũng bởi bản thể Thiên Chúa mà ra nhưng là từ
không hiện hữu mà có (St 2:7) bởi lời phán của Ngài và do đó một danh xưng khác
nhưng không kém phần ý nghĩa mà thiên Chúa dành cho loài người đó là con, nhưng
là con “nuôi” (Rm 8:23. Eph 1:5).
Vấn đề khác nữa cũng trong câu số ba này : ““3 Người là phản ánh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của
bản thể Thiên Chúa” . Ở câu này, khiến nhiều người dễ liên tưởng đến giáo lý ba
ngôi ! Thật vậy, nếu chỉ xét theo nghĩa
đen của mặt chữ thôi và căn cứ trên quy ước chung của ý nghĩa về ngôi vị; thì đúng là chỉ một Thiên Chúa thôi nhưng lại
là ba ngôi.
Giáo lý ba ngôi dựa trên quy ước
bởi các phẩm chất nơi mỗi ngôi vị mà không phải là ngôi vị theo quy ước trong
ngữ học. Một vài người đã nhầm lẫn giữa quy ước về ngôi vị là mỗi con người
phát xuất bởi các phẩm chất và ngôi vị trong ngữ học; nên đã phát biểu hết sức
phạm thượng về giáo lý ba ngôi.
Đồng thời có một ngộ nhận khác nữa,
cho rằng danh xưng Giê-hô-va (Gia-ve, YHWH) được kinh thánh dùng trong các sách
cựu ước chính là nói về Chúa Giê-su. Theo sự học tập của chúng tôi thì nhận định
nêu trên không đúng vì các lý do và lý do quan trọng nhất sau đây :
Rm 16:25-26 “25 Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giê-su Ki-tô. Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa 26 nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa.
Co 2:2 2 hầu cho lòng những kẻ ấy được yên ủi, và lấy sự yêu thương mà liên hiệp, đặng có nhiều sự thông biết đầy dẫy chắc chắn, đến nỗi có thể hiểu sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ”
Rm 16:25-26 “25 Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giê-su Ki-tô. Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín tự ngàn xưa 26 nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết, để họ tin mà vâng phục Thiên Chúa.
Co 2:2 2 hầu cho lòng những kẻ ấy được yên ủi, và lấy sự yêu thương mà liên hiệp, đặng có nhiều sự thông biết đầy dẫy chắc chắn, đến nỗi có thể hiểu sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ”
Qua hai trích đoạn trên một trong các “sự mầu nhiệm
của Đức Chúa Trời, tức là Đấng Christ”. Thật vậy, trong thời cựu ước
chính Chúa Giê-su đã điều hành công trình của Thiên-Chúa Cha qua các ngôn sứ; một
trong các sự kiện quan trọng nhất đồng hành cùng theo dân Israel ra khỏi Ai-cập
chính là Chúa Giê-su nhưng vì Ngài là mầu nhiệm của Thiên-Chúa Cha nên danh
Ngài chưa được công bố. Xin đọc sự khải thị về Chúa Giê-su qua công việc của
Ngài trong thời cựu ước sau đây : “1 Thưa anh em,
tôi không muốn để anh em chẳng hay biết gì về việc này : là tất cả cha ông
chúng ta đều được ở dưới cột mây, tất cả đều vượt qua Biển Đỏ. 2 Tất cả cùng được chịu phép rửa dưới đám mây và
trong lòng biển, để theo ông Mô-sê. 3 Tất cả
cùng ăn một thức ăn linh thiêng, 4 tất cả
cùng uống một thức uống linh thiêng, vì họ cùng uống nước chảy ra từ tảng đá
linh thiêng vẫn đi theo họ. Tảng đá ấy
chính là Đức Ki-tô.” (I Co 10:1-4).
Cũng xin đọc thêm
trích đoạn Xuất hành sau đây để biết thêm về ý nghĩa “tảng đá” mà trong trích
đoạn Corinto trên đã trình bày :
“Dân
Y-sơ-ra-ên oán trách tại Rê-phi-đim
1 Cả hội chúng Y-sơ-ra-ên đi từ đồng vắng Sin, đi từng trạm, tùy theo lịnh Đức Giê-hô-va, đóng trại tại Rê-phi-đim; ở đó chẳng có nước cho dân sự uống. 2 Dân sự bèn kiếm cớ cãi lộn cùng Môi-se mà rằng: Hãy cho chúng tôi nước uống. Môi-se đáp rằng: Sao các ngươi kiếm cớ cãi lộn cùng ta? Sao ướm thử Đức Giê-hô-va vậy ? 3 Dân sự ở đó không có nước, bị khát, nên oán trách Môi-se mà rằng: Sao người khiến chúng tôi ra xứ Ê-díp-tô, hầu cho chúng tôi, con và các bầy súc vật phải chịu chết khát thế nầy ? 4 Môi-se bèn kêu cầu Đức Giê-hô-va mà rằng: Tôi phải xử thế nào cùng dân nầy ? Thiếu điều họ ném đá tôi !
Nước của hòn đá Hô-rếp
5 Đức Giê-hô-va đáp cùng Môi-se rằng: Hãy cầm gậy của ngươi đã đập dưới sông, dẫn theo những trưởng lão Y-sơ-ra-ên, rồi đi trước mặt dân sự. 6 Nầy ta sẽ đứng đằng trước ngươi, ở trên hòn đá tại Hô-rếp kia, ngươi hãy đập hòn đá, thì nước từ đó chảy ra, dân sự sẽ uống lấy. Môi-se bèn làm như vậy trước mặt các trưởng lão Y-sơ-ra-ên.
1 Cả hội chúng Y-sơ-ra-ên đi từ đồng vắng Sin, đi từng trạm, tùy theo lịnh Đức Giê-hô-va, đóng trại tại Rê-phi-đim; ở đó chẳng có nước cho dân sự uống. 2 Dân sự bèn kiếm cớ cãi lộn cùng Môi-se mà rằng: Hãy cho chúng tôi nước uống. Môi-se đáp rằng: Sao các ngươi kiếm cớ cãi lộn cùng ta? Sao ướm thử Đức Giê-hô-va vậy ? 3 Dân sự ở đó không có nước, bị khát, nên oán trách Môi-se mà rằng: Sao người khiến chúng tôi ra xứ Ê-díp-tô, hầu cho chúng tôi, con và các bầy súc vật phải chịu chết khát thế nầy ? 4 Môi-se bèn kêu cầu Đức Giê-hô-va mà rằng: Tôi phải xử thế nào cùng dân nầy ? Thiếu điều họ ném đá tôi !
Nước của hòn đá Hô-rếp
5 Đức Giê-hô-va đáp cùng Môi-se rằng: Hãy cầm gậy của ngươi đã đập dưới sông, dẫn theo những trưởng lão Y-sơ-ra-ên, rồi đi trước mặt dân sự. 6 Nầy ta sẽ đứng đằng trước ngươi, ở trên hòn đá tại Hô-rếp kia, ngươi hãy đập hòn đá, thì nước từ đó chảy ra, dân sự sẽ uống lấy. Môi-se bèn làm như vậy trước mặt các trưởng lão Y-sơ-ra-ên.
Thời cựu ước Chúa Giê-su đã trực tiếp điều hành dân Israel qua các
ngôn sứ, nhưng Ngài là một trong các mầu nhiệm chưa được công bố nên kinh thánh
vẫn dùng danh của Thiên-Chúa-Cha là Giê-hô-va (Xh 17:1-7) trong các lệnh truyền,
và mãi cho đến thời tân ước sự mầu nhiệm ấy mới được công bố (I Co 10:1-4). Ở
điểm này, với sự hiểu không đúng về ý nghĩa của giáo lý ba ngôi nhiều người vẫn
lầm tưởng danh xưng Gie-ho-va là danh của Chúa Giê-su.
Vấn đề sau
cùng còn lại trong câu ba He 1:3 đó là : “Người
là Đấng dùng lời quyền năng của mình mà duy trì vạn vật. Sau khi đã tẩy trừ tội
lỗi, Người lên ngự bên hữu Đấng Cao Cả trên trời”. Như chúng ta biết về
nguyên tác lãnh đạo trong kinh thánh (xin đọc thêm trong : thankhi.blogspot.com
về chi tiết nguyên tắc này) Chúa Giê-su sau khi được Thiên-Chúa Cha làm cho sống
lại từ trong cõi chết, ngay khi đó, Ngài được phục hồi mọi quyền bính trên trời
dưới đất vì Ngài là thợ cả của Đức Chúa Trời và ngài phải hoàn thành công trình
của Thiên Chúa; tức là làm cho mọi loài nhận biết Thiên Chúa loại trừ sự bất
toàn ra khỏi vũ trụ và nơi mỗi con người (I Co 15:20-28). Chính vì công trình
như vậy, cho nên Ngài đã phải duy trì sự hiện hữu của vạn vật (II Phi-e-rơ,
Phê-rô 3:7. Co 1:17. 2:9) để chờ cho đến khi tin mừng được loan báo khắp đất
(Mt 24:14).
II Phi 3:7 7 Nhưng trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa; lửa
sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét và hủy phá kẻ ác.
Colose 1:17 17 Ngài có
trước muôn vật, và muôn vật đứng vững
trong Ngài.
Kính
Lê văn Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét