Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

NỀN TẢNG CẦN THIẾT TRONG VIỆC GIẢI NGHĨA KINH THÁNH

“Việc ai đó cố gắng để giải nghĩa lời Đức Chúa Trời sẽ luôn là điều không tưởng, cũng như việc trích ngang các nội dung kinh thánh để hậu thuẫn cho giáo lý hoặc suy tư thần học của tổ chức giáo hội; tất cả, đều mặc nhiên xem mình ngang bằng với Đức Chúa Trời!” (II Phê-rô, Phi-e-rơ 1:20-21).

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

BA NGÔI

ĐỨC CHÚA TRỜI
LÀ BA NGÔI THEO KINH THÁNH

23 Người là Đấng Toàn Năng, ta chẳng sao vươn tới, Người cao cả, vì Người hùng mạnh và công minh. Người quyền năng, vì Người chính trực, nhưng chẳng áp bức ai.
(b/d Công giáo Gióp 37:23)
23 Luận về Đấng Toàn năng, ta không tìm thấy đến ngài được: Ngài vốn rất quyền năng, rất chánh trực và công bình cực điểm, không hề hà hiếp ai. (B/d Truyền thống. Gióp 37:23)

Giáo lý ba ngôi là một trong những giáo lý căn bản, nền tảng của hệ thống thần học các giáo hội Thiên Chúa giáo (Cơ đốc giáo). Giáo lý này được nâng lên hàng tín điều và đòi buộc các tín hữu phải xác tín; đặc biệt nơi giáo hội Công giáo bởi tín điều này là nền tảng cho các tín điều khác[1]. Thêm nữa, việc định tín về Đức Trời là ba ngôi còn chỉ ra rằng: ba ngôi riêng biệt có cùng thần tánh – đồng đẳng không hơn không kém – không ngôi nào trước ngôi nào sau.[2]

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

SA-BAT


28 Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ. 29 Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ. 30 Vì ách ta dễ chịu và gánh ta nhẹ nhàng. (Mt 1:28-30)

MẠC KHẢI VÀ THẦN HỌC (Phần một)

20 Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. 21 Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời. (II Phê-rô, Phi-e-rơ 1:20-21)