Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

SÁNG THẾ CHƯƠNG HAI - TRẦN TRUỒNG

Sáng thế 2:25  25 Vả, A-đam và vợ, cả hai đều trần truồng, mà chẳng hổ thẹn.

Để diễn tả tình trạng vô tội nơi Adam và Eva, kinh thánh dùng những hình ảnh đời thường để diễn tả giáo huấn thuộc linh đó : St 2:25  25 Vả, A-đam và vợ, cả hai đều trần truồng, mà chẳng hổ thẹn. Tình trạng vô tội khi mà Adam, - Ông bà chưa từ bỏ đường lối Chúa.
Đồng thời, với hình ảnh “trần truồng” của Adam và Eva được mô tả trong chương hai sách Sáng thế cũng cho chúng ta một tiêu đề mới, qua tiêu đề này người đọc nhận biết được ý nghĩa thật sự về “trần truồng” trong chương ba và các sách khác trong kinh thánh đặc biệt như sách Khải huyền. Chẳng hạn khi đọc đến chương ba sách Sáng thế, đây là trình thuật mô tả một cuộc chọn lựa giữa hai con đường trong lòng Adam : một là, chọn theo đường lối Chúa; hai là, chọn đi theo ý riêng không cần đến Chúa. Có người cho rằng sự kiện đó là do Chúa tạo dựng. Nhưng xin thưa : hoàn toàn không phải như vậy, vì vieejv Ngài dựng nên con người giống như hình ảnh Ngài nghĩa là con người đó là một ngôi vị. Đã là một ngôi vị thì cơ bản của ngôi vị là có sự tự do trong mọi quyết định, hoặc chọn đi theo Cách Chúa Dạy hoặc theo ý riêng mình; và ở mức cao nhất của một ngôi vị là sự thánh khiết. Thực vậy trong chương ba St đã cho chúng ta những chi tiết thú vị về sự tự do này : “ Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân” (St 3:6-7).
Câu 6 trên gợi nhớ cho chúng ta nội dung lời Chúa mà sứ đồ Gia-cô-bê (Gia-cơ) viết trong thư Gia-cô-bê 1:12-15 như sau :” 12 Phước cho người bị cám dỗ;
vì lúc đã chịu nổi sự thử thách rồi, thì sẽ lãnh mão triều thiên của sự sống mà Đức Chúa Trời đã hứa cho kẻ kính mến Ngài. 13 Chớ có ai đương bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai. 14 Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình. 15 Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác; tội ác đã trọn, sanh ra sự chết”. Ngoại cảnh tác động vào tâm trí con người sinh ra cảm xúc, nếu cảm xúc đi ngược lại lời Chúa dạy và cá nhân đó không muốn xa cách Chúa, lập tức phải cần đến quyền năng Chúa để chiến thắng (Eph 4:30. Mt 26: 41). Ngược lại, nếu để cảm xúc bất chánh đó tiến đến hành động ắt sẽ xa Chúa là nguồn sống thật. Adam xưa cũng đã như thế.
So sánh với các trích đoạn khác :
Khải huyền 3:18  18 Ta khuyên ngươi hãy mua vàng thử lửa của ta, hầu cho ngươi trở nên giàu có; mua những áo trắng, hầu cho ngươi được mặc vào và điều xấu hổ về sự trần truồng ngươi khỏi lộ ra; lại mua thuốc xức mắt đặng thoa mắt ngươi, hầu cho ngươi thấy được.
Kh 16:15   15 “Đây, Ta đến như kẻ trộm. Phúc thay kẻ canh thức và giữ áo mình, kẻo phải đi đứng trần truồng và bị người ta nhìn thấy sự loã lồ của mình !” -
Kh 3:17   17 Ngươi nói : “Tôi giàu có, tôi đã làm giàu, tôi chẳng thiếu thốn chi” ; nhưng ngươi không biết rằng ngươi là kẻ khốn nạn, đáng thương, nghèo khổ, đui mù và trần truồng.  18 Vì thế, Ta khuyên ngươi đến với Ta mà mua vàng đã thử lửa để làm giàu, mua áo trắng để mặc khiến ngươi khỏi xấu hổ vì để lộ thân thể trần truồng, mua thuốc để xức mắt cho ngươi nhìn thấy được.
II Corinto 5:3  1 Quả thật, chúng ta biết rằng : nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá huỷ đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra. Do đó, chúng ta rên siết là vì những ước mong được thấy ngôi nhà thiên quốc của chúng ta phủ lên chiếc lều kia, miễn là chúng ta có mặc áo, chứ không phải trần trụi. Thật thế, bao lâu còn ở trong chiếc lều này, chúng ta rên siết, khổ tâm vì không muốn cởi bỏ cái này, nhưng lại muốn trùm thêm lên mình cái kia, để cho cái phải chết tiêu tan trong sự sống. Đấng đã tạo thành chúng ta vì mục đích ấy chính là Thiên Chúa, Người đã ban Thần Khí cho chúng ta làm bảo chứng.
Trở lại đề tài : “A-đam và vợ, cả hai đều trần truồng, mà chẳng hổ thẹn”. Kinh thánh cho chúng ta biết về tình trạng khi chưa phạm tội bỏ Chúa của Adam. Sự hổ thẹn không phải vì ông bà trần truồng hiểu theo lẽ thông thường (lẽ thường đã là vợ chồng thật, nào ai lại hổ thẹn bao giờ !!!). Chỉ khi Adam phạm tội bất tuân, kinh thánh dùng biểu tượng : ông nhận ra mình “lõa lồ”. Nói cách khác ông nhận ra mình phạm tội và ông đã lấy “lá vả làm khố che thân”. Đây là giải pháp của loài người trước tình trạng tội lỗi của họ. Sự vô tội theo đường lối Chúa thì thân thể người đó dẫu không có mảnh vải che thân; Ngài cũng xem như có áo mặc, và chiếc áo đó chính là chiếc áo công bình bởi Ngài ban cho vì người đó đi theo đường lối Chúa. Ngược lại, đối với Thiên-Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự; nếu kẻ phạm tội không ăn năn, thì, dẫu cho thân-thể có mặc ngàn vạn áo quần, Ngài cũng xem như “trần truồng” chỉ vì không có chiếc áo công chính của Ngài banSứ đồ Phao-lô viết như sau : Do đó, chúng ta rên siết là vì những ước mong được thấy ngôi nhà thiên quốc của chúng ta phủ lên chiếc lều kia, miễn là chúng ta có mặc áo, chứ không phải trần trụi.

 (Phần thuộc linh và ý nghĩa cũng như các bài học từ trình thuật trên sẽ được trình bày trong các bài khác)

Kết thúc phần một chương(đoạn) hai sách Sáng thế ký (St 2:1-25)

Lê văn Bình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét