Nền tảng của đức tin
Trong đời thường nhiều người luôn tin tưởng nhiều điều ngay cả
những điều không kiểm chứng được. Đặc biệt trong lãnh vực thiêng liêng, người
ta thường hay khấn vái nhiều đấng nhưng chẳng hề phân biệt đấng đó là tạo hóa
hay là loài thọ tạo (Kim Định.Cửa Khổng:
Tiến trình tâm linh). Nhưng khác hẳn,
có một Đức Chúa Trời danh Ngài là היהך (Giê-hô-va, Gia-vê, Yawheh) là Đấng tự hữu hằng hữu luôn được
các ngôn sứ trình bày trong một sách gọi là kinh thánh, Đấng này đã mặc khải
cho người tin biết về bản tánh của Ngài, biết về mục đích của Ngài (Xuất hành
3:14; Tito 1:2; Châm ngôn 8:30-36; Colose 1:16).
Bản tánh của Ngài đã được kinh thánh trình bày trong lịch sử
của một tuyển dân. Ngài cho nhân loại biết về sự toàn năng của NGÀI khi sáng tạo
vũ trụ và con người. Đặc biệt nơi con người, Ngài đã sáng tạo họ giống như hình
ảnh Ngài: một tạo vật có ý chí, trí khôn và tình cảm khác biệt hẳn và cao hơn
các động vật khác. Sự tự do, độc lập, sự “sáng tạo” trong cuộc sống nơi các
thành tựu vật chất và tinh thần đã phần nào phản ảnh về Ngài (Sáng thế 1:26). Sự
toàn năng trong sáng tạo của Đức Chúa Trời không bị lệ thuộc vào bất cứ điều kiện
nào ngoài sự toàn tri, toàn ái của chính Ngài (Sáng thế 1:1,31. Giô-na 1:14-15).
Khác nữa, bản tánh yêu thương của Ngài, Ngài yêu nhân loại cũng chính bởi bản
tánh toàn ái của Ngài mà không hề bị tác động bởi bất cứ điều kiện nào ngoài bản
chất của Đấng sáng tạo, tự hữu hằng hữu, và toàn tri.
Mục đích của Ngài là sáng tạo con người và ban cho họ được sống
đời đời ngay trên đất mà không phải chết như thế thường đang đến với mọi người
hôm nay (Khải huyền 5:8). Khi con người chấp nhận đi theo kế hoạch đã được trù
liệu, họ sẽ luôn duy trì được sự thánh khiết và công chính trong đời sống cũng
như ngay chính nơi thân thể được Đức Chúa Trời sáng tạo, Ngài sẽ cư ngụ ngay
trong tâm hồn họ (Sáng thế 2:15-17. Châm ngôn 8:3-0-36).
Với Bản tánh và Mục đích của chân thần là Đức Chúa Trời
duy nhất có một đó; người đọc sẽ thực sự tìm thấy nơi Ngài giá trị đích thức của
một Đấng đáng tin cậy và phó thác và không còn gì hơn là sự thờ phượng Ngài. Chẳng
vậy trong kinh thánh đã trình bày cho người đọc chân lý về sự chọn lựa để tôn
thờ: “Đức Chúa Trời là Thần, nên ai thờ lạy
Ngài thì phải nhờ thần khí và lẽ thật mà thờ lạy” (Giăng 4:24”. Muốn thờ
phượng đúng, người thờ phượng phải nhận biết về Đấng mà mình thờ phượng nếu
không chẳng khác gì người thiểu năng trí tuệ. Thần khí và lẽ thật tức là vừa thần
khí Chúa giúp sức và chân lý dạy dỗ không sai lầm bởi Chúa để cho người tin, nhận
biết đầy đủ về Chúa bởi trí khôn (Phục truyền 1:2. Giăng 17:17). Ngoài ra: “ Vả, sự sống đời đời là nhìn biết Cha, tức là Đức Chúa Trời có một và thật,
cùng Jêsus Christ, là Đấng Cha đã sai đến” (Giăng 17:3). Chính là chân lý được mạc khải khuyến
cáo người tin phải thi hành các tri thức kinh thánh nhận được bởi thần khí và lẽ
thật để họ thật sự nhìn biết Cha tức là nhận biết về bản tánh của Ngài qua Chúa
Giê-su (Giăng 12:45).
Như vừa nêu trên: Nhận
biết về Chúa Giê-su - Nhận biết về lời dạy
của Ngài - Nhận được thánh linh của Ngài chính là nền tảng của đức tin (Giăng
17:3. 4:24). Một đức tin chân chính phải phát xuất bởi tri thức kinh thánh là
chân lý và nhờ thần khí hay thánh linh hướng dẫn để sống như điều đã tin mà
không thể bởi sức riêng dẫn đến tin vơ thờ quấy!
Kính chúc bạn đọc mọi sự an lành trong Chúa để khởi đầu một
năm mới theo cách của Chúa hầu đứng vững trước thánh nhan Ngài (Lu-ca 21:36).
Lê văn Bình
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét