Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO - CHÚA GIÊ-SU LÃNH ĐẠO HỘI THÁNH

Chúa Giê-su lãnh đạo hội thánh

“18 Người cũng là đầu của thân thể, nghĩa là đầu của Hội Thánh; Người là khởi nguyên, là trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại, để trong mọi sự Người đứng hàng đầu” (Colose 1:18).

Theo nguyên tắc lãnh đạo phần tổng quát mà chúng ta đã trình bày trong bài đăng trước đây; nay cũng bởi nguyên tắc ấy chúng ta sẽ tìm hiểu về phương diện lãnh đạo trong hội thánh. Chúa Giê-su lãnh đạo hội thánh : Thật vậy, Ngài đã đổ máu để chuộc tội, qua đó Ngài thiết lập hội thánh hữu hình trên trần gian, và chínhNgài là thủ lãnh của hội thánh đó. Với quyền thủ lãnh Ngài đã điều khiển hội thánh hữu hình bởi thần của Ngài qua các “phẩm trật”  được thiết lập. Xin đọc trích đoạn lời Chúa khải thị sau, về các vấn đề vừa nêu trên đây :
Cong 20:28 28 “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiênThánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã mua bằng máu của chính mình.
Trích đoạn nêu trên Chúa Giê-su đã truyền lệnh cho các tông đồ (sứ đồ) không những phải ân cần lo cho chính họ mà còn cho cả các tín hữu nữa. Ngài khẳng định về thẩn quyền của các tông đồ là bởi Thánh Thần đặt để nhằm điều hành hội thánh.  
Lời Chúa khải thị cho chúng ta biết về Chúa Giê-su : Ngài đã được Thiên Chúa làm cho sống lại từ cõi chết sau khi hoàn tất nhiệm vụ thánh cứu chuộc thì không hề chết nữa. Chúa Giê-su luôn sống và như vậy hội thánh tông truyền phải là một hội thánh bởi Chúa Giê-su thiết lập và hội đó phải  luôn trung tín trong đường lối của Ngài đã thiết định. Kế đến Chúa Giê-su đã khẳng định sự hiện diện thường xuyên của Ngài trong hội thánh không những hiện tại mà còn cho đến ngày sau cùng những gì liên đới với Adam trong trời đất này (Mt 28:20). Và chúng ta nhận thấy hội thánh ban đầu các tông đồ Gia-cô-bê, Phê-rô, và Gioan là ba cột trụ điều hành của hội thánh (Galati 2:9).

Vậy sau khi các tông đồ đã an nghỉ trong Chúa thì thẩm quyền coi sóc hay điều hành hội thánh thế nào và bởi ai ?

Ngày nay, có giáo-lý cho rằng “Đức Giáo-hoàng” là “Đấng” thay mặt Cho Chúa Giê-su vì Chúa Giê-su đã trao quyền cho “Đức Giáo-hoàng”.  Và giáo quyền, họ chỉ căn cứ các đoạn kinh thánh trích ngang sau đây :
Mat 16:18   18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
Có thực Chúa Giê-su sẽ xây Hội thánh của Ngài trên Phê-rô (Phi-e-rơ) mà biểu tượng chỉ về Ông là “Tảng Đá” không ?
Trước hết, chúng phải chân thành trong tinh thần tìm hiểu chân lý là những gì Chúa dạy có liên quan. Với tinh thần như vậy : Chân lý mới sáng tỏ trong tâm hồn những ai có lòng ngay và khao khát tìm kiếm nó. Vì một lẽ duy nhất, chân lý không thuộc sở hữu của loài người. Chân lý thuộc về Thiên-Chúa và chỉ được mạc khải bởi Thiên-Chúa. Chân lý về hội thánh và nhiều khác; tất cả đã được mạc khải đầy đủ và ghi chép trong sách kinh thánh; ngoài ra không còn một mạc khải nào khác ngoài kinh thánh[1].
Trước khi tìm hiểu chân lý về hội thánh chúng ta tạm thời chuyển sang một khía cạnh khác của việc giải nghĩa kinh thánh để hiểu về cách trình bày của kinh thánh.
Kinh thánh là một bản văn thống nhất không có sự mâu thuẫn; thế nhưng, chân lý không nằm ngay trong một câu một đoạn mà nó nằm rải rắc trong toàn bộ kinh thánh. Lời Chúa cho biết về cách trình bày đó như sau :
Tv, Thi 19:8   8 Giềng mối (“Giềng mối” bản dịch Công giáo : căn nguyên) của Đức Giê-hô-va là ngay thẳng, làm cho lòng vui mừng; Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa.
Tv, Thi 103:18   18 Tức là cho người nào giữ giao ước Ngài, Và nhớ lại các giềng mối Ngài đặng làm theo.
Tv, Thi 111:7   7 Công việc tay Ngài là chân thật và công bình; Các giềng mối Ngài đều là chắc chắn,
Tv, Thi 119:4   4 Chúa đã truyền cho chúng tôi các giềng mối Chúa, Hầu cho chúng tôi cẩn thận giữ lấy.
Esai 28:10   10 Vì, với họ phải giềng mối thêm giềng mối, giềng mối thêm giềng mối; hàng thêm hàng, hàng thêm hàng; một chút chỗ này, một chút chỗ kia!
Esai 28:13   13 Lời Đức Giê-hô-va đối với họ sẽ là giềng mối thêm giềng mối, giềng mối thêm giềng mối; hàng thêm hàng, hàng thêm hàng; một chút chỗ nầy, một chút chỗ kia; hầu cho họ bước tới, thì ngã nhào và giập nát, sập bẫy, và bị bắt!
Theo như các trích đoạn nêu trên thì lời chân lý được công bố và được giải nghĩa vị trí nằm rải rắc trong toàn bộ kinh thánh. Thêm nữa, Lời Chúa xác định về cách thức ấy trong trích đoạn sau : “160 Sự tổng cộng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời.(B/d tin lành truyền thống : Sự tổng cộng lời của Chúa là chân thật. B/d của g/h Công giáo : Căn nguyên lời Ngài là chân lý. Tất cả không khác nhau, nhưng chắc sẽ khó hiểu đối với người mới học ! ) (Tv, Thi 119:160 ).  
Như vậy, một lẽ thật, một chân lý được khám phá phải hội đủ các tiêu chuẩn mà kinh thánh nêu trên, đó là : “160 Sự tổng cộng lời của Chúa là chân thật”.  Nói cách khác, lời Chúa dạy cho chúng ta được trình bày theo cách của Chúa, và cũng chính Ngài đã giải nghĩa về lời dạy của Ngài. Tất cả, lời dạy và lời giải nghĩa của Ngài, nội dung nằm chỗ này một ít chỗ kia một ít rải rắc trong toàn bộ kinh thánh; do đó, người đọc-học-giải-nghĩa phải đặt mình dưới sự hướng dẫn của Thần-Thiên-Chúa là Đấng mà Chúa Giê-su đã hứa. Thần Chúa Giê-su sẽ dẫn người đọc học vào mọi lẽ thật được trình bày rải rắc khắp nơi trong kinh thánh. Có như vậy việc giải thích kinh thánh mới hoà hợp trong toàn bộ bản văn; nói cách khác là tôn trọng lời Chúa dạy và tôn trọng lời Chúa giải nghĩa.
Vậy việc một câu kinh thánh khi trích ngang và rồi được giải nghĩa trong phạm vi nội dung của câu ấy, thì thường khi người giải nghĩa phải theo quan điểm giáo-lý của riêng mình hay của giáo phái mình mà bất chấp sự giải nghĩa của Chúa; việc ấy, không còn tôn trọng sự thông nhất của bản văn. Cách giải nghĩa này giáo-quyền Giáo-hội Công-giáo đã từng áp dụng và đây cũng là một trong  nhiều lý do khiến họ chủ trương không dạy kinh thánh cho giáo dân một cách chu đáo. Ngày nay, nhu cầu học hỏi về lời Chúa gia tăng do sự đói khát về tâm linh, và đã có nhiều nơi trong giáo hội Công giáo đã cho dạy kinh thánh; nhưng thực sự không dạy hết mọi lẽ thật trong kinh thánh, mà lại là một hình thức được gọi là “thánh kinh cầu nguyện” rồi xem lẫn vào đó các dấu lạ bên ngoài như “ nói tiếng lạ[2]” v.v… mà quên đi phải học để am tường chân lý hầu biện bác trong mọi tình huống, mọi hoàn cảnh, phân biệt điều gì thuộc về việc Chúa làm điều gì thuộc về ma quỷ.
(Thực tế cho thấy, mặc dầu giáo dân Công giáo rất yêu mến Chúa nhưng họ vẫn không có lời Chúa làm ánh sáng cho mọi vấn đề tâm linh cũng như đời thường. Đặc biệt các hiện tượng hiển linh của nhiều “hình tượng” hôm nay, ở khắp nơi trên thế giới : Eph 6:14  14 Vậy, hãy đứng vững, lấy lẽ thật làm dây nịt lưng, mặc lấy giáp bằng sự công bình (Tv 119:105). Đây là mục đích của giáo quyền, và họ thần thánh hoá lãnh tụ; việc này họ đã không tôn trọng thẩm quyền của Thần-thiên-Chúa, và suy cho cùng lẽ thật về nhiều vấn đề nổi cộm hôm nay không thể đến cùng giáo dân Công giáo dẫu cho họ có “yêu mến Chúa”nhiều rất nhiều là khác. Tôi là giáo dân công giáo đã từng như thế )

Trở lại vấn đề quyền bính trong hội thánh Chúa hôm nay :
Xin đọc lời Chúa Giê-su sau : “ 18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16:18). Có thực Chúa Giê-su sẽ xây Hội thánh của Ngài trên Phê-rô (Phi-e-rơ) mà biểu tượng chỉ về Ông là “Tảng Đá” không ?
Như vừa trình bày về cách giải thích kinh thánh nêu trên; tức là phương pháp tìm kiếm các “giềng mối” trong toàn bộ kinh thánh có liên quan đến nội dung một trích đoạn nào đó. Cụ thể trích đoạn nói về “Tảng Đá” – chúng ta sẽ tìm kiến các trích đoạn khác nằm rải rắc trong kinh thánh để tìm kiếm các liên hệ, căn nguyên hay gọi là “giểng mối”; nhờ có các “giềng mối”, các liên hệ, các căn nguyên như vậy; chúng ta tổng cộng được các lời dạy cũng như sự giải nghĩa về “Tảng Đá” mà  không tự giải nghĩa theo ý riêng cá nhân hoặc tổ chức giáo quyền làm sai trật lời Chúa dạy.
Vậy kinh thánh nói về “Đá tảng” theo nghĩa đen chỉ về Thánh Phê-rô (Phi-e-rơ) hay chỉ là biểu tượng ??? Nếu “Đá tảng” là biểu tượng thì biểu tượng đó chỉ về ai ?
Kinh thánh lần lượt liệt kê các liên hệ, các căn nguyên, các giềng mối để trả lời về ý nghĩa “đá tảng” như sau :

  •               Kinh thánh dùng biểu tượng “núi đá” để chỉ về Thiên-Chúa Cha :
II Sa 22:2   2 Vua nói : “Lạy YAVÊ là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con ;
Tv 18:3   3 lạy CHÚA là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con ;lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn,là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ.
Esai 26:4   4 Đến muôn đời, hãy tin vào YAVÊ : chính YAVÊ là Núi Đá bền vững ngàn năm,
Như vậy, “núi đá” là biểu tượng chỉ về Thiên-Chúa-Cha.

·         Kinh thánh dùng biểu tượng tảng đá, đá tảng góc tường chỉ về Chúa Giê-su :
I Co 10:4   4 tất cả cùng uống một thức uống linh thiêng, vì họ cùng uống nước chảy ra từ tảng đá linh thiêng vẫn đi theo họ. Tảng đá ấy chính là Đức Ki-tô.
Eph 2:20   20 bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su.
I Phi 2:4   4 Anh em hãy tiến lại gần Đức Ki-tô, viên đá sống động bị người ta loại bỏ, nhưng đã được Thiên Chúa chọn lựa và coi là quý giá.
Cong 4:11   11 Đấng ấy là tảng đá mà quý vị là thợ xây loại bỏ, chính tảng đá ấy lại trở nên đá tảng góc tường
Như vậy, đá tảng là biểu tượng chỉ về Chúa Giê-su.

·         Kinh thánh dùng biểu tượng viên đá sống động để chỉ về các tín hữu:
Các tín hữu là những viên đá sống động, Thiên Chúa dùng để xây nhà Chúa là hội thánh Ngài : “5 Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giê-su Ki-tô” (I Phê-rô, Phi-e-rơ 2:5).

·         Kinh thánh dùng biểu tượng đá nền móng để chỉ về các tông đồ (sứ-đồ) của Chúa Giê-su :
Các tông đồ cũng là các tín hữu và là những viên đá sống động nhưng lại được trao cho trọng trách làm đá nền móng trong nhà Chúa : “20 bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su” (Eph 2:20)

Tóm tắt về “Núi đá” -  “Đá tảng” - và “viên đá” như sau :
ü  Thiên-Chúa-Cha : Biểu tượng chỉ về Ngài là núi đá (Tv 18:3).
ü  Thiên-Chúa-Con : Biểu tượng chỉ về Ngài là đá tảng, phiến đá, đá, đá nền móng, đá hoa cương (I Co 3:11).
ü  Các tông đồ và ngôn sứ : Biểu tượng chỉ về các Ngài là đá nền móng (Eph 2:20).
ü  Các tín hữu : Biểu tượng chỉ về Họ là những viên đá sống động (I Phe 2:5).

Với tóm tắt nêu trên, trích đoạn sau trình bày cho chúng ta về thứ tự ngôi nhà, đây chính là nguyên tắc lãnh đạo, là hội thánh mà Thiên-Chúa xây dựng : “19 Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, 20 bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su. 21 Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. 22 Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí. 19 Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, 20 bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su. 21 Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. 22 Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí” (Eph 2:19-22).
Tóm tắt về trích đoạn trên :
ü  Trước hết “đá tảng góc tường” là Chúa Giê-su. Đá tảng góc tường là đá quan trọng bậc nhất trong ngôi nhà. Một ngôi nhà không có đá tảng đặt để liên kết ở bốn góc tường, hoạc đặt ở các vị trí liên kết khác trong ngôi nhà thì ngôi nhà đó không thể có kết cấu vững chắc được.
ü  Thứ hai “đá nền móng” là các tông đồ và ngôn sứ. Đá nền móng quan trọng thứ hai. Nếu không có đá làm móng thì tường nhà không đúng vững được.
ü  Kế đến “ viên đá” tức là các tín hữu. Các tín hữu ví như những viên đá để xây tường nhà.
(Lưu ý : “nhà” tức là hội thánh Chúa . Do thái (He) 3:1-6).
Như vậy, chúng ta đã có đủ “giềng mối bởi lời Chúa, hoặc các căn nguyên bởi lời Chúa” để hiểu được trích đoạn Mt 16:18 đã nêu : “18 Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá  này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi”.

Thêm nữa “nguyên tắc lãnh đạo” bởi Chúa đã cung cấp cho chúng ta một cách giải nghĩa chính xác về trích đoạn nêu trên (Mt 16:18). Chúng ta áp dụng nguyên tắc đó ngay sau đây : Ngôi nhà Thiên Chúa Ngự được xây dựng thứ tự bao gồm : Chúa Giê-su - Các tông-đồ và ngôn-sứ - Các tín-hữu. Nói cách khác theo “đá” làm biểu tượng : Đá tảng - Đá nền móng - Đá sống động. Tất cả, đều phải được xây dụng trên núi đá là Thiên-Chúa-Cha toàn năng.
Như vậy, cá nhân tông đồ Phê-rô (Phi-e-rơ) cũng chính là đá và là “đá nền móng”; vị trí nhất định của ông trong hội thánh đã được Chúa Giê-su ấn định; và Ông cũng phải tuân phục Thần-Thiên-Chúa tuân phục mọi mệnh lệnh Chúa Giê-su đã truyền cho ông cũng như các tông đồ và ngôn sứ, cũng như bao người khác phải tuân phục Thiên-Chúa theo nguyên tắc lãnh đạo !
Chúng ta nhớ, trước khi Chúa Giê-su về với ngự bên hữu Thiên Chúa Cha; Ngài đã truyền lệnh cho các tông đồ trong đó có Phê-ro đại mệnh lệnh gì ? Xin đọc trích kỹ đoạn : “16 Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. 17 Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. 18 Đức Giê-su đến gần, nói với các ông : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. 19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, 20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
Nếu như, hội thánh hữu hình cần phải có người điều hành các hoạt động; mà thật phải có như vậy. Và giả như Tông đồ Phê-rô được trao cho nhiệm vụ đó thì ông không thể đi ra ngoài những gì đã được công bố bởi chính sự dạy dỗ của Chúa Giê-su trong kinh thánh. Các trích đoạn sau nói lên trật tự phải có trong hội thánh, ngôi nhà có Thần-Thiên-Chúa ngự :
Eph 2:20   20 Anh em đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà
I Co 12:28   28 Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ.

Để kết luận về quyền bính trong giáo hội theo nguyên tắc Lãnh đạo:
Chúng ta sẽ liệt kê từ mức thấp nhất đến cao nhất theo phẩm trật trong giáo hội theo nguyên tắc lãnh đạo như sau : Thứ nhất là Giáo dân ­ – Thứ hai là Giáo sĩ (có thể các danh xưng tu sĩ linh mục giám mục, “giáo hoàng”)  – Thứ ba là Chúa Giê-su –  và sau cùng là Thiên-Chúa Cha. Đây là một trật tự thánh không thể đảo lộn.
Tất cả các thành phần trong hội thánh hữu hình từ cấp cao nhất trờ xuống cấp thấp nhất không ai có thể thay thế cho Chúa và Thiên Chúa cũng không  cho phép ai thay mặt Ngài vì Ngài hằng sống, hằng hữu, toàn năng; ngoại trừ những giáo lý bất cần đến Thiên Chúa.

Kính trong Chúa Giê-su – Đấng được xức dầu cứu độ

Lê văn Bình

Tái bút :
      Với Nguyên tắc lãnh đạo nêu trong bài và về khía cạnh trật tự trong hội thánh. Chúng tôi có vài dòng sau để nói lên tình trạng không nhiều nhưng thực sự không kém quan trọng, đó là sự tự do quá trớn trong một vài tổ chức mang danh Chúa Giê-su.
Trong thực tế của Thiên Chúa giáo, hôm qua, hôm nay, đã có nhiều cá nhân, tập thể không đồng hành cùng giáo hội Công giáo La-mã. Họ hình thành các “hội thánh” với các tên gọi khác nhau. Trong vài dòng này chúng tôi không bàn đến việc đúng sai trong tín lý, nhưng chỉ xin đề cập đến một khía cạnh đó là sự thiếu “ý thức trong một tổ chức”. Sự thiếu ý thức do thiếu hiểu biết cả về đời thường lẫn về lời Thiên Chúa dạy trong kinh thánh, cụ thể là nguyên tắc lãnh đạo; điều đó, khiến cho một số cá nhân không còn biết tôn trọng đúng mức về công tác của các thành phần khác trong hội thánh và họ dùng sự tự do một cách riêng biệt không theo ý Chúa để sống theo sở thích. Điều này chỉ làm cho danh Chúa bị phỉ báng và trở thành bè rối không hơn không kém.
Đã là một “hội thánh” ắt hẳn phải có tổ chức mà không thể tự do muốn làm gì thì làm. Chúng tôi xin nhấn mạnh hai chữ “Hội thánh” và điều đó hàm ý rằng tất cả đều phải chịu sự điều khiển của Chúa Giê-su.

Trọng kính





[1] Xác nhận của Công-đồng Va-ti-can II.1965.
[2] “nói tiếng lạ” sẽ được trình bày trong bài : Quyền lục Sa-tan phần hai”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét