Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

CỰU ƯỚC

"Ngoài ra, rất nhiều các tài liệu lịch sử Do-thái khác nữa bao gồm các văn phẩm; loại thì, cho thấy các bản sao chép cựu ước này đã được đối chiếu trực tiếp với bản kinh thánh Hy-bá-lai (Hebrew) chúng ta dùng ngày nay; loại thì, cho thấy các giáo đồ tại Qunram qua các từ ngữ họ dùng, thái độ tôn kính, xác tín của họ cũng giống như thái độ của Chúa Giê-su và các sứ đồ đối với cựu ước (Luca 24:44)"

SỰ BẢO TỒN CỰU ƯỚC 
“....Chẳng có một lời nào không ứng nghiệm” (I Các Vua 8:56)
Cựu ước có trước tân ước khoảng 400 TC. Nhờ việc khám phá các cuộc biển chết (Dead sea scrolls) năm 1947, người ta mới có thêm nhiều tài liệu để nghiên cứu về cựu ước.
Bảo tồn thời xưa
Cựu ước được viết bởi Moi-se và các tiên tri trong khoảng gần 1000 năm. Trong khoảng thời gian này các bản sao một phần được bảo tồn bởi các thầy tế lễ, phần khác bởi nhà vua, phần khác nữa bởi các tiên tri. Các nguồn tài liệu ngoài kinh thánh thì thiếu chứng cứ nói về các giai đoạn trên vì sự bảo quản khó khăn trong môi trường không thuận lợi. Chỉ còn các cuộn kinh thánh bằng giấy da nhưng rất cũ mòn. Việc gì sẽ xảy ra cho việc sao chép lại để bảo tồn kinh thánh.
Thời trung cổ
Vào thời kỳ này sự hình thành và bảo tồn chỉ dựa trên bằng chứng nội tại còn các nguồn tài liệu khác ngoài kinh thánh thì thiếu chứng cớ về các giai đọan trên ở xứ Palestine vì sự tàn phá của thời gian.
Bản cựu ước Hy-bá-lai vẫn được người Do thái bảo tồn bởi truyền thống sao chép cẩn thận, kỹ lưỡng được thực hiện theo cách riêng nơi các đạo sĩ Do-thái thời trung cổ. Ngoài ra, khi so sánh bản dịch Vulgate (400 SC) của Jerome và một số bản dịch Hy-lạp khác khoảng 200 SC của một số học giả Do thái; người ta thấy họ đã dùng bản Hy-bá lai không khác mấy với bản Hy-bá-lai chúng ta dùng ngày nay.
Cuộn biển chết và các văn phẩm khác (dead sea scrolls and non-biblical scrolls)
Các cuộn biển chết đã cung cấp những bằng chứng mới và có giá trị về việc bảo tồn bản văn Hy-bá-lai. Hầu hết các thủ bản của cựu ước đều được tìm thấy; ngoại trừ sách Ê-xơ-te. Các sách khác như Thi-thiên, Phục truyền, và E-sai - sách này hầu như được bảo toàn hoàn hảo và được định niên hiệu khoảng 125 TC. Một số mảnh vụn thì có niên hiệu xưa hơn. Vài phần của sách Gióp. Giê-re-mi, Sa-mu-en, và Thi thiên có thể khoảng 200 TC. Ngoài ra, rất nhiều các tài liệu lịch sử Do-thái khác nữa bao gồm các văn phẩm; loại thì, cho thấy các bản sao chép cựu ước này đã được đối chiếu trực tiếp với bản kinh thánh Hy-bá-lai chúng ta dùng ngày nay; loại thì, cho thấy các giáo đồ tại Qunram qua các từ ngữ họ dùng, thái độ tôn kính, xác tín của họ cũng giống như thái độ của Chúa Giê-su và các sứ đồ đối với cựu ước (Luca 24:44).
Tóm tắt
Các cuộn biển chết giống hệt bản kinh thánh Hy-bá-lai của chúng ta. Khi so sánh, người ta nhận thấy; thứ nhất có nhiều đoạn kinh thánh cựu ước trích dẫn giống nhau. Ví dụ : Thánh vịnh (Thi thiên) 18 giống II Sa-mu-en 22; Thánh vịnh (Thi-thiên) 14 giống Thánh vịnh (Thi thiên) 53; Thánh vịnh (Thi thiên) 108 gồm một phần Thánh vinh (Thi thiên) 57 và 60. E-sai 37 giống II Vua 19. Phần lớn II Sam và Các Vua được trích trong Sử ký; thứ hai, các danh xưng đồng nhất. Ví dụ đã lâu người ta không biết nội dung liệt kê tên của một số các nhân vật trong Gie 39:3 mãi khi một bản liệt kê các quan tướng của Nê-bu-cat-nết-sa được tìm thấy.
Tất cả, chứng tỏ rằng những người sao chép kinh thánh Hy-bá-lai trải qua bao nhiêu năm kể từ thế kỷ thứ 2 TC đã làm việc hết sức cẩn thận, và việc làm đó đã xác định rằng bản văn kinh thánh Hy-bá-lai mà chúng ta có hiện nay cũng đã được dùng bởi người Do thái 200 năm trước công nguyên (200 TC).

Lê văn Bình



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét