Hình minh họa |
Thật tự nhiên – và còn rất hữu ích trong lãnh vực giáo dục thuộc mọi ngành học; chẳng hạn như lãnh vực tâm linh - hình tượng - còn giúp truyền đạt các giáo huấn một cách sinh động, lại dễ dàng đi vào lòng người, dễ làm cảm động trong tâm hồn người tin, không ngoại trừ cả các bậc tu hành.
Về mặt giáo huấn, hình tượng thật sự đã đem lại lợi ích như vậy. Thế nhưng, trong nghi thức thờ phượng, nguyên nhân nào Thiên Chúa lại cấm sử dụng ?
Hình Tượng,
Thiên-Chúa Cấm Dùng Trong Nghi Thức Thờ Phượng. Tại sao ?
4 Ngươi không được tạc tượng,
vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở
trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ……………….
Trên là mệnh lệnh, Thiên Chúa cấm không cho làm hình tượng dùng vào nghi
thức thờ phượng. Mệnh lệnh này nằm trong số các mệnh lệnh còn được gọi là
mười điều răn Thiên-Chúa đã công bố qua ông Môi-sê.
Theo lẽ thường của trí khôn loài người, kể cả những minh triết[1]
đỉnh cao trong các tôn giáo do loài người sáng lập, thì việc dùng hình ảnh để tượng
trưng, thường được gọi tắt là hình tượng – một hình thức tự nhiên bình thường.
Thật tự nhiên – và còn rất hữu ích trong lãnh vực giáo dục thuộc
mọi ngành học; chẳng hạn như lãnh vực tâm linh - hình tượng - giúp truyền đạt các
giáo huấn một cách sinh động, lại dễ dàng đi vào lòng người, dễ làm cảm động
trong tâm hồn người tin, không ngoại trừ cả các bậc tu hành.
Về mặt giáo huấn, hình tượng thật sự đã đem lại lợi ích như vậy. Thế nhưng, tại sao trong nghi thức thờ phượng, Thiên
Chúa lại cấm dùng ?
Như chúng ta
biết, không riêng gì điều răn về hình tượng mà còn cả các điều răn còn lại
trong luật pháp 10 điều răn - Thiên-Chúa công bố chỉ vì lợi ích cho loài người.
Vì hành trình ngoài Eden[2] - một hành
trình không bởi ý Chúa - những ai dám
khẳng định sự công chính sẽ đến bởi nỗ lực riêng (St 3,19-24. Rm 5,12. Eph
2,1-10); khi mà, hoàn toàn không có biển-báo-công-chính
để đưa dẫn trong suốt hành trình
đó ?
Chính vì vậy, để
dẫn đưa dân sự đúng theo đường lối
thánh khiết, công chính; Thiên Chúa đã ban luật-pháp, điều răn; một trong những
hình thức ân-sủng đời đời dành cho loài người, là loài, bản chất luôn luôn là
hữu hạn.
Với luật pháp
mười điều răn được công bố bởi Thiên-Chúa toàn năng toàn tri; nội dung nó, luôn
thoả đáng những yêu cầu công chính, thánh- khiết qua mọi thời đại. Sau đây là toàn bộ luật pháp còn gọi
là mười điều răn được chia theo cách của giáo hội Công giáo.
Sách
Xuất hành trình bày “Mười điều răn của Thiên-Chúa” như sau :
(Xuất hành 20,3-17)
Điều răn
thứ nhất : 3 Ngươi không
được có thần nào khác đối nghịch với Ta. 4
Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ
vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt
đất, để mà thờ. 5 Ngươi không được phủ phục trước những thứ đó mà phụng thờ : vì Ta, ĐỨC
CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, là một vị thần ghen tương. Đối với những kẻ ghét
Ta, Ta phạt con cháu đến ba bốn đời vì tội lỗi của cha ông. 6
Còn với những ai yêu mến Ta và giữ các mệnh lệnh của Ta, thì Ta trọn
niềm nhân nghĩa đến Ngàn đời.
Điều răn
thứ hai : 7 Ngươi không được dùng danh ĐỨC CHÚA, Thiên
Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì ĐỨC CHÚA không dung tha kẻ dùng danh
Người một cách bất xứng.
Điều răn
thứ ba : 8 Ngươi hãy nhớ ngày sa-bát, mà coi đó là ngày
thánh. 9 Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và
làm mọi công việc của ngươi. 10 Còn ngày thứ
bảy là ngày sa-bát kính ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không
được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia
súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi. 11 Vì
trong sáu ngày, ĐỨC CHÚA đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong
đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, ĐỨC CHÚA đã chúc phúc cho ngày
sa-bát và coi đó là ngày thánh.
Điều răn
thứ tư : 2 Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu
trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi.
Điều răn
thứ năm : 13 Ngươi không
được giết người.
Điều răn
thứ sáu : 14 Ngươi không được ngoại tình
Điều răn
thứ bảy : 15 Ngươi không được trộm cắp.
Điều răn
thứ tám : 16 Ngươi không được làm chứng gian hại người.
Điều răn
thứ chín và thứ mười : 17 Ngươi không
được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam
nữ, con bò con lừa, hay bất cứ vật gì của người ta.”
Thiên-Chúa đã công bố thánh ý qua mười điều răn đối
với cách sống của dân sự. Như vậy, nội dung của 10 điều răn phải tuyệt đối đem lại lợi ích cho người thi hành cũng như phải công chính không
sai trật cho đến đời đởi.
Xin đọc lời Chúa sau đây : “8 Luật pháp CHÚA quả là hoàn thiện, bổ sức cho tâm hồn. Thánh ý CHÚA thật
là vững chắc, cho người dại nên khôn. 9 Huấn lệnh CHÚA hoàn toàn
ngay thẳng, làm hoan hỷ cõi lòng. Mệnh lệnh CHÚA xiết bao minh bạch, cho đôi
mắt rạng ngời.10 Lòng kính sợ CHÚA luôn trong trắng, tồn tại đến
muôn đời. Quyết định CHÚA phù hợp chân lý, hết thảy đều công minh,11 thật quý báu hơn vàng, hơn vàng y muôn
lượng, ngọt ngào hơn mật ong, hơn mật ong nguyên chất. 12
Nên tôi tớ Ngài đây xin ra công học hỏi; ai giữ những điều này sẽ
được nhiều lợi ích. (Tv 19,8-12)
Với thánh vịnh trên đây, lời Thiên Chúa đã khải thị thỏa đáng cho biết về
giá trị của mệnh lệnh là 10 điều răn; đồng thời nội dung cũng là câu trả lời
cho mệnh lệnh vì sao Chúa cấm làm hình tượng
dùng vào nghi thứ thờ phượng Ngài.
Nhưng rất tiếc, ngoại trừ, rất hữu ích khi dùng hình tượng vào các lãnh
vực khác thì đằng này giáo-hội lại cho phép dùng ngay vào trong nghi thức thờ
phượng, bằng cách đưa chúng lên bàn thờ thật trang trọng. Việc làm này chỉ bởi
sự khôn ngoan của loài người mà bỏ qua thánh lệnh về hình tượng bởi Thiên Chúa
công bố. Việc bỏ qua thánh lệnh đó, đã đưa dân Chúa vào một loạt những sai lầm
nghiêm trọng, khiến cho họ lạc xa chân lý[3] là
đường lối công chính, thánh khiết. Hậu quả làm cho sự thờ phượng không đúng
theo thánh ý của Thiên Chúa, đó là : Thần-khí và chân lý (Gioan 4,20-24).
Các liệt kê sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi : Hình tượng thật sự đem lại Lợi
ích về mặt giáo huấn. Nhưng tại sao trong nghi thức thờ phượng, nguyên nhân nào
Thiên Chúa lại cấm dùng nó, cũng như hậu quả của việc không tôn trọng đầy
đủ thánh lệnh về hình tượng của Thiên-Chúa toàn năng.
1. Dùng hình tượng sẽ không thật-sự
nhận-biết về một Thiên-Chúa là Đấng hằng-sống:
“Ta
là Đấng Hằng Sống”(Kh
1,18. Xh 3,14). Đây là chính tín điều bất khả ngộ bởi Thiên Chúa công bố. Thiên
Chúa công bố : Ngài không hề chết - Ngài luôn sống ! Lời Chúa trong cả kinh
thánh đều xác minh tín điều này : “10 Còn ĐỨC
CHÚA là Thiên Chúa thật, là Thiên Chúa hằng sống, là Vua muôn đời”(Gie 10,10. Gioan 6,57. I
Gioan 3,24). Bởi hằng sống - nên Ngài luôn hiện diện, mọi lúc, mọi nơi,
ngay trong lòng người tin đồng thời thực thi lời Ngài một cách trung tín - nên
không có gì khả dĩ thay thế, hoặc cho dù để tượng trưng, để tưởng nhớ !
Thời cựu-ước Thiên Chúa luôn khuyến cáo dân sự của Ngài
thi hành điều răn về hình tượng. Sự khuyến cáo này giống như văn bản giải thích
cặn kẽ hơn về điều răn thứ nhất, nội dung nó như sau : 12 ĐỨC CHÚA phán với anh em từ trong đám lửa : anh em nghe thấy tiếng nói
nhưng không thấy hình bóng nào, chỉ có
tiếng thôi………
15 Anh em hãy cẩn thận giữ mình : anh em đã không thấy hình bóng nào, ngày ĐỨC CHÚA phán với anh em
tại núi Khô-rếp, từ trong đám lửa ; 16 vì thế đừng có ra hư hỏng mà làm cho mình
một tượng mang hình ảnh bất cứ cái gì : hình người nam hay người nữ (Đệ nhị
luật 4,12-16).
Đến thời Tân-ước, lời khuyến cáo về hình tượng thời cựu
ước vẫn còn nguyên giá trị và luôn được lập lại với luận lý[4]
chặt chẽ như sau :“24
Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm
Chúa Tể trời đất, không ngự trong những đền do tay con người làm nên. 25 Người
cũng không cần được bàn tay con người phục vụ, như thể Người thiếu thốn cái gì,
vì Người ban cho mọi loài sự sống, hơi thở và mọi sự. 26
Từ một người duy nhất, Thiên Chúa đã tạo thành toàn thể nhân loại, để
họ ở trên khắp mặt đất ; Người đã vạch ra những thời kỳ nhất định và những ranh
giới cho nơi ở của họ. 27 Như vậy là để họ
tìm kiếm Thiên Chúa ; may ra họ dò dẫm mà tìm thấy Người, tuy rằng thực sự
Người không ở xa mỗi người chúng ta. 28 Thật
vậy, chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu, như một số thi
sĩ của quý vị đã nói : ‘Chúng ta cũng thuộc dòng giống của Người.’ 29 “Vậy,
vì là dòng giống Thiên Chúa, chúng ta không được nghĩ rằng thần linh giống như
hình tượng do nghệ thuật và tài trí con người chạm trổ trên vàng, bạc hay đá. 30 “Vậy mà Thiên Chúa nhắm mắt bỏ qua những thời người ta không nhận biết Người.
Bây giờ Người truyền cho người ta rằng
mọi người ở mọi nơi phải sám hối, 31 vì Người đã ấn định một ngày để xét xử
thiên hạ theo công lý, nhờ một người mà Người đã chỉ định. Để bảo đảm điều
ấy với mọi người, Thiên Chúa đã làm cho vị này sống lại từ cõi chết” (Công vụ 17,24-31)
Tiêu chuẩn thánh-khiết, công chính là bản tính của Thiên-Chúa.
Việc dùng hình-tượng, cho dẫu chỉ để tưởng nhớ - đã là, đi ngược lại với tiêu
chuẩn công chính, thánh khiết Ngài – đã là, hạ thấp tiêu chuẩn công-chính thánh-khiết
bản tính Ngài xuống như tiêu chuẩn loài người hữu hạn.
Với tiêu chuẩn đó, thì sao có thể hãnh diện là : dòng giống Thiên Chúa được ? (Công vụ 17,29).
Thực vậy, đường lối Chúa không như đường lối loài người
! Sách ngôn sứ Isaia chương 55 câu 8 công bố như sau : “8 Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và
đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. 9 Trời cao hơn đất chừng nào thì đường lối của Ta
cũng cao hơn đường lối các ngươi, và tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng các
ngươi chừng ấy” .
Dùng hình tượng trong các nhu cầu khác hiển nhiên là
ích lợi; nhưng riêng trong nghi thức thờ phượng thuộc lãnh vực thiêng liêng là
chống lại tiêu chuẩn thờ phượng đích thực thánh khiết của Thiên Chúa (Gioan
4,20-24). Với tiêu chuẩn bất-khiết đó làm sao tín-hữu có thể ý thức một cách sống
động rằng : Thiên Chúa hằng-hữu, Thiên Chúa luôn sống không hề chết (Kh 1,18.
Xh 3,14).
2. Đền thờ hình tượng gỗ đá bởi loài người
làm ra không thể hoà hợp với “đền thờ sống động bởi Thiên-Chúa sáng tạo” :
Con người được Thiên Chúa sáng tạo ban đầu là Adam –
ông đã từng là con Thiên Chúa (Lu 3,38)
- và con người được Thiên Chúa tái sinh sau
khi Adam vi phạm; tất cả chính là đền
thờ sống động bởi Thiên Chúa làm ra
và dành cho Ngài (Colose 1:16).
Thánh-thần Ngài ngự trong tâm hồn họ - nên Ngài tuyệt
đối không bao giờ chấp nhận, hoặc tạm thờ cho phép hoà hợp đền thờ sống động đó với đền
thờ hình tượng bằng gỗ đá do con người thiết lập. Lời Thiên Chúa công bố về
vấn đề này, như sau : “16 Làm
sao đền thờ Thiên Chúa lại đi đôi với tà thần[5] (hình
tượng) được ? Vì chính chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa hằng
sống, như lời Người phán : Ta sẽ đến cư ngụ và đi đi lại lại giữa họ.
Ta sẽ là Thiên Chúa của họ, và họ sẽ là dân riêng của Ta (II Co 6,16). Cũng vậy :“24
Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ và muôn loài trong đó, Đấng làm Chúa Tể
trời đất, không ngự trong những đền do tay con người làm nên (Cv 17,24). Ngài không chấp nhận hòa hợp
giữa đền thờ gỗ đá với đền thờ sống động – cũng như không ngự nơi bàn thờ do
con người làm ra chỉ vì một lẽ đạo duy nhất : Con người được Thiên Chúa sanh ra
hoặc tâm hồn con người được Ngài tái sanh mới hội đủ tiêu chuẩn công chính,
thánh khiết trở nên nơi Ngài cư ngụ và để trở thành đền thờ sống động của Ngài.
Trí khôn tự nhiên cũng không cho phép điều này. Ví dụ :
Một người phải làm việc xa gia đình; như thế, người đó cần có hình ảnh của
những người thân để trìu mến, để tưởng nhớ (vì
người thân là loài thọ tạo họ không có năng lực sống động ở trong lòng giống
như Thần-khí Thiên-Chúa). Nhưng khi người ấy về dưới mái ấm gia đình, những
người thân yêu ở ngay cạnh bên. Khung
cảnh ấy dễ dàng giúp cho người ấy có thể tiếp xúc, chăm sóc, quan tâm trực tiếp
đến những nhu cầu của họ. Nhưng thay vì tiếp xúc, chăm sóc, quan tâm trực tiếp tới
họ; người ấy lại cứ suốt ngày chăm-chú vào hình-ảnh của người thân. Thế là
người ấy tuyên bố : Đây là việc tưởng nhớ, yêu thuơng, quan tâm, chăm sóc v.v….
! Thử hỏi, cách chăm sóc như vậy sẽ làm tổn
thương đến những người thân yêu đó như thế nào ? Cách chăm sóc này, có khác gì
dân Israel xưa thực thi một cách máy móc mệnh lệnh của Thiên Chúa về bổn phận
phải thảo hiếu với cha mẹ (Mt 15,1-9) !
Nguời thân yêu ở ngay bên cạnh ! Họ cần được chăm sóc
một cách cụ thể ; thế nhưng chúng ta cứ ôm chặt vào lòng bức hình in ảnh của
họ. Làm như vậy là chúng ta yêu họ đích thật sao ?
Thiên-Chúa là đấng hằng sống, hằng hữu, Ngài vẫn thường
luôn ở trong tâm hồn, nếu như, chúng ta luôn tuân giữ lời Ngài (Gioan 14,21).
Một Thiên Chúa luôn hiện hữu, sống động trong tâm hồn - thì dẫu ở tận chân trời
góc biển xa-xôi - Thần-khí Thiên-Chúa, hay chính Thiên-Chúa Cha, Thiên-Chúa Con
vẫn sống động trong lòng chúng ta. Lời Chúa trong các trích đoạn sau xác minh
điều này :
“21 Ai
có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ
được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu
mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”(Gioan 14,21)
“24
Ai tuân giữ các điều răn
của Thiên Chúa thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy. Căn
cứ vào điều này, chúng ta biết được Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, đó là nhờ
Thần Khí, Thần Khí Người đã ban cho chúng ta” (I Gioan 3,24) .
“19 Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần
sao ? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã
ban cho anh em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, 20 vì
Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác anh em”(I Corinto
6,19-20).
Thiên-Chúa đã chuộc chúng ta là những người tin - từ
trong cõi chết - vì chúng ta liên đới với Adam (Rm 5,14). Nay Ngài đem chúng ta
vào trong vương quốc của con Ngài : Vương quốc của sự sống. Trong vương quốc
đó, Ngài cư ngụ trong lòng chúng ta, và làm cho chúng ta trở nên hình tượng mới, con người mới, đền thờ mới do chính
Ngài sáng tạo. Tất cả để làm vinh danh Ngài, qua chính hình tượng mới, con
người mới, đền thờ mới đó (II Corinto
6,19-20). Còn sự khôn ngoan riêng, chúng ta cứ dùng hình tượng gỗ đá để
tưởng nhớ, để vinh danh, để….. Ngài !
Làm sao vật chất có thể phản ánh sống động về một Thiên-Chúa
hằng sống được ?
Thiên-Chúa - Ngài không muốn hoà hợp giữa
đền-thờ-gỗ-đá, hình-tượng gỗ-đá vô hồn với đền-thờ-sống-động do Ngài sáng tạo :
Là chính con người được Tái-Sinh – là
chính con người được Ngài sanh ra !
3.
Dùng hình
tượng trong nghi thức thờ phượng Chúa là ngoại tình, là tà dâm thuộc linh :
Thiên-Chúa là Đấng hằng sống. Ngài luôn hiện diện mọi
lúc, mọi nơi, ngay trong lòng người tin và thực thi mọi điều răn của Ngài. 3 Mắt ĐỨC CHÚA ở mọi
nơi mọi chỗ hằng dõi theo kẻ dữ người lành. (Châm ngôn 15,3)
Nếu bạn cho rằng : Chúa đang hiện diện trong bạn thì cớ
sao bạn lại phải để mắt chăm chú vào hình tượng ?
Nếu bạn bảo rằng : Có Chúa trong tôi ! Thì cớ sao bạn
lại phải đốt nến, treo đèn, dâng bông-hoa cho hình tượng; trong khi đó, một
thực tế quá hiển nhiên bởi chính Thiên Chúa dạy cho biết về giá trị của “chính con người bạn” như sau
:
“14 Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng hằng cho chúng tôi
tham dự cuộc khải hoàn trong Đức Ki-tô, tạ ơn Người là Đấng đã dùng chúng tôi
mà làm cho sự nhận biết Đức Ki-tô, như hương thơm, lan toả khắp nơi. 15 Vì
chúng tôi là hương thơm của Đức Ki-tô dâng kính Thiên Chúa, toả ra giữa những
người được cứu độ cũng như những kẻ bị hư mất. 16 Đối
với những người bị hư mất, chúng tôi là mùi tử khí đưa đến tử vong ; nhưng đối
với những người được cứu độ, chúng tôi lại là hương sự sống đưa đến sự sống. (II
Co 2,14-16).
“18 Tôi có đủ mọi thứ cần dùng, lại còn dư dật
nữa là khác. Tôi rất đầy đủ, kể từ khi nhận được những gì anh em gửi đến tôi
qua tay anh Ê-páp-rô-đi-tô. Quà anh em tặng cho tôi đó, chẳng khác nào hương thơm, lễ vật đẹp lòng Thiên Chúa và được
Người chấp nhận” (Philip 4:18)
Đời sống thánh-thiện chính là của lễ dâng
Thiên Chúa; mà không phải là đèn, nến, hoa, nhang v.v… đừng cố ý nói là để
tượng trưng nhé !
Nếu chúng ta xác tín rằng : Chúng ta là Ki-tô hữu (tức
là có Chúa Giê-su). Tại sao phải cần đến hình tượng gỗ đá không có sự sống động
? Chúng có mắt nhưng không nhìn được, chúng có miệng nhưng không nói được, chúng
có chân nhưng không đi được ? (ngoại trừ
các hình tượng đang hiển linh)
Chúng ta đang làm một việc mà kinh-thánh gọi là :
“ngoại tình” thuộc linh ! - Một việc làm ô-uế trước tôn nhan chí thánh Thiên-Chúa.
Việc thờ phượng Chúa vừa theo cách Chúa dạy vừa theo
cách loài người chính là hình thức ngoại tình thuộc linh. Hãy xem kinh thánh
nói gì về việc này :
“ 38 Giữa
thế hệ ngoại tình và tội lỗi này, ai hổ thẹn vì tôi và những
lời tôi dạy, thì Con Người cũng sẽ hổ thẹn vì kẻ ấy, khi Người ngự đến cùng với
các thánh thiên thần, trong vinh quang của Cha Người”(Mac 8,38).
“27 Thói ngoại tình, tiếng hí khoái lạc, trò dâm ô đĩ thõa của
ngươi trên những đồi cao, giữa cánh đồng, Ta đã nhìn thấy hết : toàn những điều
ghê tởm ! Khốn cho ngươi, hỡi Giê-ru-sa-lem ! Ngươi còn không chịu thanh tẩy
cho đến bao giờ nữa ?” (Gie 13,27). (Giê-ru-sa-lem tượng trưng cho dân
Chúa)
“ 9 Bấy
giờ, giữa các dân tộc, nơi chúng bị lưu đày, những kẻ thoát nạn của các ngươi
sẽ nhớ đến Ta. Ta sẽ đập nát con tim ngoại tình của chúng, con tim đã lìa bỏ Ta ; Ta cũng đập nát những con mắt ngoại tình của chúng, những con
mắt đã theo các ngẫu tượng. Chúng sẽ kinh tởm chính bản thân mình, vì những
điều gian ác chúng đã làm để kính mọi thứ đồ ghê tởm của chúng” (Exe 6,9).
“ 9 Nó
đàng điếm trơ trẽn như vậy, nên đã làm cho xứ sở ra ô uế ; nó đã ngoại
tình với loài gỗ đá” (Gie 3,9).
Thánh sử Mác-cô nói về số phận những ai đã biết điều
răn của Chúa trong trích đoạn 8,38 nêu trên, nhưng không can đảm làm theo chỉ
vì sợ quyền uy loài người hơn là yêu mến và làm theo lời Chúa dạy; đồng một nội
dung như vậy, sách Khải huyền chương 21 viết như sau : 5 Đấng ngự trên ngai phán : “Này đây Ta đổi mới mọi sự.” Rồi Người phán :
“Ngươi hãy viết : Đây là những lời đáng tin cậy và chân thật.” 6
Người lại phán với tôi : “Xong cả rồi ! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là
Khởi Nguyên và Tận Cùng. Chính Ta sẽ ban cho ai khát được uống nơi nguồn nước
trường sinh, mà không phải trả tiền. 7 Ai
thắng sẽ được thừa hưởng hồng ân đó. Ta sẽ là Thiên Chúa của người ấy, và người
ấy sẽ là con của Ta. 8 Còn những kẻ hèn nhát, bất trung, đáng ghê tởm, sát nhân, gian dâm,
làm phù phép, thờ ngẫu tượng, và mọi kẻ nói dối, thì phần dành cho chúng là hồ
lửa và diêm sinh cháy ngùn ngụt : đó là cái chết thứ hai.”
Chúng ta sợ Đấng có thể bỏ cả con người (Hồn-xác) vào
hỏa ngục hay sợ quyền bính loài người chỉ có thể giết được thân xác chúng ta ?
Chúng ta chọn cho mình con đường nào (Đệ nhị 30,15-19),
theo giáo huấn của Chúa - giáo huấn thánh khiết, công chính đời đời - hay theo
giáo-huấn vừa loài người vừa của Chúa để trở nên kẻ ngoại tình, gian dâm ?
4.
Dùng
hình-tượng gỗ-đá làm lu mờ “Hình-ảnh về một Thiên-Chúa hằng-sống”:
Như trên, người được tái sinh chính là người được
Thiên-Chúa ban cho thần khí thánh hóa trong tâm hồn : “38 Ông Phê-rô đáp : “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy
chịu phép rửa nhân danh Đức Giê-su Ki-tô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh-Thần” (Công vụ 2,38)
Người được tái sanh chính là người biết chọn Thiên-Chúa
để Ngài ngự trị làm chủ cuộc đời và để trở nên đền thờ sống động. Người được
tái sanh đó tương-giao với Thiên-Chúa nhờ Thánh-thần Thiên-Chúa ngự trong họ.
Họ là hình ảnh sống động, phản ánh vinh quang về một Thiên-Chúa thánh khiết,
giữa dòng đời đầy ô-uế : “12 Ấy vậy, anh em thân mến, anh em là những
người luôn luôn vâng phục không những khi tôi có mặt, mà nhất là bây giờ, khi
tôi vắng mặt, anh em hãy biết run sợ mà gắng sức lo sao cho mình được cứu độ. 13 Vì chính Thiên Chúa tác động đến ý chí cũng như hành động của anh em do
lòng yêu thương của Người. 14 Anh em hãy làm
mọi việc mà đừng kêu ca hay phản kháng. 15 Như thế, anh em sẽ trở nên trong sạch,
không ai chê trách được điều gì, và sẽ trở nên những người con vẹn toàn của
Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ. Giữa thế hệ đó, anh em phải chiếu
sáng như những vì sao trên vòm trời, 16 là
làm sáng tỏ Lời ban sự sống, để tôi được hiên ngang hãnh diện trong ngày Đức
Ki-tô quang lâm, vì tôi đã không chạy uổng công và đã không lao nhọc vô ích”
(Philip 2:15). 15
Như thế, anh em sẽ trở nên trong
sạch, không ai chê trách được điều gì, và sẽ trở nên những người con vẹn toàn
của Thiên Chúa, giữa một thế hệ gian tà, sa đoạ. Giữa thế hệ đó, anh em phải
chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời”. Thực vậy, những người này :
họ không cần bất cứ hình thức nào, như dùng hình tượng để tưởng nhớ Thiên-Chúa
!
Ngược lại, người không vâng phục giáo-huấn của
Thiên-Chúa, hậu quả không có Thiên Chúa
ngự trong lòng. Những người này cần thiết phải dùng các hình thức khác
ngoài lời dạy của Chúa, để nhắc nhở, để tưởng nhớ. Và hình tượng, là một trong
những hình thức đó.
Ngoài ra còn có những hình thức khác, như đọc các loại
kinh kệ và ca nguyện. Thật hết sức nguy hiểm cho đời sống thiêng liêng ! Vì, có
kinh và ca nguyện khi đọc hoạc hát lên, in như một lời tuyên xưng phạm thánh
ngang nhiên. Ví dụ : Kinh “Lạy thánh cả Giu-se”. Trong kinh này có câu : “Lạy
thánh cả Giu-se xưa nay không ai kêu cầu Cha mà vô hiệu, cha có thần thế trước
mặt đức Chúa trời; đến nỗi người ta có thể nói rằng : trên trời thánh Giu-se truyền lệnh hơn là van xin”. Truyển lệnh cho
ai vậy ??? Dẫu cho, đó chỉ cách diễn tả gì đi nữa, thì : “trên trời thánh Giu-se truyền lệnh hơn là van xin” vẫn mãi phản ảnh
những tư tưởng phát xuất bởi Sa-tan. Còn nữa : “ Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ (Mẹ Ma-ri-a) con
biết cậy vào ai biết nương nhờ ai…” Thật khủng khiếp nếu không có Mẹ Ma-ri-a !?
Đây chỉ là sự khôn ngoan của con người bất cần đến giáo huấn bởi Chúa dạy trong
kinh thánh, để tự ý suy tưởng và viết ra bài hát như thế. Nội dung đó được bao
nhiêu người mọi thành phần, bao nhiêu đời hát nguyện mà không biết rằng nội
dung đó đi ngược lại với lời Chúa dạy trong kinh thánh.
“5
Thật vậy, chỉ có một Thiên
Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa
Thiên Chúa và loài người : đó là một con người, Đức Ki-tô Giê-su”(I Ti 2,5)
24
Anh em đã tới cùng vị Trung Gian giao
ước mới là Đức Giê-su và được máu
của Người rảy xuống, máu đó kêu thấu trời còn mạnh thế hơn cả máu A-ben (Hebrew
12:24).
Nhiều kinh kệ và bài hát khác đại loại như vậy được cất
lên một cách rất “trung thực”, mà quên đi, hoặc không hề được biết phải đọc-học lời Thiên-Chúa hằng-sống mỗi
ngày. Lời Chúa không những là lương thực thường tồn, là lời thánh hóa, là điều
thật sự đẹp[6] lòng Chúa,
mà còn là ánh sáng để nhận biết chánh tà. Xin đọc các trích đoạn lời Chúa sau đây
:
“17
Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật. 18 Như
Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian. 19 Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến.”
(GiOAN 17,17”
“27
Các ông hãy ra công làm
việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương
thực thường tồn đem lại
phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính
Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận” (Gioan 6,27)
“1 Phúc
thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân, chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,2 nhưng
vui thú với lề luật CHÚA, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày. 3 Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước, cứ
đúng mùa là hoa quả trổ sinh, cành lá chẳng khi nào tàn tạ. Người như thế làm
chi cũng sẽ thành. 4 Ác nhân đâu được vậy :
chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay. 5 Nên
ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững, quân tội lỗi đâu được hợp đoàn với
chính nhân ! 6 Vì CHÚA hằng che chở nẻo đường
người công chính, còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong.” (Thánh vịnh 01)
Vì đường nên Thánh, nên giống Chúa là tiêu chuẩn duy
nhất để hưởng được nước Thiên-Chúa làm gia nghiệp, là phần thưởng vô giá đã được
Chúa Giê-su chuẩn bị sẵn dành cho những ai vâng phục giáo huấn của Ngài.
Vâng phục giáo huấn của Ngài chính là : đọc và làm theo
lời Ngài, đây là con đường duy nhất, tuyệt đối không sai lầm (vô-ngộ) : “17 Xin Cha lấy sự
thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật” (Gioan 17,17). “14 Anh em phải cố ăn ở hoà
thuận với mọi người, phải gắng trở nên thánh thiện ; vì không có sự thánh thiện, thì không ai sẽ được thấy Chúa” (Do thái, Hebrew 12,14).
Hình tượng đã và
đang làm lu mờ về, hình ảnh sống động của một Thiên Chúa nơi cá nhân người tín
hữu; đặc biệt hôm nay, từ đủ loại hình tượng đã, đang và sẽ hiển linh.
5. Dùng hình tượng sẽ tiếp tay cho tà thần
để thay đổi điều răn của Chúa :
Lời Chúa trong thư thứ I Timothe 3,15 : “15Nhưng nếu tôi chậm trễ, thì thư này sẽ
cho anh biết phải ăn ở thế nào trong nhà của Thiên Chúa, tức là Hội Thánh của Thiên Chúa hằng sống, cột trụ và
điểm tựa của chân lý.
Thiên-Chúa hằng sống. Thực vậy - Ngài chưa bao giờ, và
không bao giờ trao quyền bính cho bất cứ cá nhân, hoặc giáo hội nào, để tự do
muốn thay đổi giáo huấn của Ngài. Mà như thư thứ nhất gửi cho Timothe nêu trên,
nội dung chỉ cho phép giáo-hội gìn giữ,
dạy dỗ tín hữu và công bố cho muôn dân mọi giáo huấn của Ngài : “19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, …… 20 dạy bảo họ tuân giữ mọi điều
Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
(Mattheu 28,19-20)
Giáo-hội nào làm đúng như vậy, giáo hội đó mới thực sự,
trở nên “ người chiến thắng” “12 Ai thắng, Ta sẽ cho làm cột trụ
trong Đền Thờ Thiên Chúa của Ta, người ấy sẽ không hề ra khỏi đó nữa. Ta sẽ ghi
trên người ấy danh thánh Thiên Chúa của Ta, và tên thành đô Thiên Chúa của Ta,
là Giê-ru-sa-lem mới từ trời, từ nơi Thiên Chúa của Ta mà xuống. Ta cũng sẽ ghi
trên người ấy tên mới của Ta” (Kh 3,12). Giáo-hội nào làm đúng như vậy,
giáo hội đó mới thực sự, trở nên trở nên : “ Hội Thánh của Thiên Chúa hằng
sống, cột trụ và điểm tựa
của chân lý. (I Ti 3,15)
Hãy
xem lại giáo-lý về hình tượng của Công-đồng Ni-cê-a II.
Công đồng Ni-ce-a[7]
II năm 789 tuyên bố như sau về vấn đề hình tượng :
“Tôn kính ảnh
tượng không phải là tôn kính chính ảnh tượng mà tôn kính vị mà ảnh tượng tượng
hình” giáo lý này mở đường cho giáo lý kế tiếp mà giáo quyền đã và đang dạy
cho giáo dân, đó là : Chúa Giê-su là
Thiên-Chúa đã xuống thế làm người, Người có hình ảnh, nên chúng ta được
phép làm hình tượng để tôn kính Ngài.
Giáo lý này dạy những điều thiện-hảo : “hình tượng chỉ
để tôn kính”. Không sai ! Nhưng nó chỉ đúng và theo giáo-huấn của loài người. Tiêu
chuẩn của nó đang nằm trong phạm trù của “cây
cho biết điều thiện ác”. Những suy tư để hình thành giáo lý này không phải
phút chốc mà có, nhưng nó trải dài theo năm tháng mãi cho đến kỳ thuận tiện để
công bố. Hình ảnh của Eva xưa cũng vậy : “6
Người đàn bà thấy trái cây đó : ăn thì phải ngon, trông thì đẹp mắt, và
đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn”(Sáng-thế 3,6). “6 Người đàn bà thấy trái cây
đó…” ; đâu phải bà chỉ thấy nó một lần, hai lần - mà là nhiều lần ! Trong lòng bà không còn có điều răn của Chúa hiện
diện nữa; bà không còn nhận biết Chúa, cũng chẳng xem lời dạy Chúa là trên hết
nữa.Và như thế, bà đã hái và ăn trái của cây thiện-ác[8]
(Cây trái cấm) .
Giáo hội cho phép làm hình tượng và hình tượng đang
hiển linh – Giáo hội đã và đang tiếp tay cho ai ?
Giáo-hội Công giáo chúng ta đã và đang đi vào con đường
của Adam và Eva xưa; giáo-hội đã bỏ Lời Thiên-Chúa hằng-sống được tiêu biểu là
: “Cây truờng sinh” (cây sự sống) mà đi theo đường riêng mình. Tự cho mình có
thể thay đổi giáo-huấn của Thiên-Chúa
– phải chăng Đa-nien 7,25 đã ứng nghiệm nơi giáo hội Công giáo ! Giáo lý về
hình tượng khiến cho giáo hội đã và đang ăn trái của : “Cây cho biết điều thiện-ác”; giáo-hội đã và đang đi theo tiêu
chuẩn của mình là loài hay chết. Cũng như Adam xưa - Ông đã chết !
6. Dùng hình-tượng sẽ không còn là đầy-tớ
trung-tín và là Hội-thánh tinh-tuyền của Thiên-Chúa:
Chúa Giê-su trao quyền cho các bạn hữu Ngài (tông đồ)
là những người chăn bầy “Chiên của Chúa”
thực tế là giáo quyền hôm nay. Chân-lý
chính là tiêu chuẩn hàng đầu, mà chân-lý
lại là Lời Chúa. Chúa muốn các ngài công bố, dạy dỗ, và bảo vệ. Vì vậy, Thánh
Phao-lo đã viết về thẩm quyền của hội-thánh như sau : Hội Thánh của Thiên Chúa hằng
sống, cột trụ và điểm tựa của chân lý.
Hội thánh là
tập thể những người tin-nhận Chúa, tất nhiên ! Vậy hội-thánh đó phải trung
thành làm theo mọi điều Chúa dạy. Trong hội-thánh đó có các “chiên” và người
chăn-chiên của Chúa. Người chăn bầy
chiên ví như đầy tớ Chúa và tư cách phải trung tín trong mọi việc : “ 10 Ai
trung tín trong
việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn ; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương
trong việc lớn”(Lu 16,10).
Vì tính chất luật pháp hay điều răn Chúa không hề thiếu
sót như luật pháp của loài người bất toàn. Luật pháp loài người vì bất toàn nên
cần phải bổ xung, cần phải chỉnh sửa cho phù hợp với từng thời đại. Nhưng, luật
pháp Thiên Chúa thì hoàn toàn không ! Luật pháp Chúa luôn có giá trị qua mọi
thời đại. Loài người bất-trung, bất-nghĩa, bất-toàn, nhưng Thiên Chúa thì muôn
đời lại không hề : 13 Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình.(II
Timothe 2,13)
Ngày nay, có hai loại đầy tớ một là : “21 Ông
chủ nói với người ấy : ‘Khá lắm ! Hỡi đầy tớ tài giỏi và trung thành ! Được giao ít mà
anh đã trung thành, thì tôi sẽ giao nhiều cho anh. Hãy vào mà hưởng niềm vui
của chủ anh !(Mt 25,21).
Còn loại đầy tớ thứ hai : “ 30 Còn tên đầy
tớ vô dụng kia, hãy quăng nó ra
chỗ tối tăm bên ngoài : ở đó, sẽ phải khóc lóc nghiến răng” (Mt 25,30).
Trung tín với điều răn Chúa để mãi là “đầy tớ tài giỏi và trung thành” - hay
bỏ điều răn của Chúa để trở nên : “đầy tớ
vô dụng” ? Đầy tớ nào bất trung dẫn
đưa hội thánh đi sai lạc khỏi Chân-lý. Hội thánh nào không trung tín trong việc
bảo vệ Chân lý sẽ không thể là hội thánh của Chúa được. Đã không được là
hội-thánh của Chúa thì chỉ đơn thuần là một tập thể có tín-ngưỡng như bao tập
thể có tín ngưỡng khác của loài người sáng lập.
Lời Chúa, trong thư thánh Phao-lô, nói về tính chất của
hội-thánh-thật : “ 27để trước mặt Người, có một Hội Thánh xinh đẹp
lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng
thánh thiện và tinh tuyền” (Eph 5,27).
7. Dùng hình-tượng là tôn- thờ chính mình,
tôn-thờ chính cái “tôi” của mình.
Vì sao ?
Nếu ai đó đi mua tượng về để tôn kính ! Người đó phải
tự do chọn lựa hình tượng về mầu sắc, kích cỡ… cho vừa ý mình, đúng không ? Rồi
sau đó, người đó cung kính đưa nó đi “làm phép”; tiếp đến, trang trọng đưa lên
bàn thờ đã được trang hoàng tử tế, và cúi đầu vái lạy, thầm thĩ hoặc lớn tiếng
nguyện xin v.v… Người này đang tôn thờ hay tôn kính ai vậy ?
Người đó đang thoả lòng với những gì đã được cho là
đúng là phải. Đến đây chúng ta lại phải đọc thêm về sách Thủ lĩnh chương 17 từ
câu 1 cho đến câu 6 như sau : “1 Xưa có một
người thuộc vùng núi Ép-ra-im, tên là Mi-kha-giơ-hu. 2 Ông
thưa với bà mẹ : “Số bạc một ngàn một trăm thỏi mà người ta đã lấy mất của mẹ,
khiến mẹ chửi rủa và mẹ cũng đã nói cho con nghe, thì này số bạc đó, con đang
giữ đây ; chính con đã lấy đó.” Mẹ ông liền nói : “Xin ĐỨC CHÚA chúc lành cho
con tôi !” 3 Ông trả lại mẹ ông số bạc một
ngàn một trăm thỏi, nhưng mẹ ông nói : “Chính tay mẹ đã dâng hiến trọn số bạc
này cho ĐỨC CHÚA, để con của mẹ dùng làm một tượng, một hình đúc bằng kim khí.
Vậy bây giờ mẹ đưa lại cho con.” 4 Nhưng ông
trả số bạc lại cho mẹ. Mẹ ông giữ lấy hai trăm thỏi, rồi trao cho thợ đúc,
người này làm một tượng, một hình đúc, đặt tại nhà ông Mi-kha-giơ-hu. 5 Ông Mi-kha này có một nhà thờ ; ông đã làm một
ê-phốt và các te-ra-phim, rồi phong cho một người trong các con làm tư tế cho
ông. 6 Thời đó Ít-ra-en không có vua, ai muốn làm
gì thì làm (Thủ lãnh 17,1-6).Thời đó Ít-ra-en không có vua, ai muốn làm
gì thì làm … chúng ta cũng vậy, nếu không biết giáo huấn của Thiên Chúa
thì với tâm tình yêu mến Chúa, tự nhiên cũng sẽ làm như ông Mi-kha-giơ-hu.
Trở lại vấn đề đối với người biết giáo huấn Thiên Chúa
mà vẫn không tôn trọng đúng mực, thì chắc chắn : Người ấy cũng như giáo-quyền
đã và đang hiên ngang, mạnh dạn thờ chính “cái tôi” của mình được tiêu biểu qua
thành quả của công đồng Ni-cê-a II (789) và các công đồng khác có liên quan.
Hình tượng tự nó
không có tội lỗi chi cả ! Nhưng nó phản ảnh giá trị những gì ở bên trong
mỗi cá nhân, bên trong mỗi tập thể đối với mục đích sử dụng. Bài học của Adam
và Eva xưa, chưa đủ cho loài người chúng ta hôm nay hay sao ? Bà Eva ăn trái
của cây “cho biết điều thiện-ác”; đâu phải, ngay khi bà nhận thấy trái của : 6 … cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở
trí khôn, bèn hái ăn, … .(Sáng-thế 3,6) mà bởi vì Bà đã có thời gian năm
tháng nuôi dưỡng ý định đó, cho đến khi, nó đủ lớn mạnh để Bà tự hái trái đó,
mà có thể đâu cần phải có “con rắn” cám dỗ như giải thích của nhiều người ! Con rắn chỉ là tác nhân
bên ngoài, cái chính là một hình tượng, một ngẫu tượng, một sự phản loạn, một
đời sống gạt Chúa ra ngoài mọi hoạt động của đời người (Gia 1,13-15), mà thay
vào đó bằng một hình ảnh, thay vào đó bằng một quyết định riêng mình, rồi bày
tỏ ra bên ngoài bằng các hình thức như là kinh kệ, ca nguyện, hình tượng phạm
thánh v.v… (Kinh kệ và Ca nguyện : Trên
trời thánh Giu-se truyền lệnh ơn là van xin… Trên con đường về quê mà vắng bóng
Mẹ con biết cậy vào ai ….)
Dùng hình tượng, riêng trong việc thờ phượng, đã và
đang nói lên, đã và đang phản ánh những gì bên trong mỗi cá nhân, bên trong mỗi
tập thể, bên trong mỗi giáo-hội; việc làm đó chính là, gạt bỏ điều răn
Thiên-Chúa y như Adam-Eva xưa đã làm.
Chúng ta hãy khiêm nhu chọn ánh sáng là lời Chúa dạy,
để tự xét xem, chúng ta đã và đang tôn thờ ai ?
8. Dùng hình-tượng sẽ là cạm bẫy cho
tà-thần lợi dụng để thống-trị.
Từ thuở đời đời, Thiên-Chúa thấu suốt mọi sự. Việc Ngài
cấm dùng hình tượng là việc rất rõ ràng và có
lợi ích thiết thực cho con cái Ngài.
Vì sao ? Vì Ngài biết tà-thần sẽ lợi dụng “hình tượng”
gỗ đá để đánh lừa dân của Ngài. “ 35
họ sống chung lộn giữa chư dân, học đòi những hành vi của chúng.36 Họ
lấy tượng thần chúng mà thờ : đó chính
là cạm bẫy họ sa chân.” (Thánh vịnh 106,35)
Đệ nhị luật 4,15 15
Anh em hãy cẩn thận giữ mình : anh em đã không thấy hình bóng nào, ngày
ĐỨC CHÚA phán với anh em tại núi Khô-rếp, từ trong đám lửa ; 16 vì
thế đừng có ra hư hỏng mà làm cho mình một tượng mang hình ảnh bất cứ cái gì :
hình người nam hay người nữ” Lệnh cấm làm hình tượng dùng trong nghi thức thờ phượng là rõ ràng và có lý do minh
bạch từ đời đời và cho đến khi chung kết mọi sự.
Ngoại trừ : Trong cựu-ước có một trường hợp làm hình
tượng để thờ phượng Thiên-Chúa của ông Mi-kha-giơ-hu và một vài trường hợp khác; nhưng riêng (Thủ lãnh 17,1-13) trường hợp Mi-kha-giơ-hu này kinh thánh nói : “ 6
Thời đó Ít-ra-en không có vua,
ai muốn làm gì thì làm.”
Còn các trường hợp khác như :
“18 Lại
làm hai tượng chê-ru-bim bằng vàng dát mỏng, để hai đầu nắp thi ân, ……20 Hai
chê-ru-bim sẽ sè cánh ra, che trên nắp thi ân, đối diện nhau và xây mặt vào nắp
thi ân. 21 Ngươi hãy để nắp thi ân trên hòm, rồi để vào trong hòm
bảng chứng mà ta sẽ ban cho. 22 Ta sẽ gặp ngươi tại đó, và ở trên
nắp thi ân, giữa hai tượng chê-ru-bim, trên hòm bảng chứng, ta sẽ truyền cho
ngươi các mạng lịnh về dân Y-sơ-ra-ên (Xuất hành 25,17-22. I Vua 6,23).
“ Ông Mô-sê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ
ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống” (Dân số 21,9)
Các trường hợp này, người ta[9] thường
hay chưng ra để bảo vệ cho giáo-lý về hình tượng. Nhưng hãy xem xét cho kỹ việc
Chúa ra lệnh làm: Các tượng chê-ru-bim
sè cánh che trên nắp thi ân, nhưng đâu phải để tín hữu thờ ! Sự hiện diện
của hai tượng cherubim trên nắp thi ân, cũng giống như dân sự quỳ lạy thờ
phượng trước sự hiện diện thánh vô hình của Thiên-Chúa.
Đừng lầm lẫn mà cho rằng việc Chúa cho phép làm hình
tượng này khác cũng đồng nghĩa với việc làm hình tượng Chúa Mẹ rồi để trên bàn
thờ. Chúng ta vô tình hay cố ý xem luật Chúa như luật loài người bất toàn ?
Trường hợp tượng con rắn đồng Chúa truyền cho Moi-se
làm cũng vậy. Dân Israel luôn bội tín bất trung và Chúa đã để mặc cho họ bị rắn
cắn. Nhưng khi ai đấy, bị rắn cắn nhìn lên tượng rắn đồng thì khỏi chết.
Vậy mỗi khi bị rắn cắn, người Israel nhìn lên tượng
đồng để cầu nguyện cho khỏi chết hay hay sao ?
Thưa không !
Xin đọc tiếp những dòng sau để minh định : Sau khi vào
đất hứa rồi, dân Israel đâm ra hư hỏng, việc nhìn lên con rắn đồng ngày nào còn
trong sa-mạc, nay họ, lại biến việc nhìn lên đó thành ra hình thức thờ nó; cho
nên Khít-ki-gia vua của họ ra lệnh đập bỏ : “4 Chính vua đã dẹp các tế đàn ở nơi cao, đập bể các trụ đá, bổ các cột
thờ và đập tan con rắn đồng ông Mô-sê đã làm, vì cho đến thời đó, con
cái Ít-ra-en vẫn đốt hương kính nó ; người ta gọi nó là Nơ-khút-tan” (II Vua
18,4)
Đến thời tân ước, xin
đọc tin mừng sau : “14
Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ
phải được giương cao như vậy, 15 để ai tin vào
Người thì được sống muôn đời” (Gioan 3:15). Như vậy sự kiện tượng rắn đồng xưa
chính là một biểu tượng và biểu tượng đó đã trở thành hiện thực với hình thật
nơi cây gỗ treo Chúa Giê-su. Bạn nhận thấy gì qua trích đoạn này Gioan 3:14-15
?
Con rắn tượng trưng cho tác nhân tội lỗi. Vật liệu đồng
trong kinh thánh luôn tượng trưng cho cứu chuộc. Vậy phối hợp các dữ liệu :
rắn, đồng và nội dung Gioan 3:14-15 trên cho chúng ta ý nghĩa của việc Thiên
Chúa truyền cho Moi se làm tượng con rắn đồng để cứu dân Israel xưa chính là
biểu tượng chỉ về việc Chúa Giê-su cũng phải chịu chết treo trên cây gỗ để cứu
loài người hôm nay.
Ngày xưa, dân Israel chưa hiểu được ý nghĩa của hình
con rắn đồng mỗi khi họ nhìn lên để được cứu. Nhưng ngày nay nhờ có lời Chúa nói
về giá chuộc của Chúa Giê-su trong tin mừng Gioan 3:14-15 nêu trên, khiến chúng
ta hiểu rằng hình tượng con rắn đồng ngày xưa chỉ là hình bóng để chỉ về sự cứu
chuộc loài người sẽ được thực hiện bởi Chúa Giê-su.
Việc nhìn lên chứ không phải cầu nguyện ! Và việc nhìn
lên của dân Israel xưa chính là biểu tượng hôm nay cho loài người ai nhận biết
bởi tin vài giá chuộc của Chúa Giê-su thì được cứu.
Ngày nay, khắp nơi trên thế giới, không nơi nào dùng
hình tượng vào việc tôn kính Chúa và Mẹ Ma-ri-a mà không có hiện tượng “ Chảy nước mắt, chảy máu mắt, phát sáng ”
hoặc nhiều hiện tượng khác nữa. Về điểm này, chỉ có những giáo dân không vâng
phục lời dạy của Thiên-Chúa về hình tượng; để rồi, bước đi theo ý riêng. Những
hiện tượng đó đã và đang chi phối, thống trị[10]
tâm-linh họ, khởi đi từ giáo lý tôn kính vị mà hình ảnh tượng trưng dẫn đến
tình trạng tôn thờ, mà khó có thể phân biệt : đâu là tôn kính, và đâu là tôn
thờ !
Ngoài ra, giáo dân hôm nay còn có thêm một bức hình nữa
là hình “Chúa thương sót”. Trên bức hình đó có hàng chữ sau : “Nhà nào, thành nào có trưng bày hình này;
tôn kính hình này thì Thiên-Chúa sẽ bảo vệ họ”.
Thật lạ lùng quá sức ! Lời Chúa rõ ràng như sau : Người
nào tuân theo điều răn của Thiên-Chúa thì được làm con Thiên-Chúa - Thần Thiên-Chúa
ngự trong họ, và họ trở thành đền thờ sống động của Chúa.
Đền thờ sống động do chính Thiên-Chúa sáng tạo thì tại
sao Thiên-Chúa không bảo vệ ? Mà ngược lại, phải có thêm những hình ảnh, hoặc
hình tượng do con người làm ra (núp dưới
hình thức giáo lý Chúa mạc khải) Thiên-Chúa mới bảo vệ ?
Tóm lại, tất cả mọi giáo huấn này đều do tà-thần sắp
đặt vì như chúng ta biết Thiên-Chúa đời đời không thể thay đổi điều răn của
Ngài và Ngài cũng chẳng cần ai làm cố vấn cho Ngài. Đọc các trích đoạn sau :
“8
Đức Giê-su Ki-tô vẫn là
một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời”(Do thái 13,8).
“6
Quả thật, chính Ta là ĐỨC
CHÚA, Ta không hề thay đổi ; còn các ngươi là con cái Gia-cóp, các ngươi vẫn là
thế”(Ma-la-khi 3,6).
18 Vì,
Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một
chấm một phết trong Lề Luật cũng
sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành (Mt 5,18 ).
“ 12 Ai dùng lòng bàn tay đong nước
biển,lấy gang tay đo chín tầng trời,dùng cái thưng mà lường xem bụi đất,lấy cân
bàn cân móc mà cân thử núi đồi ? 13 Thần khí ĐỨC CHÚA, ai đo cho nổi
? Ai làm quân sư chỉ vẽ cho Người ?14 Người đã thỉnh ý ai để giúp
Người thông hiểu, bảo cho Người biết
lối công minh, dạy cho Người mở mang kiến thức, chỉ cho Người con đường trí tuệ
?(I-sai-a 40,12-14).
Hãy suy xét đặc biệt kỹ lưỡng giáo lý về hình tượng !!!
Nếu chúng ta đi
ra khỏi thánh lệnh này, chúng ta đang vô tình làm tay sai cho ai, đặc biệt tình
trạng hiển linh của đủ loại hình tượng hôm nay ?
9.
Dùng
hình-tượng sẽ Không phải là chiên của Thiên-Chúa:
Gioan
10,27 “27
Chiên của tôi thì
nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi”
Thiên-Chúa muốn
làm chủ chúng ta và chúng ta là Chiên của Ngài. Nếu chúng ta không ý thức
điều hệ trọng căn bản mà Thiên-Chúa muốn dành cho như thế, thì chúng ta chỉ
thuần túy là những tín đồ của những giáo-hội do tôn giáo loài người sáng lập
khắp nơi trên đất, không hơn không kém ! Đồng thời chúng ta đang phải vâng theo
một “giáo lý” mà thuần túy chỉ bởi loài người hay chết và chỉ là “chiên” của họ.
Ngược lại, Thiên-Chúa - Ngài muốn chúng ta ý thức triệt
để rằng : Ngài chính là Chúa, là chủ của
chúng ta và Chúng ta phải là Chiên của Ngài.
Hãy để Chúa
Giê-su là Chúa Chiên dạy dỗ chúng ta :
Mattheu 28,18-20 19
Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ,…... 20 dạy
bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em
mọi ngày cho đến tận thế.”
Mac 6,34 34 Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất
đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người
bắt đầu dạy dỗ họ nhiều
điều.
Gioan 6,45 45 Xưa
có lời chép trong sách các ngôn sứ : Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy
dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận
giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi
Eph 4,21 21 ấy là nếu anh em đã được
nghe nói về Đức Giê-su và được dạy dỗ theo tinh thần của Người, đúng như sự thật ở nơi Đức Giê-su.
Tóm lại :
Chúng
ta đang là Chiên của Ai ?
10.
Dùng
hình-tượng sẽ không ý thức được đâu là đền-thờ thật sự của Thiên-Chúa và đâu là
cứu-cánh đích thực:
Người dùng hình-tượng gỗ-đá, và bàn-thờ gỗ-đá sẽ không
thể ý thức một cách đầy đủ rõ rệt và sống động, đâu là đền thờ thật mà Chúa
muốn ? Bởi vì đã có hình thức khác là hình-tượng gỗ-đá chen vào giữa tâm hồn
họ; hơn nữa, ngày nay nhiều hình tượng khắp nơi trên thế giới đã và đang hiển
linh.
Thay vì đền thờ thật là chính đền thờ được Chúa
tái-sinh (đền thờ Chúa dựng nên) mà
họ có trách nhiệm phải bảo vệ[11]; phải
trang hoàng cho tử tế để Chúa ngự-trị. Nghĩa là đời sống của người tín hữu phải
tăng trưởng để thành nhân, để kết quả là làm sáng danh Chúa bằng chính đời sống[12]; bằng
chính đền thờ thân thể; thì nay, họ lại phải lo trang hoàng đền thờ bằng gỗ,
bằng đá chỉ để cho các hình tượng gỗ đá “vô hồn” ngự trị. Các hình thức này làm
cản trở quá trình tăng trưởng thiêng liêng khiến họ quên rằng chính họ là đền
thờ đích thực của Chúa. Họ xem trọng đền thờ gỗ đá, còn làm ngơ về đền thờ thật
! Thực vậy lời Chúa phán : 13 “Không gia
nhân nào có thể làm
tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với
chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được” (Lu 16,13). Nhiều bằng chứng
là đời sống người tín hữu hôm nay phản ảnh rõ ràng về điều này. Đức tin của họ
chỉ thuần túy như một ý thức hệ[13] ? Họ sẵn
sàng chỉ trích, bôi nhọ những ai không đi theo giống như họ. Cụ thể những người
cũng là ki-tô hữu nhưng không dùng hình tượng v.v… Trái lại, họ sẵn sàng dâng
hiến thật nhiều của cải vật chất để xây dựng những đền thờ gỗ đá và trang hoàng
thật tử tế cho chúng, còn đền thờ thật là chính con người họ là cách sống, cách
cư xử với đồng loại….. sao cho đúng với lời Chúa dạy, thì họ hoàn toàn không được
lưu tâm đúng mức (II Ti 3,1-5. 4,5) !
Cũng vậy, người giáo dân Công giáo ai ai cũng có lòng
sốt sắng, sẵn sàng chết vì niềm tin (lịch sử đã minh chứng như vậy). Giáo dân
tin vào Chúa Giê-su, chắc chắn được “Thánh-thần-Chúa” tác động (Philip 2,13) -
nhưng họ lại không được trang bị : “Chân-lý” là Lời Chúa đầy đủ, đúng như Chúa
dạy để họ trưởng thành trong Chúa Giê-su : “ 14 Như vậy, chúng ta sẽ không còn là những trẻ nhỏ, bị sóng đánh trôi giạt
theo mọi chiều gió đạo lý, giữa trò bịp bợm của những kẻ giảo quyệt khéo dùng
mưu ma chước quỷ để làm cho kẻ khác lầm đường. 15 Nhưng, sống theo
sự thật và trong tình bác ái, chúng ta sẽ lớn lên về mọi phương diện, vươn tới
Đức Ki-tô vì Người là Đầu. (Êpheso
4,14-15)
Đã không được trang bị đầy đủ Lời Chúa; mà ngược lại,
họ được trang bị toàn lời loài nguời (lịch
sử hội thánh đã chứng minh về tính xác thực của các lời dạy bởi loài người về
nhiều phương diện. Xin đọc lịch sử giáo hội đặc biệt thời kỳ trung cổ). Sự
thiếu thốn lương thực chính yếu
thường-tồn này, Satan đã và đang
lợi dụng để biến lòng sốt sắng của con cái Chúa chạy theo hết hình-tượng này
hình-tượng khác.
Hình-tượng hôm nay “hiển linh” khắp mọi nơi, chắc chắn
100% không bởi Chúa và Mẹ Ma-ri-a làm ! Mà, bởi chính Satan tạo ra để đánh lừa
con cái Chúa, những giáo dân không được giáo hội dạy dỗ đúng theo tiêu chuẩn
Chúa đòi hỏi.
Thực tế hôm nay : Hình tượng loài thọ tạo như Mẹ Maria,
các “thánh” “Cha này Cha khác” hiện diện ở khắp mọi nơi, trong mọi môi trường
sống : trên xe, nơi làm việc. Đây chính là kết quả của tấm lòng đạo đức, nhưng
lại thiếu chân lý dẫn đạo, khiến cho các hành động đạo đức đó thay vì sáng danh
Chúa, nay lại phản ánh ngược lại với những gì tin mừng công bố, và làm lu mờ về
một Thiên Chúa toàn năng.
Nếu cứ như vậy phải chăng : “Hình tượng” trở thành cứu cánh thay vì Chúa ?
Minh triết bởi loài người hữu hạn cũng nhận ra rằng :
“hình tượng hay kinh kệ[14]” là
phương tiện để đạt đến chân lý. Nhưng khi nhận biết chân lý rồi thì phải loại
nó ra khỏi tâm trí, loại ra khỏi các nghi thức thờ phượng.
Phải chăng, cách sống của Ki tô hữu chúng ta hôm nay,
thua xa các minh triết bởi loài người ? (Mt 5,20).
Tóm lại : Nếu tín hữu không được trang bị đầy đủ Lời Chân-lý đúng như thánh-lệnh của
Thiên-Chúa chí thánh, chí tôn; họ sẽ không thể tự ý thức một cách sống động
chính-xác : Đâu là đền thờ thật để Chúa ngự - Đâu là cứu cánh đích thực cho sự
sống đời đời khởi đi từ cuộc sống trong cõi đời tạm này ?
11.
Người
dùng hình-tượng sẽ thù ghét người không dùng hình-tượng:
Cain và Aben xưa là bài học cho hôm nay. Không những
Cain và Aben thôi mà còn cả lịch sử của giáo hội. Toà án “dị giáo” luôn là bài
học nhắc nhở cho những ai muốn sống theo Lời Chúa !!!
Kinh thánh chứng minh : 28 Thưa anh em, như I-xa-ác, anh em là những người con sinh ra do lời
Thiên Chúa hứa. 29
Nhưng cũng như thuở ấy đứa
con sinh ra theo luật tự nhiên đã ngược đãi đứa con sinh ra theo thần khí, thì
bây giờ cũng vậy(Galati 4:28-29).
Thực vậy, kể từ ngày tạo tiên lập địa cho đến khi chung
kết mọi sự, Chúa Giê-su đã công bố trước về số phận những ai muốn sống cách
thánh-thiện đúng như lời Chúa dạy : tất cả, sẽ đều chịu chung số phận như các
tôi tớ của Chúa; nghĩa là, họ sẽ bị người đời khinh chê là bỏ đạo, rối đạo,
theo giáo phái này khác v.v…. rồi giết hại những người này dưới nhiều hình thức[15].
Người dùng hình tượng vào nghi thức thờ phượng Chúa, sẽ
thù ghét người không dùng hình tượng, và thực trạng đó có nguy cơ còn đi xa hơn
thế nhiều. Thực tế, nhiều nơi minh chứng cho điều này; bởi làm như thế họ tưởng
là phục vụ Chúa : 1
Thầy đã nói với anh em các
điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. 2 Họ sẽ
khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng
tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa. 3 Họ sẽ làm
như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. 4
Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ họ hành
động,anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi.(Gioan 16,1-2)
Tóm lại : Người không học và làm theo kinh thánh sẽ làm
hại người học và làm theo kinh thánh, chính xác in như Thánh Phaolo viết trong
sách Galati sau đây : 29 Nhưng cũng như thuở ấy đứa con
sinh ra theo luật tự nhiên đã ngược đãi đứa con sinh ra theo thần khí, thì bây
giờ cũng vậy. (Galati 4,28-29)
12.
Dùng hình
tượng sẽ đồng hành cùng với Adam xưa để bỏ điều răn của Thiên-Chúa:
Khi Thiên-Chúa tạo dựng Adam. Ngài ban “nhưng không”
cho ông mọi điều kiện cần thiết để ông được Thiên Chúa công nhận “Quyền làm
Con”. Những điều kiện cần thiết về tinh thần và thể chất để ông nhận biết Chúa,
mà Thiên-Chúa không đòi hỏi một tiêu chuẩn nào khả dĩ nào tự khả năng cá nhân
ông.
Luca 3,38
“38 Kên-nan con E-nốt, E-nốt con Sết, Sết con A-đam và A-đam là con
Thiên Chúa.”
Đây là hình thức ân-sủng đầu tiên Thiên-Chúa dành cho
Adam. Đồng thời Thiên-Chúa, Ngài cũng muốn ở cùng Ông và con cháu Ông để thực
hiện mệnh lệnh “ Hãy quản trị mọi loài” (Châm
ngôn 20,24. 16,9. 8,30-36. Giê-rê-mi 10,23. Sáng-thế 1,28) là hình thức thờ
phượng Chúa.
Thiên-Chúa, Ngài muốn ở cùng Ông để thực hiện lệnh
truyền : Hãy quản trị mọi loài. Thế nhưng, Ngài hoàn toàn không hề bắt buộc con
người phải tuân hành một cách mù quáng, vì con người mà Ngài Sáng tạo, được
dựng nên “giống hình ảnh Ngài” (Sáng-thế
1,26-27) được ban cho : Ý chí , Trí khôn. Tình cảm. Bởi thế, Ngài đã chỉ
cho con người hai con đường để tự do chọn lựa; đó là, nếu chọn đi theo tiêu
chuẩn của Thiên-Chúa tức là ăn trái của cây “sự sống” (cây trường sinh) thì
được sống; còn nếu chọn đi theo tiêu chuẩn của riêng mình vạch ra, tức là ăn
trái của cây “thiện-ác” thì sẽ không tốt và cuối cùng chắc sẽ chết. Thực vậy,
kết quả của xã hội loài người hôm nay minh chứng cho lời dạy tuyệt đối không
sai lầm này bởi Thiên-Chúa (Sáng-thế 2,16-17). Xin đọc lời Chúa sau đây để minh
định :
“ 27 kẻ
ô uế, người làm điều gớm ghiếc và nói dối không hề được vào thành; nhưng chỉ có
những kẻ đã biên tên trong sách sự sống của Chiên Con” (Khải huyền 21,27)
“ 15 Những
quân chó má, làm phù phép, gian dâm, sát nhân, thờ ngẫu tượng, cùng với mọi kẻ
thích điều gian dối và ăn gian nói dối, hãy xéo ra ngoài.” (Khải huyền 22,15).
Tất cả những ai xưng nhận mình là Ki-tô hữu (có Chúa
Giê-su) nhưng không theo tiêu chuẩn của Thiên-Chúa (Cây sự sống), song lại tuân
phục quyền bính loài người, tiêu chuẩn loài người (cây thiện ác) sẽ cùng chung số phận với những ai từ chối tin mừng Chúa Giê-su hiện đã và đang được
công bố rộng rãi khắp nơi trên thế giới hôm nay. Không yêu mến Chúa hết lòng,
hết linh hồn, hết trí khôn; tức là, đang đồng hành cùng Adam xưa gạt bỏ điều
răn Chúa.
13. Dùng hình tượng sẽ vi phạm về sự thờ
phượng đích-thực:
Với các liệt kê nêu trên : về việc Chúa cấm làm hình
tượng. Tôi chắc rằng bạn vẫn chưa đồng ý. Vì sao ? Vì bạn có làm hình tượng nào
khác (loài thọ tạo) ngoài hình tượng Chúa và Mẹ đâu ! Thực đúng như vậy, nhưng
xin bạn hãy xem xét về kế hoạch đã được Thiên-Chúa trù liệu cho loài người từ
trước Sáng-thế; qua đó, tôi tin chắc rằng bạn sẽ hiểu lý do tại sao Thiên-Chúa
cấm dùng hình tượng và những điều bạn suy nghĩ nêu trên hoàn toàn đi ngược điều
răn Thiên-Chúa.
Trong tin mừng Gioan chương 4 câu 21 sau : “21 Đức Giê-su phán : “Này chị, hãy tin tôi : đã đến giờ các người
sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem…”
Tại sao Chúa Giê-Su phán : “đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này
hay tại Giê-ru-sa-lem ?”
Chúng ta biết rằng trong Eden[16]
sự thờ phượng chính là làm theo những gì Thiên-Chúa phán dạy; tất cả được tiêu
biểu là ăn trái cây truờng-sinh (khoa
thần học gọi đây là giao ước hành vi). Lời Thiên-Chúa dạy : 28 ………“Hãy sinh sôi nảy nở thật
nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim
trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.” (Sáng-thế 1:28) Nếu như Adam luôn
vâng lệnh Thiên-Chúa, tức là Ông luôn ăn trái cây trường sinh thì đời sống của
Ông, không những riêng Ông, và con cháu Ông sau này chính là của lễ thánh thiện
đẹp lòng dâng lên Thiên-Chúa. Và đây là nghi thức thờ phượng đẹp lòng
Thiên-Chúa.
Khi Adam bỏ lời Thiên-Chúa đi theo ý riêng mình : ăn
trái “cây cho biết thiện-ác” thì đời sống ông, cũng như con cháu ông không còn
là của lễ đẹp lòng, cũng như con người toàn diện họ không còn là đền thờ
Thiên-Chúa nữa. Thay vào đó, là hình thức thờ phượng dùng vật chất, tức là :
của lễ bằng chiên, bò, chim và bàn thờ, đền thờ bằng đất, đá, gỗ v.v…
Hình thức thờ phượng bằng vật chất này kéo dài cho đến
khi Thiên-Chúa chọn một dân riêng[17] để ngài
thực hiện kế hoạch cứu chuộc; đỉnh cao của hình thức thờ phượng bằng vật chất
này được thực hiện ở đền thờ tại thành Giê-ru-sa-lem.
Đến thời gian viên mãn, Chúa Giê-Su nhập thể làm người.
Ngài công bố nghi thức thờ phượng mới tức là Ngài phục hồi lại nghi thức thờ
phượng ban đầu trong Eden, hay nói cách khác, nghi thức Thiên-Chúa đã trù liệu,
là nghi thức thờ phượng đích thực nhờ Thần-khí :
23 Nhưng
giờ đã đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ
thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai
thờ phượng Người như thế.(Gioan 4,23).
Khi tuyên bố như trên, Ngài đã chấm dứt hình thức cũng
như hiệu quả các tác vụ thờ phượng cũ nhờ vật chất : đã đến giờ các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này
hay tại Giê-ru-sa-lem.
Tóm tắt những hình thức thờ phượng nêu
trên:
a. Được Quyền làm con:
Adam được ban cho quyền làm con Thiên-Chúa, và sự thờ phượng
trong Eden là sự thờ phượng nhờ Thần-khí; vì Adam luôn vâng theo mệnh lệnh
Thiên-Chúa, Ông đi theo sự thúc đẩy của Thần-khí Thiên-Chúa, nên đời sống của
Ông chính là của lễ đẹp lòng dâng lên Thiên-Chúa, và Thiên-Chúa đã gọi Ông là
con (Luca 3:38)
Thánh vịnh 50,14
14 “Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ,giữ trọn điều khấn
nguyền cùng Đấng Tối Cao.
Roma 12,1-21
Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy
hiến dâng thân mình làm của lễ sống
động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em
thờ phượng Người. 2 Anh em đừng có rập theo đời này, nhưng hãy cải
biến con người anh em bằng cách đổi mới tâm thần, hầu có thể nhận ra đâu là ý
Thiên Chúa : cái gì là tốt, cái gì đẹp lòng Chúa, cái gì hoàn hảo.
b. Mất quyền làm con:
Adam mất quyền làm con. Eden không còn, nói cách khác là :
Thần-Thiên-Chúa không còn ở cùng. Sự thờ phượng ngoài Eden phải nhờ vật chất (của lễ và bàn thờ, từ không có sự chỉ định,
tiến dần đến có sự chỉ định, và đỉnh cao của nghi thức này là đền thờ
Giê-ru-sa-lem)
1.
Của lễ và Bàn
thờ, Tư tế không chỉ định:
Các hình thức này cho thấy một thời kỳ sau Adam vi phạm; loài người tự do
đi theo ý riêng mình. Các hình thức thờ phượng chính là phản ánh tâm tư nguyện
vọng của họ đối với Thiên Chúa.
·
Của lễ
:
Sáng-thế 4,3 3 Sau một thời gian, Ca-in lấy hoa màu
của đất đai làm lễ vật dâng lên ĐỨC CHÚA. 4 A-ben cũng dâng những
con đầu lòng của bầy chiên cùng với mỡ của chúng.
·
Bàn
thờ :
Sáng-thế 8,20 20 Ông Nô-ê dựng một bàn thờ để
kính ĐỨC CHÚA. Ông đã lấy một số trong các gia súc thanh sạch và các loài chim
thanh sạch mà dâng làm lễ toàn thiêu trên bàn thờ. (12,7;17,15)
·
Tư tế :
Ca-in và A-ben chính là các tư tế. Họ là người dâng của
lễ lên đấng họ tôn thờ.
2.
Của lễ bàn
thờ có chỉ định:
Thời kỳ này phản ánh ân sủng của Thiên Chúa; Ngài không từ bỏ kế hoạch
đời đời đã trù liệu cho nhân loại. Hình thức thờ phượng của dân thường được gọi
là dân Thiên Chúa chọn, hình thức ấy chính là biểu tượng cho dân Thiên Chúa cứu
chuộc sau này. Một hình thức có chỉ định của Thiên Chúa và bởi tiêu chuẩn chí
thánh của Ngài. (Xin đọc thêm các bài nói
về : Hình ảnh Chúa được đăng trên blog : thankhi.blogspot.com để hiểu cặn kẽ về
biểu tượng các loại bàn thờ trong thờ cựu ước)
·
Của
lễ:
Đệ nhị luật 17,1 1 Anh (em) không được tế ĐỨC-CHÚA, Thiên- Chúa của anh (em), bò hay chiên
dê có tật hoặc tỳ vết nào, vì đó là điều ghê tởm đối với ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa
của anh (em).
·
Bàn
thờ:
Xuất hành 20,24-25
24 Ngươi sẽ dựng cho Ta một bàn thờ bằng đất, trên đó ngươi sẽ dâng
lễ toàn thiêu, lễ kỳ an, dâng chiên cừu bò bê. Ở bất cứ nơi nào Ta tỏ danh Ta
cho ngươi ghi nhớ, Ta sẽ đến với
ngươi và chúc phúc cho ngươi. 25 Nếu ngươi dựng cho Ta một bàn thờ
bằng đá, thì đừng lấy đá đẽo mà dựng, bởi vì lấy đục mà đẽo, thì làm cho đá ra
bất xứng. (Xuất hành 26,1. 27,1)
Nhà tạm và Đền thờ Giê-ru-sa-lem:
Xuất hành 26,1 “1 “Ngươi sẽ
dựng Nhà Tạm với mười tấm thảm bằng
sợi gai mịn xe, vải đỏ tía, vải điều và vải đỏ thẫm. Ngươi sẽ cho thêu trên đó
những thần hộ giá rất mỹ thuật.……”
I Vua 5,19 19 Vậy tôi nghĩ phải xây một
Đền Thờ kính danh ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của tôi, như ĐỨC CHÚA đã phán bảo Đa-vít thân phụ tôi rằng : ‘Con
của ngươi, người Ta sẽ cho kế vị ngươi trên ngai báu, chính nó sẽ xây Đền Thờ kính Danh Ta.’
I Vua 6,1 1 Năm thứ bốn trăm tám mươi từ khi con cái Ít-ra-en ra khỏi đất Ai-cập,
năm thứ tư triều đại vua Sa-lô-môn cai trị Ít-ra-en tháng Diu tức là tháng thứ
hai, vua xây Đền Thờ kính ĐỨC CHÚA.
·
Tư tế
:
Thiên Chúa chỉ định người dâng của lễ. Sự
chỉ định người dâng của lễ cũng là biểu tượng chỉ về tiêu chuẩn của Chúa dành
cho người được cứu mà không thể hiểu đây là một đặc quyền cho riêng ai. “ 1Phần
ngươi, hãy tách A-ha-ron, anh ngươi, và các con ông ra khỏi hàng ngũ con cái
Ít-ra-en, để ông ở bên cạnh ngươi mà thi hành chức tư tế phục vụ Ta : A-ha-ron
và các con của A-ha-ron là Na-đáp, A-vi-hu, E-la-da và I-tha-ma. 2 Ngươi sẽ may cho A-ha-ron, anh ngươi, những lễ
phục để ông được vẻ uy nghi rực rỡ. 3 Chính
ngươi sẽ bảo tất cả những thợ giỏi, đã được Ta ban tràn đầy tài năng khôn khéo,
may áo tế cho A-ha-ron, để ông được thánh hiến mà thi hành chức tư tế phục vụ
Ta. 4 Đây là các phẩm phục họ sẽ may : túi đeo
trước ngực, áo ê-phốt, áo khoác, áo dài thêu, mũ tế và đai lưng. Họ sẽ may lễ
phục cho A-ha-ron, anh ngươi, và cho con cái ông, để ông thi hành chức tư tế
phục vụ Ta. 5 Còn họ, họ sẽ lấy vàng, vải tía,
vải điều, vải đỏ thẫm và vải gai mịn, mà làm (Xh 28,1-5).
c. Được phục hồi quyền làm con :
Khi Chúa Giê-Su đến thế gian để cứu chuộc. Bất luận ai
tin vào Ngài thì được tái sinh (Gioan 1,12-13) tức là được phục hồi quyền làm
con. Đời sống của người làm con Chúa chính là luôn đi theo Thần-khí Thiên-Chúa
thúc đẩy như Adam xưa đã từng như thế (Epheso 4,30). Thiên-Chúa luôn ở cùng Ông
và đời sống ông chính là của lễ thánh thiện
đẹp lòng Thiên-Chúa (Roma 12,1-2) mà
không phải nhờ đến bất cứ phương tiện nào, ngoài chính thân thể là đền thờ Thiên-Chúa
ngự (I Corinto 3,16. 6,19-20). Người
được tái sinh hôm nay đời sống của họ cũng sẽ luôn như vậy.
Chúa Giê-Su đến thế gian để thiết lập trở lại nghi thức
thờ phượng đích thực như xưa trong địa đàng. Vì vậy, ngày nay ai đó vẫn còn
dùng bàn thờ gỗ đá, hình tượng gỗ đá tức là vẫn không hay, không biết gì về lời
dạy của chính Chúa Giê-su trong tin mừng :
“23 Nhưng giờ đã đến
-và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng
Chúa Cha trong thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phượng Người như thế. 24 Thiên
Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí
và sự thật” (Gioan 4,23-24).
Sự thờ phượng thật và có giá trị trước thánh nhan Chúa
ngày nay, là, khi một người được tái sinh, Thiên-Chúa ban Thần-khí cho họ - nhờ
thần-khí đó, họ được đổi mới, được thánh hóa. Nhưng nếu không có sự thật[18] là lời
Chúa, họ không thể thờ phượng đúng như tiêu chuẩn Thiên-Chúa được.
Lời dạy của Thiên-Chúa sau đây là chân lý tuyệt đối giá
trị (Gioan 17,17-19) cho sự sống đời đời của tín hữu : “23 Nhưng giờ đã đến - và chính là lúc
này đây - giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong
thần khí và sự thật, vì Chúa Cha tìm
kiếm những ai thờ phượng Người như thế” (Gioan 4,23-24).
14.
Dùng hình
tượng sẽ phạm đến Thánh-thần Thiên-Chúa:
Hình tượng
Thiên-Chúa cấm dùng trong nghi thức thờ phượng là điều không thể khác. Nay
cố ý tin theo giáo quyền hơn là tin vào Lời Thiên-Chúa trong việc dùng hình
tượng. Việc đem cho giới có thẩm quyền trong giáo hội để “làm phép[19]” cho các
hình tượng. Hành vi làm phép và hành vi của người đến xin làm phép cho hình
tượng; cả hai đều là hành vi phạm Thánh-thần Thiên-Chúa.
Gạt bỏ Lời Thiên-Chúa đã là hành động phạm
Thánh-thần-Thiên-Chúa rồi, vì Lời Thiên-Chúa là Thần-khí 63 Thần
khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh
em là thần khí và là sự
sống (Gioan 6,63). Giới có thẩm quyền trong giáo hội tự cho phép mình
nhân danh Chúa để “làm phép” cho hình tượng. Việc nhân danh Chúa như thế - phải
chăng, giáo quyền tự có thẩm quyền để nhân danh chính Đấng toàn năng là
Thiên-Chúa để Ngài phải thánh hóa cho chính hình tượng là thứ đi ngược lại với
thánh lệnh cấm hình tượng mà người ban lệnh đó lại là chính Ngài ? Phải chăng
giáo quyền đã và đang làm cho một Thiên Chúa công chính trở nên kẻ nó dối ?
Phải chăng giáo quyền đã và đang làm cho một Thiên Chúa thành tín trở nên kẻ tự
mâu thuẫn. Lời Chúa khuyến cáo dứt khoát như sau : “51 Hỡi những người cứng đầu cứng cổ, lòng và tai không cắt
bì, các ông luôn luôn chống lại Thánh
Thần. Cha ông các ông thế nào, thì các ông cũng vậy. (Cv 7,51).
Bỏ lời Thiên-Chúa tức là vi phạm Thánh-thần-Chúa. Vi
phạm Thánh-thần-Chúa thì bất cứ ai ở bất cứ địa vị nào trong giáo hội, họ, chỉ
có một con đường rộng rãi duy nhất thêng thang là xuống hồ lửa mà thôi (Kh
22,18-19).
15.
Dùng hình
tượng sẽ đối nghịch với Thiên-Chúa (Vi phạm điều răn thứ nhất.):
Cho phép làm hình tượng, hoặc dùng hình tượng là hành
động xem mình ngang hàng với Thiên-Chúa.
Luật pháp Chúa là công bình và thánh khiết không một
thay đổi, thêm bớt nào có thể làm cho công bình hơn hay thánh hơn. Ngược lại,
không tôn trọng điều răn, mệnh lệnh Chúa chính là hành động nối tiếp hành động
của Adam và Eva xưa. Adam Eva đã bỏ qua lời khuyến cáo của Chúa biểu tượng là
cây trường sinh để tự chọn cho mình con đường riêng biểu tượng là cây cho biết
điều thiện ác. Hành động đó, Adam đã xem mình ngang hàng với Thiên-Chúa trong
việc chọn cho mình con đường sự sống (St 3:22-24).
Đã không tôn trọng mệnh lệnh Thiên-Chúa thì vi phạm
ngay lập tức điều răn quan trọng bậc nhất sau : “3 Ngươi không được
có thần nào khác đối nghịch với Ta.”
Hãy xem, đời sống đạo của mỗi cá nhân chúng ta, khởi đi
từ trong suy nghĩ rồi tới hành động có đối nghịch với Thiên-Chúa không ?
Xin hãy đọc chậm những lời dạy của Chúa Giê-Su sau đây
để chiêm nghiệm :
Từ bỏ mình để theo Đức Giê-su
Matthêu 10, 37-39 37
“Ai yêu cha yêu mẹ hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. Ai yêu con trai con
gái hơn Thầy, thì không xứng với Thầy. 38 Ai không vác thập giá mình
mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy. 39 Ai giữ lấy mạng sống mình,
thì sẽ mất ; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được.
Để kết thúc,
chúng ta có một vài câu hỏi để cùng suy gẫm :
Chúng ta yêu
thích đời sống xác thịt và xem tri thức của mình cao hơn giáo huấn Chúa Giê-Su
không ?
Chúng ta yêu
thích và xem trọng lời dạy tốt-lành của người thân là cha-mẹ, anh-chị-em, bạn
bè và các giáo huấn loài người, điều này thực sự không sai. Nhưng những lời dạy
đó, những giáo huấn đó có đi ngược lại với giáo huấn của Chúa Giê-Su không ?
Chúng ta yêu
thích và đặt ở vị trí cao cho giáo huấn “thánh-khiết” của giáo-hội; việc làm
này thật đúng, thật tốt lành. Nhưng phải xét xem giáo huấn đó nằm trong phạm
trù của cây nào; cây cho biết điều thiện điều ác, hay cây sự sống ?
Nếu lương tâm của bạn đang cáo trách bạn về việc sai
trái với giáo-huấn Thiên-Chúa; bạn hãy mạnh dạn nhân danh Chúa Giê-su để bước
đi theo giáo-huấn của thật bời Ngài. Đó là con đường duy nhất dẫn đến sự sống
đời đời. Có như vậy, bạn mới thực sự là người yêu mến giáo-hội; có như vậy, bạn
mới thực sự để Thiên-Chúa điều khiển và để chính Ngài biến đổi bạn, biến đổi giáo-hội mà bạn đang tham dự đó
trở thành hội- thánh là thân thể Ngài. Bằng không, thì dù giáo-hội bạn đang
tham dự có bề thế, vĩ đại đến đâu đi nữa; hoặc có sức chi phối được cả hành
tinh với hàng tỷ người đang sinh sống trên đó, hoặc cả vũ trụ này đi nữa, thì
thưa rằng : bạn và giáo-hội bạn
chỉ là một tập thể chết biết thở mà thôi !!! Và như vậy, những hoạt động của nó
chẳng khác nào các hoạt động xã hội trần
thế này. Điều khác biệt chỉ là khoác lên nó hình thức màu áo tôn-giáo mà thôi
!!!
Sách Khải huyền đã cho biết trước “kết-quả” những giáo
hội dùng quyền bính Thiên-Chúa trao cho; để, thay vì bảo vệ : dạy dỗ hết mọi
điều như mệnh lệnh Chúa Giê-Su đã truyền
trong Mat-thêu 28,19-20 thì nay lại theo sự khôn ngoan riêng mình, bạn có biết
điều này không ?
Hãy tránh cho xa khỏi những dạy dỗ đó; hãy tránh cho xa
khỏi tổ chức giáo-hội đó. Nếu không, bạn sẽ phải dự phần hình phạt đời đời dành
cho bạn và “con thú[20]” trong hồ
lửa.
Khải huyền 17,1-18.
18,1-3. “1 Sau đó, tôi thấy một thiên thần khác từ trời xuống, với
quyền hành rộng lớn, và vinh quang người làm cho mặt đất rực sáng. 2 Người
lên tiếng hô mạnh mẽ : “Sụp đổ rồi,
sụp đổ rồi, thành Ba-by-lon vĩ đại ! Nó đã trở nên sào huyệt của ma
quỷ, hang ổ của mọi thứ thần ô uế, hang ổ của mọi thứ chim chóc ô uế và đáng
ghét, 3 bởi vì mọi nước đã uống thứ rượu là sự
gian dâm cuồng loạn của nó, vua chúa trần gian đã làm chuyện gian dâm với nó,
và các con buôn trên trần gian đã làm giàu nhờ sự xa hoa vô độ của nó !”
II Corinto 6,14-18 & 7,1 “14 Anh em
đừng mang chung một ách với những kẻ không tin. Thật thế, làm sao sự công chính
lại liên kết được với sự bất chính ? Làm sao ánh sáng lại dung hoà được với
bóng tối ? 15 Làm sao Đức Ki-tô lại hoà hợp
được với Bê-li-a ? Làm sao người tin lại chung phần được với người không tin ? 16 Làm sao đền thờ Thiên Chúa
lại đi đôi với (hình tượng) tà thần [21] được
? Vì chính chúng ta là đền thờ của Thiên
Chúa hằng sống, như lời Người phán : Ta sẽ đến cư ngụ và đi đi lại lại giữa họ.
Ta sẽ là Thiên Chúa của họ, và họ sẽ là dân riêng của Ta. 17
Vì thế, hãy ra khỏi dân ấy, hãy rời xa chúng - Chúa phán như vậy. Đừng
có đụng tới vật ô uế nào, và Ta sẽ đón nhận các ngươi. 18 Ta sẽ là
Cha các ngươi, và các ngươi sẽ là con trai, con gái của Ta. Chúa toàn năng phán
như vậy.
Trân
trọng Kính Chào trong Chúa Giê-su Ki-tô (Christ).
Lê
văn Bình
[1] Nhưng có
giới hạn – vì hình tượng không phải là cứu cánh.
[2] Ngoài
Eden – Sau khi Adam bỏ cách sống Thiên Chúa truyền dạy, loài người tất cả đều
xem như ở ngoài Eden. Eden có hai hình thức; một là, Eden cụ thể trên đất khi
Thiên Chúa sáng tạo; và hai là, Eden trong lòng khi có Chúa cư ngụ. (Xin đọc thêm chuyên đề về Sáng thế ký trên
Blog : loichuagiesu.blogspot.com hoặc
blog : thankhi.blogspot.com để hiểu
rõ hơn về Eden, cây trường sinh, cây cho biết thiện ác và nhiều nội dung khác
nữa)
[3] Lời Chúa
(Gioan 17,17)
[4] Lưu ý :
So sánh về việc Sáng tạo Adam và việc Thiên-Chúa tái sanh cho người liên đới
với Adam. Đây là cách Thiên-Chúa thiết lập đền thờ để Ngài cư ngụ và vì thế Ngài
cấm không cho dùng hình tượng và trong nghi thức thờ phượng vì khi dùng hình
tượng hình thức này phá vỡ sự thống nhất về ý định thánh của Ngài.
[5] Idol : tà-thần,
hình tượng.
[6] I
Timothe 2,4
[7] Hoành Sơn.
Thần Học Giáo Dân,Tập Một. Trg 188.
[8] Tri thức
loài người.
[9] Người
Công giáo thờ ảnh tượng ? Tài liệu hộ giáo của tác giả James Akin. Nguồn
www.nguoitinhuu.com
[10] II
Tesalonica 1,10-11
[11] Roma
12:1-2
[12] I Co
6:19-20
[13] Lời
Giáo hoàng Phan-xi-cô đương kim. Công giáo và Dân tộc. Tháng 11. Số 1931.
[14] “Hình
tượng hay kinh kệ” nói về giáo lý bởi loài người.
[15] Người
viết bài này đã từng bị như vậy. Có nhân chứng vật chứng.
[16] Eden có
hai hình thức. Hình thức thứ nhất : Eden trên đất và Eden trong lòng người làm
theo giáo huấn Chúa dạy. Xin đọc chuyên đề Sáng thế ký được đăng ở blog sau :
thankhi.blogspot.com hoặc loichuagiesu.blogspot.com để hiểu rõ hơn về các biểu
tượng làm hình bóng trong kinh thánh
[17] “dân
riêng” biểu tượng chỉ về dân được cứu chuộc hôm nay.
[18] Sự thật
là Lời Chúa (Gioan 17,17)
[19] Á bí tích
(phụ bí tích)
[20] “con thú” là quyền bính trong
giáo-hội mà không bởi Thiên-Chúa thiết lập Kh 2:7.
[21] Idol :
tà thần,còn có nghĩa cụ thể là hình
tượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét