ĐỨC CHÚA TRỜI
LÀ BA NGÔI THEO KINH THÁNH
LÀ BA NGÔI THEO KINH THÁNH
23 Người
là Đấng Toàn Năng, ta chẳng sao vươn tới,
Người cao cả, vì Người hùng mạnh và công minh. Người quyền năng, vì Người chính
trực, nhưng chẳng áp bức ai.
(b/d Công giáo Gióp 37:23)
23 Luận
về Đấng Toàn năng, ta không tìm thấy đến
ngài được: Ngài vốn rất quyền năng, rất chánh trực và công bình cực điểm, không hề hà hiếp ai. (B/d Truyền thống. Gióp
37:23)
Giáo
lý ba ngôi là một trong những giáo lý căn bản, nền tảng của hệ thống thần học các
giáo hội Thiên Chúa giáo (Cơ đốc giáo). Giáo lý này được nâng lên hàng tín điều
và đòi buộc các tín hữu phải xác tín; đặc biệt nơi giáo hội Công giáo bởi tín
điều này là nền tảng cho các tín điều khác[1]. Thêm nữa,
việc định tín về Đức Trời là ba ngôi còn chỉ ra rằng: ba ngôi riêng biệt có
cùng thần tánh – đồng đẳng không hơn không kém – không ngôi nào trước ngôi nào
sau.[2]
Các
nhà nghiên cứu đã có những nhận định trung thực khách quan về giáo lý này cũng
như những hội nghị liên quan, rằng: Tín điều này đã gây ra tranh luận kịch liệt
dẫn đến chia rẽ cũng như tù đày.[3] Hầu
hết các giáo hội thuộc hệ thống Thiên Chúa giáo (Cơ đốc giáo) đều nhìn nhận
giáo lý ba ngôi là nền tảng của đạo, cũng như xem nó như một dấu để phân biệt
“chánh tà”; thế nhưng, kinh thánh không có cụm từ “Thiên-Chúa ba ngôi” cả tân
ước lẫn cựu ước, đây chỉ thuần túy là suy tư thần học tức là sự cố gắng của lý
trí để giải thích mạc khải![4] Thật
vậy, từ khi giáo hội định tín vào năm 381sau Chúa Giê-su giáng sinh cho đến
nay, theo nhận định riêng của các nhà nghiên cứu trong giáo hội Công giáo, họ
vẫn chưa thể qua suy tư để hoàn thành “hợp đề” về tín điều ba ngôi! [5] Ngoài ra, về giáo lý ba ngôi cũng có giáo hội
khi nói đền tín điều này họ chỉ sử dụng nhóm chữ “hạn từ ba ngôi” [6]; còn
lại một số rất ít hội thánh khác không giảng dạy về giáo lý một Đức Chúa Trời
là ba ngôi mà trái lại họ vẫn còn giữ nguyên truyền thống các tông đồ (sứ đồ)
trong sinh hoạt đức tin của hội thánh.[7]
Nhiều
khác biệt và mâu thuẫn ngay trong hàng ngũ các Ki-tô hữu (Cơ đốc nhân) nói
chung bởi tín lý do nơi suy tư gọi là
thần học của một thiểu số trong giáo hội dẫn đến định tín và hậu quả gây ra
nhiều điều vượt xa khỏi căn bản lời dạy Đức Chúa Giê-su nền tảng của đức tin
Ki-tô giáo (Cơ đốc giáo)[8]. Vậy
giáo lý ba ngôi ra đời và được tin tưởng trong thế giới Cơ đốc giáo (Ki-tô
giáo) từ bao giờ, sự khả tín và có thật là nền tảng cần thiết đem lại sự cứu
rỗi không?
Chúng
ta sẽ không có cơ sở nào để quan sát cũng như lập luận về giáo lý này nếu loại
ra ngoài lời Đức Chúa Trời; tất nhiên, không ai có thể giải nghĩa được kinh
thánh nếu không có Thần của Ngài nhưng rõ ràng Đức Chúa Trời không thiên vị, và
Thần của Ngài luôn vận hành trên bất luận những ai khao khát chân lý đặc biệt
trong thời kỳ hôm nay (Cv 2:17; Mt 5:6)!
Sau
đây chúng tôi trình bày về vấn đề ba ngôi theo quan điểm thuần túy kinh thánh;
và một vài điểm liên quan cần được làm rõ đồng thời cũng phần nào đề cập đến tín
điều này theo quan điểm thần học thuộc hệ thống giáo hội nói chung.
I.
Ba ngôi –Ngôi vị và đặc tánh
Ba ngôi là từ ngữ thần học chỉ về
Đức Chúa Trời hoặc còn được gọi là Đức Chúa Trời tam nhất hay tam vị nhất thể.
Chỉ một Đức Chúa Trời nhưng Ngài bày tỏ qua ba ngôi vị Cha – Con – Linh.
Trong kinh thánh cũng như khoa tâm
lý chỉ ra rằng mỗi cá nhân là một ngôi vị bởi phẩm chất: ý chí – trí khôn –
tình cảm (Rm 1:28-32). Như vậy, khi nói đến ngôi vị trong kinh thánh chúng ta
sẽ không lẫn lộn với “ngôi vị” là các đại từ nhân xưng trong ngữ học; như là,
ngôi thứ nhất (I), ngôi thứ hai (You), ngôi thứ ba (He, She, It) và cũng không
đồng nghĩa giữa ngôi với Ngai, hay chiếc ngai.
Như trên, các phẩm chất nơi mỗi cá
nhân con người thế nào thì kinh thánh cũng trình bày cho người đọc về các phẩm
chất như vậy nơi: Đức Chúa Trời – nơi Đức Chúa Giê-su – và nơi “Đức Thánh Linh”, nhưng xin lưu ý là
chỉ theo mặt chữ được liệt kê trong kinh thánh (trích ngang). Các câu kinh
thánh sau đây chỉ về phẩm chất nơi Đức Chúa Cha, nơi Đức Chúa Con, và nơi Đức
Thánh linh:
·
Đức
Chúa Cha – Ngài cũng có các phẩm chất như: Ý
chí (I-sai 55:11; Giê 30:24; Hebrew
6:17-18), Trí khôn (Thi 104:24; Châm ngôn 3:19), Tình cảm (Giăng 3:15-16).
·
Đức
Chúa Con – Ngài cũng có các phẩm chất: Ý
chí (Lu 22:42), Trí khôn (Mat
13:54, Lu 2:47,52), Tình cảm (Giăng
11:33,35).
·
Đức
Chúa Thánh thần (Thánh linh) – Ngài cũng có các phẩm chất: Ý Chí (I Co 2:11; Cv 16:6; II Timothe 1:7), Trí khôn (Rm 8:27; I Corinto 2:10; 12:7), Tình cảm (Rm 15:30; Epheso 4:30).
Sự độc lập hay riêng biệt xem như đặc tánh được chỉ ra nơi mỗi cá nhân, mỗi ngôi
vị. Ở đặc điểm “riêng biêt” này, thần học Công giáo đã xác tín như sau: “Ðức tin công giáo hệ tại điều này: thờ kính
Một Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi Một Chúa mà không lẫn lộn giữa các Ngôi Vị, không
chia cắt bản thể: vì Ngôi Cha, Ngôi
Con và Ngôi Thánh Thần khác biệt nhau; nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa
Thánh Thần có cùng một thiên tính, một vinh quang, một uy quyền vĩnh cửu” (Giáo
lý Công Giáo, số 266).
Sau hết về sự xác định ngôi vị; thứ
nhất, xin lưu ý về tánh chất riêng biệt nơi mỗi ngôi vị; và thứ hai, nếu chỉ
xét trên mặt chữ trích ngang không kể đến yếu tố hòa hợp trong toàn bộ bản văn
đặc biệt nơi bản dịch kinh thánh thuộc tổ chức giáo hội xác tín theo giáo lý ba
ngôi thì người đọc sẽ khó phủ nhận về tín điều này đặc biệt hơn nơi sự liệt kê
về các phẩm chất của ngôi vị: Ý chí – Trí khôn – Tình cảm.
II.
Ba ngôi theo thần học
Vẫn biết rằng: “Thần học là điểm gặp gỡ giữa đức tin và lý trí, nơi mà mỗi bên phải
được biện minh bởi sự phán quyết của bên kia.” [9]. Thực đúng
vậy vì con người được dựng nên theo hình ảnh Đức Chúa Trời nhưng không thể vì
thế mà chỉ qua suy tư thuần túy con người để có thể đưa ra những luận điểm rồi
tự định tín về “bản chất” của Đức Chúa Trời là Đấng siêu việt mà bỏ qua lời tự
mạc khải của chính Đức Chúa Trời.
Chúng ta xem xét nguyên văn giáo lý
ba ngôi được trích trong phần bài học về mầu nhiện ba ngôi của giáo hội Công
giáo, giáo phận Đà-lạt sau đây.[10] (Phần
có chữ in nghiêng)
II
– ĐÂY LÀ MẦU NHIỆM ĐỨC TIN
Trong
Kinh Tin Kính chúng ta vẫn tuyên xưng: “Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,
sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời”, nghĩa là Chúa Con được nhiệm sinh bởi
Chúa Cha, còn Chúa Thánh Thần nhiệm xuất từ Chúa Cha và Chúa Con mà ra.
Đức
tin Công Giáo dạy rằng:
1* Cả Ba Ngôi Thiên Chúa khác biệt nhưng không
tách biệt khỏi nhau. Khác biệt vì Ba Ngôi không phải là một Thiên Chúa có ba
khuôn mặt khác nhau tùy lúc, nhưng là ba Đấng với những cương vị khác nhau
(Cha-Con-Thánh Thần) và những phận vụ khác nhau (tạo dựng, cứu độ, thánh hoá).
Cả Ba Ngôi khác biệt nhau vì có những đặc tính riêng, nhưng không phải là ba
Chúa, vì cả ba cùng chung một sự sống, một bản chất thần linh.
2* Cả Ba Ngôi luôn hiệp nhất với nhau vì cả ba
Ngôi Vị đều là Thiên Chúa và là một Thiên Chúa duy nhất. Chúa Cha luôn ở trong
Chúa Con, Chúa Con luôn ở trong Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần luôn ở trong Chúa
Cha và Chúa Con.
3* Cả Ba Ngôi bằng nhau về mọi mặt, thần tính
cũng như quyền năng, không Ngôi nào hơn, không Ngôi nào kém, không Ngôi nào có
trước, không Ngôi nào có sau vì cả Ba Ngôi có từ đời đời, nghĩa là hiện hữu cả
trước khi có thời gian
Trên đây là giáo lý và đức tin Công
giáo về ba ngôi qua suy tư thần học. Biết vậy, nhưng từ ngữ ba ngôi xuất hiện
trong thế giới Cơ đốc giáo (Ki-tô giáo) khi nào và vì lý do nào?
Ba ngôi trên văn bản xuất hiện vào
thế kỷ thứ tư sau Chúa giáng sinh bởi hội nghị do vua Constantin tổ chức. Nhà
vua đã tự ý triệu tập, ấn định số người được mời và thời gian cũng như địa điểm
họp (năm 325) [11] .
Số lượng người tham gia hội nghị được chia làm ba thành phần. Có thành phần thiểu số không ủng hộ giáo lý ba ngôi; có thành phần thiểu số khác nữa lại ủng hộ giáo lý ba ngôi và còn lại đa số không có hiểu biết gì về vấn đề ba
ngôi. Riêng thành phần không ủng hộ giáo lý ba ngôi, họ có căn cứ đúng trên
kinh thánh. Nhưng vì áp lực của Contanstin, nhà vua ngoại đạo, mà đa số phải
tán thành giáo lý “ba ngôi”.[12]
Các nhà phân tách sau này đều có
chung một nhận định về việc định tín giáo lý ba ngôi theo cách thức hội nghị
nêu trên như sau; thứ nhất, vì lý do chính trị cần phải hiệp nhất bởi đã có sự
tranh luận gay gắt giữa người ủng hộ và không về “ba ngôi”; thứ hai, cả hai bên
đạo và đời cùng có lợi cho việc cai trị….. ; thứ ba, xét theo cách hội nghị
diễn ra bởi một ông vua ngoại đạo không ngại dùng vũ lực để áp lực trong các
nghị quyết; điều này khiến cho hội nghị không còn là huynh đệ, và Thánh thần
chỉ là thứ yếu nếu không muốn nói là đã bị loại ra! Đối với, hoàng đế mặc nhiên
được xem như tương đương với tông đồ (sứ đồ) và được hầu hết các giám mục kính
nể phục tùng.[13]
Lê Phú Hải. OMI. Một linh mục Công
giáo viết ở phần dẫn nhập trong bài: “Thiên Chúa duy nhất Ba Ngôi trong Thánh
Kinh” như sau: “Chúng ta không tìm thấy
từ Thiên Chúa Ba Ngôi trong Thánh Kinh, thế nhưng mạc khải về mầu nhiệm Ba Ngôi
được bắt nguồn từ Thánh Kinh[14]. Lời
Chúa cũng không đưa ra một hệ thống giáo thuyết rành mạch về Thiên Chúa Ba Ngôi
nhưng giúp cho suy tư thần học của Giáo hội ngày ngày khám phá ra mầu nhiệm và
kết thành tín điều Chúa Ba Ngôi.” Và ở cuối bài vị Linh mục này viết :“Những chứng từ rải rác trong Cựu ước và Tân
ước như đã duyệt qua trên đây cho thấy Thiên Chúa tỏ hiện nơi Đức Giêsu Kitô
như một người gần gủi với loài người qua mọi biến cố. Sự hiện diện này vẫn còn
thể hiện hôm nay trong Thánh Thần. Tất cả những ý tưởng này sẽ giúp cho những
suy tư thần học sau này đi sâu hơn để hoàn thành hợp đề về tín điều Ba Ngôi
Thiên Chúa”. Giáo lý ba ngôi được định tín bởi giáo hội Công giáo nhưng như
nhận xét của linh mục trên trong câu: “Tất
cả những ý tưởng này sẽ giúp cho những suy tư thần học sau này đi sâu hơn để
hoàn thành hợp đề về tín điều Ba Ngôi Thiên Chúa” đã cho thấy trên cả ngàn
năm tuyên tín nhưng vẫn chưa hoàn thành hợp đề về tín điều này; nghiêm trọng
hơn việc định tín còn chỉ ra rằng: “Cả Ba
Ngôi bằng nhau về mọi mặt, thần tính cũng như quyền năng, không Ngôi nào hơn,
không Ngôi nào kém, không Ngôi nào có trước, không Ngôi nào có sau vì cả Ba
Ngôi có từ đời đời, nghĩa là hiện hữu cả trước khi có thời gian.”
Thực sự đây chỉ là giáo lý được xây
dựng qua suy tư thần học? Vẫn biết suy tư về đức tin là điều kiện tối cần thiết
để chắc rằng đức tin ấy không phải mù quáng; Đức Chúa Trời không giới hạn con
người trong lãnh vực này nhưng chúng ta cũng rất cần lưu ý thêm rằng, chính các
tông đồ (sứ đồ) cũng không có vị nào dám tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là Đức Chúa
Trời; mặc dầu, các Ngài đã nhận được lời hứa ban thần chân lý (Thánh linh,
Thánh thần) để nhờ Thần chân lý dẫn họ vào mọi lẽ thật (chân lý), giúp đỡ họ
trong những ngày ban đầu của hành trình truyền giáo cũng như các dạy dỗ để các
Ngài công bố những sứ điệp liên quan đến nếp sống hội thánh để sau đó các sứ
điệp giáo huấn ấy là chính kinh thánh như chúng ta nhận lấy ngày nay (Gioan,
Giăng 14:26; 16:13; Cv 9:31; II Phi-e-rơ,Phê-rô 1:21).[15]
III.
Ba ngôi theo kinh thánh
Đức Chúa Trời tự định tín về Ngài
cho loài người như sau: Ngài là Đức Chúa
Trời duy nhất, Tự hữu, hằng hữu và kinh thánh đã trình bày tín điều này rõ
ràng trong các sách sau:
Danien 2:28
Nhưng có một Đức Chúa Trời ở trên
trời tỏ ra những điều kín nhiệm;
Epheso 4:6
chỉ có một Đức Chúa Trời và một
Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi
người.”
Đức Chúa Trời là Đấng siêu việt – là
Đấng mà không một suy tư, hoặc bất kỳ một hệ thống tư tưởng triết học, thần học
nào và thậm chí cả tri thức loài người trong mọi lãnh vực có thể thấu đáo về
Ngài (Gióp 37:23). Tuy nhiên, trong thiên nhiên và trong kinh thánh phần nào đó
bày tỏ về Ngài đã được mạc khải. Riêng nội dung kinh thánh có những chi tiết
đầy đủ hơn để loài người nhận biết về Ngài về mục đích của Ngài (Roma 2:19-20;
Gioan, Giăng 12:45). Thế nhưng, mãi mãi vẫn không thể qua phương tiện mặt chữ,
sản phẩm của loài người hữu hạn! Đấng siêu việt có thể bày tỏ về Ngài cho người
đọc một lúc nhận biết toàn diện về bản thể Ngài. Ngoài một trường hợp duy nhất,
đó là sự hiện diện cụ thể của chính Chúa Giê-su là Đấng phản ánh trung thực về
bản thể Đức Chúa Trời (He 1:1-3; Phi 2:6).
Trở lại vấn đề ba ngôi. Trong kinh
thánh, nếu chỉ quan sát trên mặt chữ như đã nói ở mục số một “Ngôi vị và đặc
tánh” ở đầu bài thì rõ ràng không ai có thể phủ nhận về sự hiện hữu của ba ngôi
Đức Chúa Trời, hoặc đầy đủ, rõ ràng hơn theo như sự liệt kê về các phẩm chất
đặc tánh nơi mỗi ngôi vị và thêm nữa là các bản dịch ủng hộ cho tín điều ba
ngôi (Xem lại phần I Ngôi vị). Chúng
ta đọc một vài trích đoạn sau theo bản dịch Tin lành truyền thống:
Rom 1:7
7 gởi cho hết thảy những người yêu dấu của Đức Chúa Trời tại thành Rô-ma, được gọi
làm thánh đồ. Nguyền cho anh em được ân điển và sự bình an từ nơi Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và từ nơi
Đức Chúa Jêsus Christ!
Hebrew 1:8
8 Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi
đời nọ qua đời kia,
Công 5:3-4 3 Phi-e-rơ
bèn nói với người rằng: Hỡi A-na-nia, sao quỉ Sa-tan đã đầy dẫy lòng ngươi, đến
nỗi ngươi nói dối cùng Đức Thánh Linh,
mà bớt lại một phần giá ruộng đó? 4 Nếu ngươi
chưa bán ruộng đó, há chẳng phải là của ngươi sao? Khi bán rồi, giữ giá đó há
chẳng được sao? Điều đó nhập vào lòng ngươi thế nào, ấy chẳng phải ngươi nói
dối loài người, bèn là nói dối Đức Chúa
Trời.
Tuy nhiên, nếu chỉ xét trên phương
diện ngôi vị dựa trên ba phẩm chất quy ước của khoa tâm lý và trên mặt chữ kinh
thánh được liệt kê và trích ngang sẽ rất phiến diện bởi chúng ta phải lại bỏ
qua các trích đoạn kinh thánh quan trọng khác phẩm định về Đức Chúa Con và
“Chúa Thánh linh”. Chúng ta cẩn thận xem xét các trích đoạn sau đây:
“28 Ta ra từ Cha mà đến
thế gian; nay ta lìa bỏ thế gian mà về cùng Cha.” (Giăng 16:28)
“26 Khi nào Đấng Yên-ủi
sẽ đến, là Đấng ta sẽ bởi Cha sai xuống, tức là Thần lẽ thật ra từ Cha, ấy
chính Ngài sẽ làm chứng về ta.” (Giăng 15:26)
Như vậy, Chúa Giê-su cũng ra từ Đức
Chúa Cha và Thần lẽ thật cũng ra từ Đức Chúa Cha. Xin hết sức lưu ý hai chữ:
“ra từ” hay “phát xuất”. Chúng ta vẫn biết “ra từ” hay “phát xuất” là một mầu
nhiệm vì không thể gán đặt giới tính đối với Thiên-Chúa giống như loài người
trong việc sanh sản. Đặc biệt lưu ý: Chúa Giê-su ra từ Đức Chúa Cha tất cùng
bản thể với Chúa Cha nhưng lại là con (Hebrew 1:6,8; Giăng 1:18). Thần chân lý
cũng ra từ Đức Chúa Trời, cùng bản thể với Đức Chúa Trời, nhưng kinh thánh chỉ
xưng Ngài là Đức Chúa Trời, là Đấng trợ giúp mà không được xưng bằng danh nào
khác! (II Corinto 3:17). Thêm nữa, Đức Chúa Giê-su tuyên bố, người nào phạm đến
Ngài (phạm đến Chúa Giê-su) thì được tha còn phạm đến Thần chân lý (Đức thánh
linh) thì không được tha! Chúng ta nhận thấy điểm khác biệt quan trọng gì ở
đây, khi so sánh sự tương quan giữa Chúa Giê-su và “Chúa thánh linh”? (Mat 12:32).
Trở lại vấn đề ba ngôi. Như trên,
nếu quan sát trên mặt chữ thì chỉ duy nhất từ Đức Chúa Trời mà xuất phát ra Đức
Chúa Giê-su và Thần chân lý còn được xưng danh là Đấng trợ giúp. Người quan sát
sẽ phát biểu Đức Chúa Trời là ba ngôi, hoặc Đức Chúa Trời tam nhất hay tam vị
nhất thể không sai! Nhưng quan trọng
cốt lõi của vấn đề thần học ba ngôi không phải chỉ riêng ở từ ngữ ba ngôi thôi
đâu! mà chủ yếu về tánh chất của ba ngôi: “Cả Ba Ngôi bằng nhau về mọi mặt, thần tính cũng như quyền năng, không
Ngôi nào hơn, không Ngôi nào kém, không Ngôi nào có trước, không Ngôi nào có
sau vì cả Ba Ngôi có từ đời đời, nghĩa là hiện hữu cả trước khi có thời
gian” (Trích trong giáo lý Công giáo,
phần II Giáo lý về ba ngôi bài viết). Và thêm nữa nếu như chỉ trích ngang
những câu kinh thánh có vẻ ủng hộ cho tánh chất về ba ngôi nêu trên thì các câu
sau đây sẽ luôn phù hợp: “5 Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có,
6 Ngài vốn có hình Đức Chúa
Trời, song chẳng coi sự bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ;
7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ
và trở nên giống như loài người;” (Phi 2:5-7. B/d Công
giáo) hoặc: “8 Nhưng nói
về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời
kia, Quyền bính của nước Chúa là quyền bính ngay thẳng.” (Hebrew 1:8. B/d Công
giáo)
Tuy nhiên, kinh thánh không như thần
học và thêm vào đó quyền bính loài người thiết định. Chúng ta xem kinh thánh
mạc khải gì về tánh chất ba ngôi khi so sánh với thần học con người xác tín như
đã nêu ở phần trên:
“19 Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người,” (Co 1:19, b/d Công giáo)
“19 Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài,” (Co 1:19, b/d Tin lành truyền thống)
“19 Vì Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người,” (Co 1:19, b/d Công giáo)
“19 Vì chưng Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự đầy dẫy của mình chứa trong Ngài,” (Co 1:19, b/d Tin lành truyền thống)
34 Vì Đấng mà Đức Chúa Trời đã sai đến
thì rao truyền lời của Đức Chúa Trời, bởi Đức
Chúa Trời ban Thánh Linh cho Ngài không chừng mực. 35
Cha yêu Con, và đã giao hết mọi vật trong tay Con.(Gioan, Giăng
3:34-35. B/d Công giáo)
Bởi sự ban cho đầy dẫy của Yahweh
Đức Chúa Trời mà Đức Chúa Giê-su trở nên giống như Đức Chúa Trời mọi mặt; đồng
hình đồng dạng và lời Đức Chúa Trời cũng đã xưng danh Ngài là Yahweh Đức Chúa
Trời! (Phi 2:6; Hebrew 1:8).
Đức Chúa Giê-su không tự mình mà có,
Ngài phát xuất từ Đức Chúa Trời, mọi sự Ngài có là bởi sự ban cho của Đức Chúa
Trời và rất quan trọng nơi đặc tánh mỗi ngôi vị là sự riêng biệt tự nó có sự
chọn lựa trong tự do, cho nên kinh thánh xưng Ngài là con Đức Chúa Trời.
Thêm nữa, kinh thánh cho biết Thần
của Yahweh Đức Chúa Trời cũng phát xuất bởi Ngài và được ban cho Đức Chúa
Giê-su không chừng mực chớ không phải phát xuất bởi Cha và Con mà ra như thần
học Công giáo xác tín. Và Thần của Yahweh Đức Chúa Trời không được kinh thánh
xưng bằng danh nào khác ngoài danh xưng là Đức Chúa Trời, là Đấng trợ giúp (II
Co 3:17). Như vậy, khi về “trời” Đức Chúa Giê-su không thể sai chính Đức Chúa
Trời mà sai ở đây tức là Ngài ban Thần linh hay Thánh linh của Yahweh Đức Chúa
Trời xuống cho mọi xác thịt. (Xem lại
thánh linh trong Gioan, Giăng 3:34-35); nghĩa là, Thánh linh bởi Cha qua
Con mà ra là như vậy!
Ngoài ra, chúng ta thấy gì khi kinh
thánh mô tả về sự chung kết lịch sử loài người sách Khải huyền mô tả như sau: “22 Ở đó, tôi không thấy đền thờ
nào; vì Chúa là Đức Chúa Trời toàn năng và Chiên Con đều là đền thờ của thành. 23
Thành cũng không cần mặt trời, mặt trăng để soi sáng; vì vinh hiển của Đức Chúa
Trời chói lói cho, và Chiên Con là ngọn đèn của thành.”(Khải 21:22-23).
Tiếp đến trong Khải huyền chương cuối (22:1-4) viết như sau: “1 Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông
nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi (ngôi ở đây: ngai) Đức Chúa Trời và
Chiên Con chảy ra. 2 Ở giữa phố thành và trên hai bờ sông có cây sự
sống trổ mười hai mùa, mỗi tháng một lần ra trái; và những lá cây đó dùng để
chữa lành cho các dân. 3 Chẳng còn có sự nguyền rủa nữa; ngai của
Đức Chúa Trời và Chiên Con sẽ ở trong thành; các tôi tớ Ngài sẽ hầu hạ Ngài…”
(Kh 22:1-4).
Kết luận
Thánh Phao-lo đã cảnh báo trước về
hiểm họa xa rời chân lý hậu quả gây nên chia rẽ, bè phái; tuy nhiên không thể
tránh khỏi bởi hội thánh đang trên đường về đất hứa, và ai trung tín sẽ hưởng
được “đất” làm gia nghiệp, ngược lại sẽ bị bỏ như những người hay phàn nàn khi
xưa lúc còn rong ruổi trong sa-mạc (I Co 4:6; Hebrew 3:11,16-19).
Qua
phân tách trên chúng ta nhận thấy giáo lý Ba ngôi thuần túy chỉ là những suy tư
của con người sau thời các tông đồ (sứ đồ) qua những trích đoạn kinh thánh
trích ngang mà bỏ qua sự hòa hợp trong toàn bộ bản văn kể từ đó cho tới ngày
nay các suy tư thần học vẫn chưa đưa ra được các luận điểm để hoàn thành “hợp
đề” về tín điều ba ngôi[16].
Thật quan ngại, về tánh chất ba ngôi được tuyên bố và xác tín: “Cả Ba Ngôi bằng nhau về mọi mặt, thần tính
cũng như quyền năng, không Ngôi nào hơn, không Ngôi nào kém, không Ngôi nào có
trước, không Ngôi nào có sau vì cả Ba Ngôi có từ đời đời, nghĩa là hiện hữu cả
trước khi có thời gian” và: “Cả Ba Ngôi khác biệt nhau vì có những đặc
tính riêng, nhưng không phải là ba Chúa, vì cả ba cùng chung một sự sống, một
bản chất thần linh.” Phối hợp các luận điểm người đọc sẽ nhận thấy là ba
Đức Chúa Trời bởi đặc tánh riêng biệt
giữa các ngôi vị chứ không phải là một Chúa; mặc dầu theo thiết định của
giáo hội chỉ là một Đức Chúa Trời mà thôi!
Ngoài
ra, và quan trọng, chính các tông đồ là những đã vị nhận được lời hứa trực tiếp
từ chính Đức Chúa Giê-su về Thần chân lý, rằng: Thần chân lý sẽ dẫn họ vào mọi lẽ thật toàn vẹn; nhưng đã không có
vị nào dám tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là chính Yahweh Đức Chúa Trời mà các vị
chỉ tuyên xưng Ngài là Chúa là chủ còn danh xưng Đức Chúa Trời chỉ dành cho
Yahweh mà thôi [17]
Những
gì kinh thánh đã công bố bởi Thần chân lý hoạt động nơi các tông đồ chính là
mẫu mực cho chúng ta hôm nay để chúng ta tuyên xưng về Đức Chúa Trời mà không
hề sợ sai trật. Chúng ta tuyên xưng rằng chỉ có một Đức Chúa Trời danh Ngài là
Yahweh là Đấng cao trọng nhất và Ngài là chủ tể muôn loài hữu hình và vô hình.
Đức Chúa Giê-su phát xuất từ Ngài là Con độc sanh và còn được Đức Chúa Trời
xưng Ngài bằng “Đức Chúa Trời” bởi vì Đức Chúa Trời đã vui lòng khiến mọi sự
đầy rẫy của Ngài ở trong Đức Chúa Giê-su cũng như vì yêu Con nên Đức Chúa Trời
đã ban Thánh thần (Thánh linh) cho Đức Chúa Giê-su không chừng mực; việc ấy, khiến Đức Chúa
Giê-su đồng hình đồng dạng như Đức Chúa Trời (cùng bản thể) (Gioan, Giăng 3:34;
15:26; 16:28; Colose 1:19). Và Thánh thần hay Thánh linh là bởi Đức Chúa Trời
Cha qua Đức Chúa Giê-su mà hoàn toàn không bởi Đức Chúa Trời và Đức Chúa Giê-su
mà ra như thần học loài người định tín! Thánh thần hay Thánh linh cũng phát
xuất bởi Đức Chúa Trời Cha nhưng kinh thánh lời Đức Chúa Trời lại công bố rằng
Thánh thần lại chính là Đức Chúa Trời, là Đấng trợ giúp (II Co 3:17). Tức là
Thần của Yahweh Đức Chúa Trời hay sự sống, hoặc quyền năng…. , bởi vì Đức Chúa
Giê-su không thể sai chính Yahweh Đức Chúa Trời xuống trên mọi xác thịt được!
Quan trọng nữa về phương diện thờ phượng, chúng ta thờ phượng Đức Chúa Giê-su
như Đức Chúa Trời bởi đây là thánh lệnh của chính Yahweh Đức Chúa Trời mà không
bởi ý muốn con người hay bất kỳ hệ thống thần học nào định tín; do đó, một Đức
Chúa Trời chí cao danh Ngài là Yahweh duy nhất mãi mãi vẫn không thay đổi cho
dù Đức Chúa Giê-su cũng đồng hình đồng dạng và được tôn thờ như chính Ngài. Mọi sự đi nghịch lại với lời mạc khải đều không thể đem lại sự cứu rỗi bởi tánh chất công bình và thánh khiết đã không toàn vẹn.
Những vấn đề cần quan tâm
1.
Trong
kinh thánh có từ Thiên Chúa là ba ngôi, hoặc gần như vậy không?
2.
Giáo
lý về Đức Chúa Trời là ba ngôi (tam vị nhất thể) là suy tư của con người do nhu
cầu đức tin vào Đức Chúa Trời; suy tư đó thế nào và được gọi là gì?
3.
Thần
Đức Chúa Trời là chính Đức Chúa Trời và Đức Chúa Giê-su cư ngụ trong lòng người
tiếp nhận Ngài đúng không? Nhưng khi con người chưa tiếp nhận Đức Chúa Trời thì
sao? Giải nghĩa về việc Đức Chúa Giê-su nói ta sai và nài xin Cha ban cho Thần
lẽ thật hay Đấng yên ủi (Gioan, Giăng 14:16-17, 26; 15:26; II Co 7:6; I Gioan,
Giăng 4:6;
4.
Nội
dung trích đoạn II Co 13:13 sau đây là sự liệt kê những gì liên quan đến Đức
Chúa Trời hay là những chủ thể riêng biệt trong cùng một Đức Chúa Trời ?
5.
Cho
biết ngôi vị còn được xưng bằng những danh nào?
6.
Các
đặc tánh và phẩm chất của ngôi vị?
7.
Khi
tuyên bố tín điều ba ngôi với các đặc tánh đồng đẳng không ngôi nào lớn hơn
ngôi nào, không ngôi nào trước ngôi nào sau các chân lý nào trong kinh thánh đã
không còn được tôn trọng?
8.
Lời
dạy đến với Đức Mẹ Ma-ri-a để Mẹ đưa đến với Đức Chúa Giê-su đúng hay sai, lời
dạy đó nằm trong phạm trù nào, và phá hỏng luận lý nào, hãy giải thích theo
kinh thánh?
9.
Đặc
tánh riêng biệt nơi mỗi ngôi vị nói lên giá trị được sáng tạo đúng không?
10.
Nếu
đặc tánh riêng biệt nơi mỗi ngôi vị tạo nên sự khác biệt giữa các cá nhân vậy
sự hiệp một như Đức Chúa Giê-su cầu nguyện:
“20 Ấy chẳng những vì họ mà Con cầu xin thôi đâu, nhưng cũng vì kẻ
sẽ nghe lời họ mà tin đến Con nữa, 21 để cho
ai nấy hiệp làm một, như Cha ở trong
Con, và Con ở trong Cha; lại để cho họ cũng ở trong chúng ta, đặng thế gian tin
rằng chính Cha đã sai Con đến. 22 Con đã ban
cho họ sự vinh hiển mà Cha đã ban cho Con, để hiệp làm một cũng như chúng ta
vẫn là một: 23 Con ở trong họ và Cha ở trong
Con, để cho họ toàn vẹn hiệp làm một, và cho thế gian biết chính Cha đã sai Con
đến, và Cha đã yêu thương họ cũng như Cha đã yêu thương Con.” (Gioan, Giăng
17:20-23) ý nghĩ thế nào?
11.
Giáo
lý ba ngôi thuần túy là những suy tư bởi con người hay bởi Đức Chúa Trời truyền
dạy, và giáo ký đó nằm trong phạm trù nào, được biểu tượng bởi hình ảnh nào?
12.
Tại
sao Đức Chúa Giê-su lại được Đức Chúa Trời xưng là Đức Chúa Trời ? (Hebrew
1:8).
13.
Đức
Chúa Giê-su đồng hình đồng dạng với Đức Chúa Trời là sao bởi đâu? (Phi 2:6).
14.
Thánh
linh và Đức Chúa Giê-su bởi đâu mà ra và được kinh thánh xưng là Đấng nào?
15.
Chúng
ta có tôn thờ Đức Chúa Giê-su không, tại sao chúng ta phải tôn thờ Đức Chúa
Giê-su như chính Đức Chúa Trời ?
16.
Tôn
thờ cả Đức Chúa Giê-su và Đức Chúa Trời chính là đa thần giáo, phải không hãy
giải thích?
17.
Về
giáo lý ba ngôi nếu chỉ tuyên bố ba ngôi cùng bản thể tất nhiên căn cứ trên mặt
chữ, ví dụ các trích đoạn: Hebrew 1:8; Phi 2:6 v.v… tín hữu có thể chấp nhận
được không, giải thích?
18.
Thần
học định tín ba ngôi, không ngôi nào trước ngôi nào sau và đặc tánh ba ngôi là
riêng biệt bạn nghĩ sao, căn cứ theo kinh thánh ở nguyên tắc nào?
19.
Nguyên
tắc lãnh đạo trong kinh thánh được trình bày trong I Co 11:3 phải hiểu thế nào
khi đối chiếu với I Co 15: 20-28 ?
20.
Tin
và xác quyết vào tín điều ba ngôi và không tin sẽ thế nào giải thích theo kinh
thánh ?
21.
Nếu
chỉ là suy tư thuần túy về ba ngôi để thêm vào kho tàng đức tin có thiệt hại không?
22.
Nền
tảng giải thích mọi vấn đề ở đâu, cho biết chi tiết?
23.
Suy
tư về đức tin là nhu cầu chính đáng, nhưng phải có căn cứ?
24.
Định
nghĩa về thần học?
25.
Nếu
chỉ qua suy tư để rồi đi quá xa những gì kinh thánh công bố hành động này được
kinh thánh chỉ ra trong sách nào?
[1]
Nguyễn Khắc Hy. Lm. Lịch Sử Thần Học Chúa Ba Ngôi. Truy Cập Ngày 12/12/2015
Tại:
http://www.dcvxuanloc.net/dcv/index.php/chuyen-de/tri-thuc/than-hoc/177-lich-su-than-hoc-chua-ba-ngoi
[2]
Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo. Mầu Nhiệm
Chúa Ba Ngôi. Truy Cập Ngày 10/1/2016 Tại:
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/GLDuTong/Bai09.htm
[3]
Nguyễn Thế Thoại. JMT. Lm. Giáo Hội Đi
Trong Nhân Loại. Trang 142. Nha Trang 1991.
[4]
Tam Chung. Thần Học Là Gì?. Dịch từ
nguyên bản : Chương 1:“What is Theology?” trong sách “ Introducing
Contemporary Theologies”của Neil Ormerod,Nhà Xuất Bản Orbis Books, Maryknoll,
New York 1997). Truy Cập Ngày 16/01/2016 Tại: http://dcvxuanloc.net/thi-thuc/than-hoc/than-hoc-la-gi.html
[5] Lê
Phú Hải. OMI. Thiên Chúa Duy Nhất Ba Ngôi
Trong Kinh Thánh. VietCatholic Bible.
[6]
Thần Học Giáo Hội Trưởng Lão. Thần Luận.
[7]
Hội thánh trung tín còn lại trong dòng dõi người nữ (Kh12:17)
[8]
Nguyễn Thế Thoại. JMT. Lm. Trang142.
[9] Tam
Chung. Thần Học Là Gì?. Dịch từ
nguyên bản : Chương 1:“What is Theology?” trong sách “ Introducing
Contemporary Theologies”của Neil Ormerod,Nhà Xuất Bản Orbis Books, Maryknoll,
New York 1997). Truy Cập Ngày 16/01/2016 Tại:
http://dcvxuanloc.net/thi-thuc/than-hoc/than-hoc-la-gi.html
[10]
Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi. Truy Cập Ngày 12/01/2015 Tại:
http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/TuSachGiaoLyGP/GLDuTong/Bai09.htm
[11] Nguyễn
Thế Thoại. JMT. LM. Giáo Hội Đi Trong
nhân Loại. Trang 142. Nha Trang 1991.
[12] Nguyễn Khắc Hy. Lm. Lịch Sử Thần Học Chúa Ba Ngôi. Truy Cập
Ngày 12/12/2015 Tại:
http://www.dcvxuanloc.net/dcv/index.php/chuyen-de/tri-thuc/than-hoc/177-lich-su-than-hoc-chua-ba-ngoi
[13]
Nguyễn Thế Thoại. JMT. LM. Giáo Hội Đi
Trong Nhân Loại. Trang 138-143. Nha Trang 1991.
[14]
Vietcatholic Bible.
[15]
Nguyễn Khắc Hy. Lm. Lịch sử Thần Học Chúa
Ba Ngôi. Truy Cập Ngày 12/12/2015 Tại: http://www.dcvxuanloc.net/dcv/index.php/chuyen-de/tri-thuc/than-hoc/177-lich-su-than-hoc-chua-ba-ngoi
[16]
Lê Phú Hải. OMI. Thiên Chúa Duy Nhất Ba
Ngôi Trong Kinh Thánh. Vietctholic Disk. Ver 01.
[17]
Nguyễn Khắc Hy. Lm. Lịch sử Thần Học Chúa
Ba Ngôi. Truy Cập Ngày 12/12/2015 Tại: http://www.dcvxuanloc.net/dcv/index.php/chuyen-de/tri-thuc/than-hoc/177-lich-su-than-hoc-chua-ba-ngoi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét