"Đức-Chúa-Trời là thánh – Đức-Chúa-Giê-su cũng là Thánh – Người nam cũng phải nên thánh - Người nữ cũng phải nên thánh. Như vậy, tính chất chung nhất của người làm đầu, lãnh đạo là thánh và trách nhiệm cũng là thánh"
Thiên-Chúa là Đấng luôn có mục đích cho mỗi tạo vật và đó là nguyên tắc của Ngài (Colose 1:16). Trong bài này chúng ta bàn về tính chất của người lãnh đạo và trách nhiệm.
1.
Tính chất của người làm thủ lãnh và trách nhiệm
:
Đức
Chúa trời là Đấng công bình, thánh-khiết,yêu-thương, trung tín … như vậy đường
lối lãnh đạo của Ngài trên mọi tạo vật đều phải tuyệt đối công bình in như bản
tánh của Ngài vậy.
Thánh
chức mà Chúa Giê-su lãnh nhận từ Thiên Chúa Cha bao gồm : sáng tạo, cứu-độ, và
hiện nay Ngài đang hoàn thành kế hoạch từ đời đời của Chúa Cha. Tất cả các
nhiệm vụ thánh đó đều phản ánh tính chất lãnh đạo của Thiên-Chúa-Cha là đấng công-bình,
thánh-khiết. Đức Chúa Giê-su là Đấng đã và đang phản ảnh về tính chất
công-bình, thánh-khiết của Thiên Chúa Cha qua hết thảy thánh chức mà Ngài lãnh
nhận và thi hành.
Tóm
lại tính chất công bình thánh khiết phải là nền tảng cho mọi hoạt động của
người lãnh đạo. Nói cách khác người lãnh đạo phải luôn : “chân tôi bén theo bước Chúa, tôi quyết đi theo đường Ngài chẳng hề sai
lệch” (Gióp 23)
Đức-Chúa-Trời
là thánh – Đức-Chúa-Giê-su cũng là Thánh – Người nam cũng phải nên thánh - Người
nữ cũng phải nên thánh. Như vậy, tính chất chung nhất của người làm đầu là
thánh và trách nhiệm cũng là thánh.
Toàn
bộ nội dung kinh thánh đều công bố cho nhân loại nhận biết về hai con đường;
một, đem đến sự sống đời đời; và hai là dẫn đến hư mất đời đời. Lời Chúa công
bố minh nhiên về hai con đường đó như sau : “26 Hãy xem, hôm nay tôi đưa ra cho anh em chọn : hoặc được chúc phúc hoặc
bị nguyền rủa. 27 Anh em sẽ được chúc phúc
nếu vâng nghe những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, mà tôi
truyền cho anh em hôm nay. 28 Anh em sẽ bị
nguyền rủa, nếu không vâng nghe những mệnh lệnh của ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của
anh em, nếu anh em bỏ con đường hôm nay tôi truyền cho anh em phải đi, mà theo
những thần khác anh em không biết” (Đệ nhị luật 11:26-28) hoặc : “15 Coi đây, hôm nay tôi đưa ra cho anh (em)
chọn : hoặc là được sống, được hạnh phúc, hoặc là phải chết, bị tai hoạ. 16 Hôm nay tôi truyền cho anh (em) phải yêu mến
ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), đi theo đường lối của Người, và tuân giữ các
mệnh lệnh, thánh chỉ, quyết định của Người, để anh (em) được sống, được thêm
đông đúc, và ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), chúc phúc cho anh (em) trong
miền đất anh (em) sắp vào chiếm hữu. 17 Nhưng
nếu anh (em) trở lòng và không vâng nghe, lại bị lôi cuốn và sụp xuống lạy các
thần khác và phụng thờ chúng, 18 thì hôm nay
tôi báo cho anh (em) biết : chắc chắn anh (em) sẽ bị diệt vong, sẽ không được
sống lâu trên đất mà anh (em) sắp sang qua sông Gio-đan để vào chiếm hữu. 19 Hôm nay, tôi lấy trời đất làm chứng cáo tội
anh (em) : tôi đã đưa ra cho anh (em) chọn được sống hay phải chết, được chúc
phúc hay bị nguyền rủa. Anh (em) hãy chọn sống để anh (em) và dòng dõi anh (em)
được sống, 20 nghĩa là hãy yêu mến ĐỨC CHÚA,
Thiên Chúa của anh (em), nghe tiếng Người và gắn bó với Người, vì như thế anh
(em) sẽ được sống, sống lâu mà ở lại trên đất ĐỨC CHÚA đã thề với cha ông anh
(em), là ông Áp-ra-ham, ông I-xa-ác và ông Gia-cóp, rằng Người sẽ ban cho các
ngài.”(Đệ nhị luật 30:15-20).
Có
hai con đường để tự do chọn lựa; một đó là con đường đem lại sự sống đời đời
chính là tuân theo mọi giáo huấn bởi Thiên Chúa được biểu tượng là “cây sự
sống”. Và hai là con đường dẫn đến hủy diệt tức là các giáo huấn bởi loài người
hữu hạn kể cả các tôn giáo do loài người sáng lập, cũng như các tổ chức
Thiên-Chúa giáo nhưng giáo huấn vừa loài người vừa Thiên Chúa; và tất cả, chúng
được biểu tượng là “cây cho biết điều thiện ác”.
Ngày
này, loài người sẽ phải đối mặt với sự phán xét sau cùng khi mà tin vui được
rao giảng khắp đất. Ai tuân theo sẽ nhận được sự dạy dỗ bởi thần Thiên Chúa để
sống đúng với trách nhiệm lãnh đạo trong công việc mà “xã hội” phân công, người
đó sẽ nhận được ấn tín là thần Thiên Chúa, sẽ không phải chịu phán xét về trách
nhiệm lãnh đạo mà nhận được sống đời đời. Ai không tuân theo tin vui mặc nhiên
không được dạy dỗ về trách nhiệm lãnh đạo trong công việc được xã hội phân
công. Kết quả của công việc không bởi sự lãnh đạo thánh Chúa Giê-su làm cho
trái đất bị hủy diệt về mọi phương diện : con người lẫn vật chất. Những người
này sẽ phải chịu sự phán xét và sự chết đời đời. Kinh thánh nói về những kẻ này
như sau : “18 Chư
dân đã nổi trận lôi đình, nhưng cơn lôi đình Ngài ập tới, và đã đến thời xét xử
các vong nhân, thời ân thưởng các ngôn sứ, bề tôi của Chúa, cũng như muôn kẻ
thuộc về Ngài, và những ai lớn nhỏ hằng kính sợ Thánh Danh; đã đến thời huỷ
diệt những kẻ nào huỷ hoại mặt đất.”
2.
Bài học từ tính chất thủ lãnh :
Đức
Chúa Giê-su là chủ chiên. Ngài vì chiên mà hy sinh mạng sống, để bảo vệ, để cứu
chuộc chiên từ trong cõi chết và đem vào vương quốc của ngài là cõi sống (Co
1:12-14). “ 11
Ta là người chăn hiền lành; người chăn hiền lành vì chiên mình
phó sự sống mình”(Gioan, Giăng 10:11).
Đây
là bài học nền tảng muôn thuở cho mọi người, mọi thành viên, mọi chức vụ; nói
cách khác cho mọi chi thể trong một thân thể là hội thánh của Đức Chúa Trời mà
Chúa Giê-su là đầu của thân thể, là đầu của hội thánh Chúa. Các chi thể đó phải
hoạt động, phải làm việc hết sức, hết lòng vì một thân thể; để có một thân thể
mạnh khoẻ trong phạm vi ân tứ mà Thần khí ban cho. Và trong hội thánh Chúa chỉ có sự ganh đua mà không hề
có chỗ cho sự ganh tỵ.
Bài
học về lãnh đạo, chúng ta sẽ phân tích chi tiết sau đây.
a. Hội
thánh :
Trong
hội thánh Đức Chúa Trời thiết lập luôn có một trật tự nhất định. Xin đọc lời
Chúa sau : “I Co 12:28 28 Trong Hội
Thánh, Thiên Chúa đã
đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là
các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để
chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ”. Nếu
không có trật tự được Thiên-Chúa thiết định nêu trên, hội thánh không thể là
cột trụ và nền của lẽ thật được : “ 15
phòng ta có chậm đến, thì con biết làm thể nào trong nhà Đức Chúa Trời,
tức là Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của
lẽ thật vậy” (I Ti 3:15).
Về phương diện hội thánh Chúa, nếu có bất cứ một
sai trật nào trong các hoạt động đặc biệt quan trọng trong phụng vụ; điều này sẽ
dễ làm cho hội thánh xa rời chân lý, không còn đi theo đường lối Chúa dẫn đến
hình thức tà dâm thuộc linh. Do đó mọi thành phần kể cả các tín hữu phải xác
định xem mình đóng vai trò gì trong hội thánh Chúa cũng như phải hoàn thành tốt
vai trò đó theo sự hướng dẫn của Thần-khí Chúa. Khi ấy, thân thể là hội thánh
Chúa mới thực sự trở nên tinh tuyền thánh khiết là cột trụ và nền của chân lý.
I
Co 12:12-31 12
Vả, như thân là một, mà có
nhiều chi thể, và như các chi thể của thân dầu có nhiều, cũng chỉ hiệp thành
một thân mà thôi, Đấng Christ khác nào như vậy. 13 Vì
chưng chúng ta hoặc người Giu-đa, hoặc người Gờ-réc, hoặc tôi mọi, hoặc tự chủ,
đều đã chịu phép báp-têm chung một Thánh Linh để hiệp làm một thân; và chúng ta
đều đã chịu uống chung một Thánh Linh nữa. 14 Thân
cũng chẳng phải có một chi thể, bèn là nhiều chi thể. 15
Nếu chân rằng: Vì ta chẳng phải là tay, nên ta không thuộc về thân,
thì chẳng phải bởi đó chân không có phần trong thân. 16
Và nếu tai rằng: Vì ta chẳng phải là mắt, nên ta không thuộc về thân,
thì tai chẳng phải bởi đó không có phần trong thân. 17
Ví bằng cả thân đều là mắt, thì sự nghe ở đâu? Nếu cả thân đều là
tai, thì sự ngửi ở đâu? 18 Nhưng bây giờ,
Đức Chúa Trời đã sắp đặt các chi thể của thân chúng ta, ban cho mỗi một chi thể
cái địa vị theo ý Ngài lấy làm tốt mà chỉ định. 19 Nếu
chỉ có một chi thể mà thôi, thì cái thân ở đâu? 20 Vậy,
có nhiều chi thể, song chỉ có một thân. 21 Mắt
không được nói với bàn tay rằng: Ta chẳng cần đến mầy; đầu cũng chẳng được nói
với chân rằng: Ta chẳng cần đến bay. 22 Trái
lại, các chi thể của thân xem ra rất yếu đuối lại là cần dùng. 23 Chi thể nào trong thân chúng ta nghĩ là hèn
hạ hơn, thì chúng ta tôn trọng hơn; chi thể nào chẳng đẹp, thì chúng ta lại
trau giồi hơn, 24 còn như cái nào đã đẹp
rồi, thì không cần trau giồi. Nhưng Đức Chúa Trời đã sắp đặt thân người, để chi
thể nào thiếu thốn thì được quí trọng hơn, 25 hầu
cho trong thân không có sự phân rẽ, mà các chi thể phải đồng lo tưởng đến nhau.
26 Lại, trong các chi thể, khi có một cái
nào chịu đau đớn, thì các cái khác đều cùng chịu; và khi một cái nào được tôn
trọng, thì các cái khác đều cùng vui mừng.27 Vả,
anh em là thân của Đấng Christ, và là chi thể của thân, ai riêng phần nấy. 28
Đức Chúa Trời đã lập trong Hội thánh, thứ nhứt là sứ đồ, thứ nhì là đấng
tiên tri, thứ ba là thầy giáo, kế đến kẻ làm phép lạ, rồi kẻ được ơn chữa bịnh,
cứu giúp, cai quản, nói các thứ tiếng. 29 Có
phải cả thảy là sứ đồ sao? Cả thảy là tiên tri sao? Cả thảy là thầy giáo sao?
Cả thảy đều làm phép lạ sao? 30 Cả thảy đều
được ơn chữa bịnh sao? Cả thảy đều nói tiếng lạ sao? Cả thảy đều thông giải
tiếng lạ sao?31 Hãy ước ao cho được sự ban
cho lớn hơn hết. Bây giờ, tôi sẽ chỉ dẫn cho anh em con đường tốt lành hơn.
I Co 13: 1-13 Sự yêu thương
1 Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. 2 Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì. 3 Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi.
4 Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, 5 chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, 6 chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. 7 Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự.
8 Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ. 9 Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn; 10 song lúc sự trọn lành đã đến, thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ. 11 Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân, bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ. 12 Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: Đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết: Đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy.
13 Nên bây giờ còn có ba điều nầy: Đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương.
I Co 13: 1-13 Sự yêu thương
1 Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng. 2 Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì. 3 Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi.
4 Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, 5 chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, 6 chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. 7 Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự.
8 Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ. 9 Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn; 10 song lúc sự trọn lành đã đến, thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ. 11 Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhân, bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ. 12 Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: Đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết: Đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy.
13 Nên bây giờ còn có ba điều nầy: Đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương.
Eph
4:25 25 Như vậy, mỗi người trong anh em phải chừa sự
nói dối, hãy nói thật với kẻ lân cận mình, vì chúng ta làm chi thể cho nhau.
Co
3:5 5 Vậy hãy làm chết các chi thể của anh em ở nơi hạ giới, tức là tà dâm, ô uế, tình dục, ham muốn
xấu xa, tham lam, tham lam chẳng khác gì thờ hình tượng:
Tóm
tắt : Người làm đầu trong hội thánh hữu hình phải thực thi mọi giáo-huấn của
Chúa Giê-su đã truyền; vì vị trí làm đầu cũng chỉ là đá nền móng mà không thể
là đá tảng góc tường vị trí của Chúa Giêu-su.
Thay
mặt Thiên-Chúa để thực thi đúng như lời Ngài đã truyền; đó là mệnh lệnh Thiên
Chúa vì Ngài hằng sống.
Thay
mặt Thiên-Chúa để tự ý thay đổi lời thánh của Thiên-Chúa truyền điều này không
có trong kế hoạch của Thiên-Chúa vì Ngài hằng sống.
Thay
mặt Thiên-Chúa để thay đổi thánh chỉ của Ngài chính là sự phạm thánh phạm đến
chính Thiên-Chúa – xưng mình ngang bằng với Thiên-Chúa y như Adam xưa.
Xin
đọc mệnh lệnh Chúa sau : “18 Đức
Giê-su đến gần, nói với các ông : “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.
19 Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép
rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, 20 dạy bảo họ tuân giữ mọi
điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận
thế” (Mt 28:18-20).
Thiên-Chúa
luôn ở cùng mọi người và những người thay mặt Chúa để điều hành trong hội thánh
hữu hình với điều kiện tất cả đều phải tuân giữ hết mọi điều Thiên-Chúa truyền
!
Ngược
lại, các chức việc thánh được lãnh nhận sẽ trở nên phương tiện để thỏa mãn qua
các giáo huấn không hoàn toàn bởi Chúa, nó vừa loài người vừa Chúa. Kết quả
đánh mất đi tính chất thánh nơi cá nhân người lãnh đạo dân Chúa; đánh mất vị
trí làm điểm tựa làm cột trụ nhà Chúa.
b. Cá
nhân
:
Mỗi
cá nhân là những người tin Chúa cũng sẽ phải trả lời về cách sống của riêng
mình trong cách ăn ở vì cá nhân họ là đền thờ Thiên-Chúa.
I Co
3:16 16 Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh
Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao ? 17
Vậy ai phá huỷ Đền Thờ Thiên Chúa, thì Thiên Chúa
sẽ huỷ diệt kẻ ấy. Vì Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh,
và Đền Thờ ấy chính là anh em.
I Co
6:19-20 19 Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh
em là Đền Thờ của Thánh Thần sao ? Mà
Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh
em. Như thế, anh em đâu còn thuộc về mình nữa, 20 vì
Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em. Vậy anh em hãy tôn vinh Thiên
Chúa nơi thân xác anh em.
II Co
6:16 16 Làm sao đền thờ Thiên Chúa lại đi đôi với tà thần được ? Vì chính chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa hằng sống,
như lời Người phán : Ta sẽ đến cư ngụ và đi đi lại lại giữa họ. Ta sẽ là Thiên
Chúa của họ, và họ sẽ là dân riêng của Ta.
Việc
bảo vệ đền thờ Chúa phải tuân phục đúng tinh thần mọi giáo huấn của Ngài. Lấy
một ví dụ sau đây để so sánh : Một người có thói quen uống rượu. Chúng ta biết
rằng uống rượu là có hại, điều này không cần phải bàn cãi !!! Thế nhưng, có hiều người, họ vẫn thường thích
tìm kiến và trích dẫn các trích đoạn kinh thánh có vẻ như ủng hộ cho việc họ
uống rượu. Điều này có đúng tinh thần của kinh thánh là phải bảo vệ đển thờ
Chúa không ???
Thánh
Phao-lô, tông đồ hăng say của Chúa Giê-su cũng đã nói về cá nhân ông trong hành
trình nên thánh và chắc hẳn cũng là lời dạy cho chúng ta hôm nay :
I
Co 9:24-27 24 Anh em
há chẳng biết rằng trong cuộc chạy thi nơi trường đua, hết thảy đều chạy, nhưng
chỉ một người được thưởng sao? Vậy, anh em hãy chạy cách nào cho được thưởng. 25 Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu
lấy mọi sự kiêng kỵ, họ chịu vậy để được mão triều thiên hay hư nát. Nhưng
chúng ta chịu vậy để được mão triền thiên không hay hư nát. 26
Vậy thì, tôi chạy, chẳng phải là chạy bá vơ; tôi đánh, chẳng phải là
đánh gió; 27 song tôi đãi thân thể tôi cách nghiêm khắc, bắt nó phải phục, e rằng
sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải bị bỏ chăng.
c. Gia-đình
:
Vai trò của người chồng đối với vợ :
Adam là bài học không thể nào quên đối với người làm chồng.
Trong
lãnh vực thờ phượng, Thiên Chúa muốn người Chồng phải có trách nhiệm cao hơn
vai trò của người vợ. Chúng ta nhận thấy, khi Eva phạm tội nghiêm trọng : không
tuân giữ lời Chúa phán về việc phải lánh xa đừng đụng đến “cây cho biết điều
thiện ác” – nhưng bà ta lại đã vi phạm ! Vì Adam làm đầu nên Thiên-Chúa hoàn
toàn không lên tiếng, Chúa luôn tôn trọng vị trí của Adam trong vai trò làm đầu
của ông. Chỉ khi Adam nghe lời vợ, bỏ lời Chúa dạy; lúc ấy Chúa lên tiếng nhưng
Chúa vẫn không hỏi về sự vi phạm của ông mà Ngài chỉ lên tiếng để ông nhận ra
tình trạng thực tế của mình : “Giê-hô-va
Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng : Ngươi
ở đâu ?” (St 3:9).
Sự
kiện Adam là bài học cho những ai làm chồng. Người làm chồng luôn phải sống mẫu
mực theo lời Chúa dạy, đồng thời phải lấy tiêu chuẩn mẫu mực bởi lời Chúa dạy
để lên tiếng hướng dẫn, cáo trách khi mà người vợ không theo các tiêu chuẩn
Chúa.
Vai trò của cha mẹ đối với con cái : Nếu
không có các tiêu chuẩn công-bình, thánh-khiết bởi Chúa dạy thì người cha,
người mẹ sẽ dạy dỗ con cái theo tiêu chuẩn của loài người hữu hạn !?
Gia-đình là nền tảng của xã hội, của hội
thánh Chúa. Các thành viên đặc biệt là con cái trong một gia đình nếu không được thừa hưởng những nguyên tắc thánh và
công bình thì không thể nào có một trật tự nói lên tình trạng giáo dục tốt
được. Xã hội phản ảnh những gì có trong gia đình. Hội thánh phản ảnh những gì
liên quan đến giáo dục tâm linh gia đình.
Kinh
thánh cung cấp cho chúng ta những ngưyên tắc nền tảng sau đây :
Eph
6:4 4 Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt
Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy[1].
Eph
5:22 22 Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục
Chúa, 23 vì chồng là đầu của vợ cũng như Đức Ki-tô là đầu của Hội Thánh, chính Người
là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người. 24 Và
như Hội Thánh tùng phục Đức Ki-tô thế nào, thì vợ cũng phải tùng phục chồng trong mọi sự như vậy.
Eph
5:25 25
Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như
chính Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh ;
ITi
5:9 9 Muốn được ghi tên vào sổ các bà goá, phải có
những điều kiện sau : ít nhất sáu mươi tuổi, chỉ có một đời chồng,
Tit
2:5 5 biết sống chừng mực, trong sạch, chăm lo việc
nhà, phục tùng chồng, để lời Thiên Chúa khỏi bị
người ta xúc phạm.
Tóm tắt : người làm chồng, làm vợ và làm
con luôn làm trọn phận vụ của mình, được mặc nhiên ấn định trong ví trí của
mình theo tinh thần Chúa dạy. Sự đối đãi giữa người trên và ngươi dưới phải
tuân thủ một nguyên tắc tuyệt đối thánh là : Tất cả phải theo đúng tinh thần
Chúa dạy trong nguyên tắc làm đầu. Đây chính là nguyên tắc nền tảng để có hạnh
phúc.
d. Nhân
loại
:
Nhân
loại có trọng trách trong việc quản trị mọi loài được Thiên-Chúa trao cho để
bảo vệ và hưởng dùng.
Kh
11:18 18
Chư dân đã nổi trận lôi đình, nhưng cơn lôi đình Ngài ập tới, và đã đến
thời xét xử các vong nhân, thời ân thưởng các ngôn sứ, bề tôi của Chúa, cũng
như muôn kẻ thuộc về Ngài, và những ai lớn nhỏ hằng kính sợ Thánh Danh; đã đến thời huỷ diệt những kẻ nào huỷ hoại
mặt đất.”
Cả
nhân loại sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã gây ra cho đồng loại và
các tạo vật khác trên đất, trong khắp vũ trụ này; khi không làm tròn trọng
trách làm đầu theo tinh thần Chúa.
Trong
tất cả các cuộc khủng hoảng diễn ra trên đất giữa người với người; trong phạm
vi cá nhân, xã hội, các chủng tộc, các quốc gia v.v... rồi giữa con người với
chính môi trường sống của họ. Phải chăng đều phát xuất bởi những nguyên tắc bất
toàn của con người, chưa kể đến những
động cơ phát xuất bởi sự ích kỷ nhỏ nhen gây ra.
Một
ngày nào đó tất cả sẽ phải trả giá vì chính hậu quả đã gây ra khi sự cuối cùng của
việc kết thúc những gì liên quan tới Adam.
Chúa
Giê-su đấng cứu chuộc nhân loại đã đưa ra những nguyên tắc thánh để cho loài
người noi theo. Lịch sử cho thấy, quốc gia nào tôn trọng những gì trong kinh
thánh mà nền tảng khởi đi từ trong gia đình; họ đều kiến tạo một xã hội tương
đối tốt đẹp mặc dầu vẫn còn trong sự liên đới với Adam hôm nay.
3.
Kết thúc :
Trong
các phần trình bày trước đây về nguyên tắc lãnh đạo chúng tôi đã cố gắng đưa ra
các trích dẫn lời Chúa hàm chứa về nguyên tắc này.
Đây
là một trong các nguyên tắc của kinh thánh; lĩnh hội được nguyên tắc này chúng
ta sẽ hiểu biết về kinh thánh sâu rộng hơn. Nguyên tắc này tiềm tàng trong các
nội dung kinh thánh một khi biết về nó người đọc sẽ nhận ra các khía cạnh khác
mà nguyên tắc này chi phối.
Giải
nghĩa về lời Chúa là căn cứ vào các nguyên tắc bởi chính kinh thánh đưa ra; nó
cho người đọc hiểu biết đúng tránh được lối giải nghĩa phiến diện dẫn đến không
hoàn toàn nêu bật được ý nghĩa của lời Chúa dạy.
Nguyên
tắc lãnh đạo là một trong những nguyên tắc chủ đạo trong việc giải nghĩa lời
Chúa dạy. Nó kết hợp với nội dung công bố về bản tánh Chúa và các nguyên tắc
khác trong việc giải nghĩa kinh thánh.
Kính
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét