Báp-tem là một thái độ bày tỏ lòng kính sợ Đức Chúa Trời nơi
đời sống tín hữu. Người chịu Báp tem cũng giống như một trinh nữ chỉ được gả
cho một chồng và chung thủy trọn đời trong phận sự đã tuyên xưng (II Co 11:2).
Đức Chúa Trời là chủ tể mọi loài thọ tạo đặc biệt đối với
loài người Ngài có kế hoạch cho họ hẳn hoi (Tit 1:2; Kh 21:1-3); mặc dầu trong
kế hoạch đó loài người đã không tôn trọng đúng như thánh ý Đức Chúa Trời. Một Đức
Chúa Trời thành tín và toàn năng, chậm giận và đầy ân sủng luôn đổ ơn trên người
tin kính lẫn người vô tín (Mt 5:45); ơn lành về vật chất và ơn lành về tinh thần.
Về vật chất Ngài ban cho dư dật về tinh thần Ngài làm cho tận cùng tâm hồn họ sự
khao khát chân lý để tìm kiếm Ngài (Am 8:11); đồng thời Ngài cũng làm cho họ nhận
biết về sự hư không của thế gian này (Thi 33:10; Rm 8:20-24).
Sự đói khát trong tâm hồn dẫn đến tìm kiếm, sự tìm kiếm khiến
cho Thần Đức Chúa Trời tác động trong tâm trí (Phi 2:13) để người có lòng kính
sợ, có lòng ngay thẳng, có tâm hồn đơn sơ như trẻ thơ nhận biết về một Đấng duy
nhất toàn năng là chủ tể mọi loài chí ít là qua sự phản ảnh nơi các tạo vật (Rm
1:19-20) để rồi sau đó dẫn đến gặp gỡ chính Đấng sống động nơi tin mừng đang được
các tôi tớ Chúa loan báo khắp đất hôm nay công bố về Ngài. Tiến trình mà Đức
Chúa Trời tác động nơi con người để họ nhận biết được chân lý, nhận biết được
Ngài chính là công tác Đức Chúa Trời thực hiện trong nhân loại, nơi mỗi cá nhân
(Giăng 6:45; I-sai 54:13).
Sự tác động của Đức Chúa Trời trên mọi người, khiến cho ai
đó chấp nhận lắng nghe tìm kiếm học hỏi dẫn đến tin và làm theo mọi lời dạy của
Chúa trong suốt cả cuộc đời với tấm lòng kính sợ đó là phép bap-tem mà sách
Epheso đề cập đến (Eph 4:5). Tóm lại có nhiều trích đoạn kinh thánh định nghĩa
về phép Bap-tem nhưng xin nêu một trích đoạn sau nội dung vừa nêu rõ về ý nghĩa
phé Bap-tem và vừa chỉ ra tiến trình: Nghe – Tin – Làm của người chịu: “21 Ai có các điều răn của ta và vâng giữ lấy, ấy
là kẻ yêu mến ta; người nào yêu mến ta sẽ được Cha ta yêu lại, ta cũng sẽ yêu
người, và tỏ cho người biết ta.” (Giăng 14:21)
Nghe: là được giảng giải về lời Chúa như hoạn quan người Ê-thi-ô-pi
(Cv 8:27,31,34). Tin: là chấp nhận những gì Đức Chúa Chúa Trời công bố về Ngài
và nhận biết về tội lỗi nơi cá nhân mà không thể tự làm cho sạch được. Làm:
nhúng mình xuống nước, việc này chính là sự công bố thuộc về Chúa trọn đời và
nguyện một lòng đi trong đường lối Chúa từ bỏ con người cũ không còn thuộc về
thế gian nữa. Tất cả tiến trình: Nghe – Tin – Làm chính là chịu bap-tem; đồng
thời là một phép Bap-tem (Eph 4:5) mà người lãnh nhận chịu sự tác động bởi
Thánh linh. Ngay từ việc Nghe dẫn đến Tin và việc việc nhúng mình xuống nước và
trung tín cho đến hết cuộc đời chính là phép bap-tem trong Thánh linh; như vậy
xin đừng vội hiểu rằng chỉ riêng việc nhúng mình xuống nước là đã chịu phép bap-tem
khi trích ngang kinh thánh Giăng 3:6 việc hiểu này khiến cho Đức Chúa Trời là Đấng
toàn năng vẫn phải nhờ “nước”!
Nghe -Tin - Làm theo mọi lời dạy của Chúa chính là đang chịu Bap-tem trong Chúa trong lời dạy của Ngài và đó là một phép Báp tem mà thánh Phao-lo đã viết trong sách Epheso chương bốn câu năm (Eph4:5).
Kính trong Đức Chúa Trời hằng sống nhờ Chúa Giê-su Ki-tô
(Christ)
Lê Văn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét