20 Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. 21 Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời. (II Phê-rô, Phi-e-rơ 1:20-21)
Mở đầu
Con
người là một sinh vật đặc biệt nhất trong vũ trụ hữu hình; ít là ở khả năng tư
duy và quản trị. Cũng vậy, khi mà đời sống vật chất khá hơn thì nhu cầu tinh thần
cấp thiết cần được đặt ra. Suy tư về sự hiện hữu của chính mình và xa hơn là
các đấng bậc thần thánh thiêng liêng cao cả để sau đó là các hình thức tôn thờ
v.v... Suy tư về thần thánh dẫn đến hành vi thực hiện các nghi thức đối đãi với
Đấng bậc cao cả ấy xem như một môn học mà nhiều người có tín ngưỡng vẫn thường
nói là thần học. Danh từ Thần học lại càng đặc biệt đối với các Ki-tô hữu (Cơ đốc
nhân) khi mà họ đối diện với kinh thánh là lời mạc khải từ nơi Đức Chúa Trời là
Đấng siêu việt.
Vậy
thần học có thể nói chỉ đơn giản chỉ những suy tư về thần thánh phát xuất bởi
chính nhu cầu thẳm sâu trong tâm hồn mỗi con người; nó thúc đẩy để con người được
thỏa mãn một cách chính đáng về Đấng mà họ ngưỡng vọng. Khi chưa có mạc khải
con người luôn khao khát tìm kiếm cho mình một tín ngưỡng và sự khao khát đó đã
thúc đẩy suy tư con người vượt xa khỏi giới hạn tự chính họ ở nhiều phương diện,
nhiều khía cạnh. Nhưng dẫu cho những suy tư tìm kiếm đó tầm mức thế nào đi nữa
thì tất cả chỉ là sự phản ánh những khao khát của con người, và một điều chắc
chắn: con người không phải là vô hạn bởi họ chỉ là loài thọ tạo. Bởi vậy, mạc
khải đã mang đến cho con người những suy tư đúng hơn, cần thiết hơn để giải quyết
những vấn đề nhân sinh cả về tinh thần lẫn vật chất. Mạc khải chính là lời chân
lý trong kinh thánh nó bày tỏ nhiều khía cạnh mà con người thường suy tư cố gắng
tìm kiếm: Tôi là ai? Thượng đế là Đấng nào, có thực hữu không? Tại sao có đau
khổ và sự chết? v.v… Mạc khải đã cung cấp mọi lời giải đáp cho những suy tư
muôn đời đó của con người.
Trong
bài này chúng tôi đưa ra hai phương diện của một vấn đề thường gọi là thần học
một môn nghiên cứu về đức tin; phương diện thứ nhất, suy tư thuần túy con người
về Đức Chúa Trời qua mạc khải; phương diện thứ hai, suy tư về Đức Chúa Trời nhưng
mạc khải là cứu cánh.
·
Suy
tư thần học khi có lời mạc khải
Con
người là một sinh vật đặc biệt bởi được dựng nên giống hình ảnh Đức Chúa Trời.
Một khía cạnh nói lên hình ảnh Đức Chúa Trời nơi con người đó là đặc tánh độc lập
nơi mỗi cá nhân còn được gọi là một ngôi vị.
Một
định nghĩa về thần học phản ánh khía cạnh độc lập này: “Thần học là điểm gặp gỡ giữa đức tin và lý
trí, nơi mà mỗi bên phải được biện minh bởi sự phán quyết của bên kia.” [1] Đặc
tánh độc lập nó quan trọng cho con người nếu không họ chẳng thể giống như Đức
Chúa Trời và họ chỉ là những bản sao mô phỏng từ những thực thể nào khác. Mặc dầu,
sự độc lập chỉ là một khía cạnh trong một tổng thể những khía cạnh được gọi là giống
hình ảnh Đức Chúa Trời. Sự độc lập của con người khiến cho họ có tư cách riêng
khác với tất cả các tạo vật khác bởi ít nhất ở tánh trách nhiệm mà định nghĩa về
thần học nêu trên đã phản ánh.
Trở
lại vấn đề, con người có thẩm quyền suy tư tìm hiểu về Đấng mà họ ngưỡng vọng bởi
đây là nhu cầu cấp thiết khi nhu cầu về vật chất đã được thỏa đáng. Chúng ta nhận
thấy nhiều tôn giáo hình thành và phát triển trong xã hội loài người, và không
ít nơi họ các giáo lý, giáo huấn, tôn chỉ mong mỏi đạt đến chân thiện là cùng đích của Đấng tối cao theo quan điểm bởi suy tư
về Đấng mà họ nhận biết.
Suy
tư về Đức Chúa Trời lại càng cấp thiết hơn khi lời mạc khải ra đời, thẩm quyền
đúng ra và chỉ có một, nhưng tánh độc lập của con người vẫn luôn được đặt ra. Đối
với hệ thống Cơ đốc giáo (Ki-tô giáo) nơi một vài hệ thống thần học cũng có phần
phản ánh về tánh độc lập trong các suy tư về Đức Chúa Trời là Đấng họ tôn thờ.
Họ dùng lý trí để biện phân về đức tin và bởi đã có mạc khải cho nên sự biện
phân đó cần đến sự độc lập của cả hai. Nhưng sự độc lập ở một mức độ nào đó nơi
con người thường khi lại khiến họ quên đi một điểm tối quan trọng; đó là, Đấng
sáng tạo và loài thọ tạo. Ở điểm này con người thường không ý thức một cách triệt
để, khi mà họ đạt đến một nhận thức về tinh thần và các thành quả về vật chất
nào đấy!
Một
ví dụ về tánh độc lập nơi suy tư thần học qua trích đoạn mạc khải sau đây: “25 Tại một bên thập tự giá của Đức Chúa Jêsus, có mẹ Ngài đứng đó, với chị
mẹ Ngài và Ma-ri vợ Cơ-lê-ô-ba, và Ma-ri Ma-đơ-len nữa. 26
Đức Chúa Jêsus thấy mẹ mình, và một môn đồ Ngài yêu đứng gần người,
thì nói cùng mẹ rằng: Hỡi đàn bà kia, đó
là con của ngươi! 27 Đoạn, Ngài lại phán
cùng người môn đồ rằng: Đó là mẹ ngươi!
Bắt đầu từ bấy giờ, môn đồ ấy rước người về nhà mình.” (Gioan, Giăng 19:25-27).
Nội dung trong trích đoạn trên đây được hệ
thống suy tư thần học Công giáo giải nghĩa như sau: Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa
Trời. Mẹ Ma-ri-a sanh hạ Đức Chúa Trời tất nhiên Ngài là mẹ Đức Chúa Trời. Ông
Gioan (Giăng) là người thế gian nay được Đức Chúa Trời trao cho Mẹ với tư cách
là con[2].
Vậy suy ra Đức Chúa Trời đã trao mọi tín hữu cho Đức Mẹ và thêm nữa tín hữu cần
phải nhờ Đức Mẹ để đến với Đức Chúa Trời. Suy tư như thế đâu có gì sai nếu như
trích đoạn mạc khải trên, nghĩa đen, đúng như thánh ý Đức Chúa Trời !?! (Gioan,
Giăng 19:25-27).
Từ ví dụ trên đây, chúng ta chỉ nêu ra vấn đề
độc lập giữa hai bên một là mạc khải và hai là suy tư của con người về nội dung
mạc khải. Nếu nội dung mạc khải đúng theo như suy tư của con người thì vấn đề
đơn giản hơn nhiều đối với vị trí loài thọ tạo, nhưng nếu suy tư đó không đúng
như mạc khải tức là không đúng như thánh ý Đức Chúa Trời thì suy tư đó phản ánh
gì về nội tâm của con người – một tạo vật thuần túy mà không phải Đấng sáng tạo
là chủ tể và có mục đích cho mọi loài thọ tạo (Co 1:15-16). Như vậy, vấn đề
giới hạn cần được đặt ra cho những suy tư chỉ thuần túy bởi tri thức loài người
về Đấng cao cả siêu việt mà mình tôn thờ thường được gọi là suy tư “thần học”
bởi chân lý minh nhiên được mạc khải công bố sau đây: “20 Trước hết, phải biết rõ rằng
chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. 21
Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là
bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời.” (II
Phi-e-rơ, Phê-rô 1:20-21).
·
Suy tư thần học nhưng mạc khải là cứu cánh
Đức
Chúa Trời đâu muốn dựng nên con người và biến họ thành những cỗ máy được lập
trình sẵn để thực hiện những công việc nhất định nào đó; trái lại, Ngài dựng
nên họ “giống như hình ảnh Ngài” và trao vào tay họ thẩm quyền quản trị mọi
loài hữu hình.
Con
người bởi Adam mà ra và cần phải được tái sanh để được sống đời đời vì những gì
liên đới qua việc truyền sinh (Gioan, Giăng 1:12-13; Rm 5:12; I Co 15:22). Đức
Chúa Trời muốn như vậy còn con người có quyền lựa chọn; chọn Ngài để được tái
sanh hay chọn một cứu cánh nào khác. Kinh thánh ví người tin kính chọn Đức Chúa
Trời như một người chuẩn bị lập gia đình và người tin kính lại là cô dâu. Và cô
dâu này phải có sự chọn lựa trong ý thức độc lập về chồng của mình là Đức Chúa
Trời. Suy tư về đức tin cũng vậy, nó là thẩm quyền tuyệt đối biện minh cho đức
tin để không phải là tin vơ thờ quấy.
Như
đã nói ở trên về giới hạn của thọ tạo và chúng ta nhận ra rằng suy tư không thể
chỉ độc lập trong giới hạn của thọ tạo
mà phải cần đến ánh sáng mạc khải để biện minh cho suy tư về đức tin của mình
theo tiêu chuẩn thiên thượng. Một vài trích đoạn Lời mạc khải sau đây cho chúng
ta ánh sáng về điểm này:
“6 Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời,
song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ;” (B/d Truyền
thống Philip 2:6)
“ 6 Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là
Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên
Chúa,” (B/d Giờ kinh phụng vụ Công giáo)
“8 Nhưng nói về Con thì lại phán
rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia, Quyền bính của
nước Chúa là quyền bính ngay thẳng.(Hebrew 1:8 B/d Truyền thống)
“8 Nhưng về Người Con, thì Kinh
Thánh lại nói : Lạy Thiên Chúa, ngôi báu Ngài sẽ trường tồn vạn kỷ ! Vương
trượng Ngài, vương trượng công minh.” (Hebrew 1:8. B/d Giờ kinh phụng vụ Công
giáo).
Nếu
chỉ trích ngang lời mạc khải, cho dẫu trọn cả câu văn như trên rồi từ đó suy tư
về Đức Chúa Giê-su thì ý nghĩa sẽ không khác nội dung chúng ta thấy ở trên. Chỉ
thuần túy suy tư qua nội dung lời mạc khải trích ngang sẽ rất phiến diện vì như
vậy lý trí con người đã can thiệp vào ý nghĩa toàn diện của lời mạc khải.
Chúng
ta sẽ đọc thêm các trích đoạn khác xem sao:
“42 Đức Chúa Jêsus phán
rằng: Ví bằng Đức Chúa Trời là Cha các ngươi thì các ngươi sẽ yêu ta, vì ta bởi Đức Chúa Trời mà ra và từ Ngài
mà đến; bởi chưng ta chẳng phải đã đến tự mình đâu, nhưng ấy chính Ngài đã sai
ta đến.” (Gioan, Giăng 8:42. B/d Truyền thống)
“42 Đức Giê-su bảo họ : “Giả
như Thiên Chúa là Cha các ông, hẳn các ông phải yêu mến tôi, vì tôi phát xuất từ Thiên Chúa và bởi
Thiên Chúa mà đến. Thật thế, tôi không tự mình mà đến, nhưng chính Người đã sai
tôi.” (Gioan, Giăng 8:42. B/d Giờ kinh phụng vụ Công giáo)
Không
thể phát biểu đơn giản rằng Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời khi chỉ căn cứ vào
hai trích đoạn Hebrew và Philip trên đây được, mà lời mạc khải còn chỉ ra rằng
Đức Chúa Giê-su không tự mình mà có – trái lại Ngài “bởi
Đức Chúa Trời mà ra” hay “tôi phát xuất từ Thiên Chúa”. (Mặc dầu không thể giải nghĩa việc Đức Chúa
Giê-su “bởi Đức Chúa Trời mà ra”
hay “tôi phát xuất từ Thiên Chúa” là thế nào, bởi đây là điều vượt qua trí hiểu
của loài thọ tạo.) Trở lại vấn đề Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời!
chúng ta còn các lời mạc khải khác nữa nói về địa vị của Đức Chúa Giê-su sau
đây:
“19 Vì Thiên Chúa đã muốn làm
cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người,” (Colose 1:19. B/d Giờ kinh phụng
vụ Công giáo)
“19 Vì chưng Đức Chúa Trời
đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài,” (Colose 1:19. B/d
Truyền thống)
Địa
vị Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời! bởi Đức Chúa Trời đã vui lòng làm như vậy
nơi Đức Chúa Giê-su nhưng cá nhân Đức Chúa Giê-su không thể là chính Đức Chúa
Trời mà Ngài là “Con một” từ Đức Chúa Trời mà ra bởi chính Đức Chúa Giê-su và Đức
Chúa Trời là hai ngôi vị riêng biệt. Cũng cần biết thêm chính các sứ đồ (tông đồ)
cũng chưa ai dám xưng Đức Chúa Giê-su là chính Đức Chúa Trời.[3]
Chúng
ta không thể không suy tư về Đấng mà chúng ta tôn thờ. Nhưng suy tư một cách độc
lập hoặc trích ngang lời mạc khải làm luận cứ hỗ trợ cho các kết quả suy tư lại
là một điều khác; rất có thể các việc làm đó đều vượt xa phạm vi của con người,
loài thọ tạo luôn cần đến ánh sáng là chân lý từ thiên thượng. Việc trích ngang
Lời mạc khải để suy tư luận giải, mặc nhiên, chúng ta xem mình ngang hàng với Đấng
ban Lời mạc khải. Vẫn biết Lời mạc khải là trọng tâm, là khởi nguồn cho mọi suy
tư thần học nhưng câu trả lời cuối cùng vẫn bởi Thần khí sự sống soi sáng và sự
tổng cộng hay căn nguyên của lời mạc khải bởi đơn giản đó là LỜI MẠC KHẢI (Tv,
Thi 119:160).
Kết thúc
Có
thể nói rằng: suy tư của con người chính là đi tìm về “mạc khải”, tìm đến chân
lý nhưng giới hạn của suy tư, bởi chủ thể nó là thọ tạo và những suy tư thần học
thuần túy không thể đạt đáo chân lý thiên thượng. Chính vì vậy, thượng đế là Đức
Chúa Trời cao cả đã thông ban lời Chân lý là Lời mạc khải (kinh thánh) cho nhân
loại. Đừng nhầm lẫn giữa Thần học và Lời mạc khải hoặc xem thần học ngang như lời
mạc khải! Adam dần dà qua thời gian đã không còn kính sợ Đức Chúa Trời bỏ qua
giao ước mà Đức Chúa Trời đã thiết lập về sự sống đời đời tự đi tìm cho mình
con đường sống khác ngoài Đức Chúa Trời. Việc Adam tự đi tìm đó chính là những
suy tư (thần học) nhưng không xem lời giao ước tức là lời mạc khải là cứu cánh sau
cùng cho những suy tư mà trái lại xem lời “mạc khải” bởi tạo vật là cứu cánh hoặc
giá trị như Lời mạc khải thiên thượng. Hành động đó của Adam đã khiến cho vị
trí của ông ngang bằng với Đức Chúa Trời (St 3:22) và hậu quả thật khôn lường
nơi cuộc sống con người mọi thời đại.
Thần học là suy tư, là nhu cầu niềm tin của
con người, nó phản ánh những phẩm chất được Đức Chúa Trời làm nên nơi mỗi cá
nhân nhưng nếu nó nghịch lại những gì đã được mạc khải thì vô cùng nguy hiểm
cho sự sống đời đời bởi mọi sự trong trời đất đều bởi Đức Chúa Trời làm nên và
Ngài có thẩm quyền điều động theo như kế hoạch của Ngài và Lời mạc khải đã được
công bố để điều động đời sống con người mọi mặt theo đường lối công chính và
thánh hầu cho ai tin kính thì được sự sống thật là Đức Chúa Giê-su thay vì phải
suy tư tìm kiếm tự sức riêng của loài thọ tạo bất toàn (II Phê-rô, Phi-e-rơ
1:20-21).
Viết bởi Lê Văn
[1] Tam
Chung. Thần Học Là Gì?. Dịch từ
nguyên bản : Chương 1:“What is Theology?” trong sách “ Introducing
Contemporary Theologies”của Neil Ormerod,Nhà Xuất Bản Orbis Books, Maryknoll,
New York 1997). Truy Cập Ngày 16/01/2016 Tại:
http://dcvxuanloc.net/thi-thuc/than-hoc/than-hoc-la-gi.html
[2] Tanila.
Hoàng Đắc Ánh. Lịch Sử Cứu Độ. Học Viện
Đa Minh. Trang 77. Sai-gon 2004.
[3] Nguyễn
Khắc Hy. Lm. Lịch Sử Thần Học Chúa Ba Ngôi. Truy Cập Ngày 12/12/2015 Tại:
http://www.dcvxuanloc.net/dcv/index.php/chuyen-de/tri-thuc/than-hoc/177-lich-su-than-hoc-chua-ba-ngoi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét